Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát triển Thủ đô là trách nhiệm của cả nước, không phải là xin - cho cơ chế
Điểm du lịch tuyệt vời tại ngoại thành Hà Nội Huyện Thanh Oai: Chung tay bảo vệ môi trường luôn xanh - sạch - đẹp Phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng là trái tim của cả nước |
Chiều 25/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Thời cơ hội vàng để Hà Nội phát triển
Tại cuộc làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trình bày báo cáo triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội; tình hình triển khai Nghị quyết 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; Nghị quyết 115/2020/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội; việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng) |
Thảo luận tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cùng các Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Xây dựng, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo cơ bản tán thành với các nội dung báo cáo của Thành ủy Hà Nội; đồng thời đánh giá cao những kết quả đạt được của Thủ đô trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13, Nghị quyết Đảng bộ Thành phố lần thứ 17 cùng các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.
Đặc biệt, diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan đã thay đổi vượt bậc, hiện đại, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Điều này cho thấy Hà Nội đã khai thác tương đối hiệu quả các chính sách đặc thù mà các nghị quyết của Quốc hội trao cho.
Các đại biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng) |
Các đại biểu chỉ rõ, thời gian qua triển khai thực hiện các Nghị quyết về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội đã đạt nhiều kết quả nổi bật, vượt trội như duy trì tăng trưởng bình quân năm 2021, 2022 gấp 1,12 lần và 6 tháng 2023 gấp khoảng 1,3 lần mức tăng chung của cả nước. Bình quân 2 năm 2021-2022, GRDP tăng 5,86% cao hơn 1,13 lần mức tăng của cả nước (5,25%). Thu ngân sách vượt dự toán hàng năm, cơ cấu nguồn thu theo hướng tỷ trọng thu nội địa ngày càng tăng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2022 đạt 119,9% dự toán Trung ương giao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp.
Các ý kiến cũng đề nghị Hà Nội cần tiếp tục quan tâm thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù đã có; nghiên cứu, rà soát và đề xuất các chính sách mới, sửa đổi Luật Thủ đô để khơi thông nguồn lực, kiến tạo phát triển góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Đồng thời quan tâm chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chú trọng công tác quy hoạch, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính.
Đáng chú ý, các đại biểu dành nhiều sự quan tâm đến việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); khẳng định sự cần thiết xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) bởi đây không chỉ là trách nhiệm của thành phố Hà Nội, Bộ Tư pháp mà là trách nhiệm chung của cả nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng) |
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) với tầm nhìn mới, chiến lược mới cần nghiên cứu mở rộng thêm các chính sách đặc thù nếu phù hơp; đồng thời lưu ý việc sửa đổi Luật cần kế thừa các quy định của Luật hiện hành, luật hóa các quy định có trong các Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng tại Hà Nội và các địa phương khác; tập trung thể chế hóa Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị; bảo đảm chính sách đặc thù so với pháp luật hiện hành nhưng trong khuôn khổ chủ trương của Đảng và Hiến pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị thành phố Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp bảo đảm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chất lượng và đúng tiến độ, trong quá trình xây dựng luật cần chú trọng công tác thông tin tuyên truyền để tạo sự đồng thuận.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng) |
Trao đổi, làm rõ thêm các vấn đề mà lãnh đạo Quốc hội, các bộ, ngành quan tâm, tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng, với những cơ chế hiện hành và từ trước đến nay, về cơ bản Hà Nội cũng thực hiện giống như các tỉnh, thành phố khác, không có gì vượt trội, do đó, Hà Nội chưa thể phát huy hết những lợi thế của mình.
Theo ông Nguyễn Văn Phong, việc sửa đổi Luật Thủ đô trong giai đoạn này là cơ hội vàng để Hà Nội phát triển khi thành phố đang Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và lập Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến trao đổi, góp ý của lãnh đạo Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành trung ương, nhất là chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng) |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành phố sẽ tập trung hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội ba nội dung có tính chiến lược vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 10/2023) tới gồm: Luật Thủ đô (sửa đổi); Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Đinh Tiến Dũng cho rằng, điều quan trọng nhất của dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này là phải giao quyền cho Hà Nội, tạo động lực mới cho Thủ đô phát triển, như cho phép Thành phố dùng nguồn lực địa phương để đầu tư các công trình hạ tầng lớn quy mô dự án trọng điểm quốc gia hay các dự án có tính chất liên tỉnh; xử lý ô nhiễm môi trường; di dời cơ sở ô nhiễm, bệnh viện, trường học; cơ chế giải quyết các dự án tồn đọng; cơ chế đặc thù về định mức, đơn giá để có thể đầu tư các công trình xứng tầm.
Tháo gỡ vướng mắc với tinh thần tạo thuận lợi nhất
Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ đến nay, bối cảnh có nhiều thuận lợi thách thức đan xen. Tình hình thế giới đối mặt với khủng hoảng kép do tác động của đại dịch, nhiều biến động do bất ổn địa chính trị, khủng hoảng lương thực, năng lượng, lạm phát cao, tăng trưởng thấp. Trong bối cảnh đó, Thành ủy Hà Nội và cả hệ thống chính trị Thủ đô đã rất nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, đạt được những kết quả tích cực, quan trọng và khá toàn diện, đặc biệt là sớm phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.
Biểu dương những kết quả nổi bật của Thành phố, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Hà Nội đã có cách làm bài bản, từ xây dựng 10 chương trình hành động đến việc có các nghị quyết chuyên đề, các đề án chương trình, kế hoạch, tiến hành sơ kết, tổng kết thực hiện và nhân rộng các mô hình thực hiện hiệu quả.
Diện mạo Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn minh. (Ảnh: Hữu Duyên) |
Điểm lại những kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2023 của Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định những kết quả của Thủ đô đã đóng góp tích cực cho nền kinh tế của cả nước. Cùng với đó, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và hoạt động của các cơ quan dân cử là Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là điểm sáng của Thủ đô.
Theo Chủ tịch Quốc Hội, thời gian tới, Hà Nội cần tập trung đánh giá, rà soát sâu hơn kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ, khả năng hoàn thành các mục tiêu phát triển của cả nhiệm kỳ; làm rõ nguyên nhân khiến năng lực tổng thể của Thành phố có sụt giảm so với mặt bằng chung của cả nước; xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra; tiếp tục rà soát làm tốt hơn đầu tư công, tạo đột phá đầu tư tư nhân; đẩy nhanh việc xây dựng các quy hoạch và triển khai tích cực, hiệu quả các quy hoạch đã có.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, không chỉ Hà Nội mà cả nước đều mong muốn Hà Nội có bước phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và đột phá hơn nữa, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của cả nhiệm kỳ.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị thành phố Hà Nội tiếp tục rà soát tổng kết báo cáo Quốc hội các nội dung bảo đảm trình đúng tiến độ. Trong đó, nghiên cứu đề xuất xử lý ngay những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, có thể đưa ngay vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội ủng hộ các cơ quan chủ động giải quyết theo thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ vướng mắc với tinh thần tạo thuận lợi nhất cho Thủ đô phát triển xứng tầm vai trò, vị thế đặc biệt của mình.
Quang cảnh cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng) |
Nhấn mạnh dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội rất lớn, tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới, vị thế mới không chỉ của cả nước mà còn trong khu vực và thế giới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt lưu ý phải bám sát việc tổng kết thực tiễn thi hành Luật Thủ đô và các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đối với Hà Nội, đây là căn cứ rất quan trọng để đề xuất, kiến tạo các chính sách phát triển Thủ đô.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thể chế hóa được các quan điểm mới nhất, trực tiếp nhất liên quan đến Thủ đô Hà Nội như Nghị quyết số 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế; trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, an ninh, an toàn, văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển nhanh và bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phải được đặt trong tổng thể của hệ thống pháp luật. Việc quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô là rất cần thiết và có thể khác với các luật hiện hành về cùng một nội dung, một lĩnh vực, nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với quy định của Hiến pháp và chủ trương của Đảng; xử lý tốt mối quan hệ giữa việc áp dụng Luật Thủ đô và các luật chuyên ngành sẽ được Quốc hội ban hành sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực để bảo đảm hiệu lực thi hành của Luật. Phải hết sức chú ý vấn đề áp dụng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh xem và góp ý vào dự án quy hoạch Thủ đô tháng 11/1959. (Ảnh: Phạm Thắng) |
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Hà Nội là đô thị đặc biệt, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phải quy định các vấn đề liên quan đến quản trị đô thị đặc biệt, đồng thời thể chế hoá được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Thủ đô. Luật Thủ đô thực chất là một đạo luật về phân quyền để thực hiện hiệu quả nhất các yêu cầu quản trị, phát triển Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực huy động, quản lý, khai thác các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, xây dựng hệ thống chính trị Thủ đô.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, phát triển Thủ đô không phải trách nhiệm của riêng Hà Nội mà còn là trách nhiệm của cả nước. Ở đây không phải là xin - cho cơ chế đặc biệt gì cho Hà Nội cả mà là trách nhiệm của cả nước trong xây dựng, phát triển Thủ đô. Phải xác định tư duy, quan điểm này để Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan, bộ, ngành của Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội đều phải tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện dự luật này. Các quy định của Luật Thủ đô cần được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phải tạo cơ sở pháp lý giúp Thủ đô tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc, giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, trước hết là cơ chế, chính sách tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ, các dự án tồn đọng...
Trong quá trình xây dựng dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Hà Nội cần tham vấn sâu rộng ý kiến của giới chuyên gia, nhà khoa học, Nhân dân; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến sâu rộng về dự án Luật; tiếp tục làm tốt công tác thông tin truyền thông để người dân đóng góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14