Chủ động ứng phó với dịch bệnh mùa hè

Mùa hè cũng là mùa của nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm. Dẫu bệnh đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan bí ẩn dù tại Việt Nam chưa phát hiện ca bệnh nhưng cũng đang dấy lên nhiều lo ngại… Bởi vậy, cùng với ngành Y tế, người dân cần chủ động phòng bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè Hà Nội: Chủ động, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh mùa hè

Nhiều mặt bệnh đáng lo ngại

Theo khuyến cáo của ngành Y tế, mùa hè nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, vi khuẩn phát triển, dẫn đến một số bệnh truyền nhiễm theo mùa như: Cúm, bệnh đường hô hấp, sởi, rubella, tay chân miệng, sốt xuất huyết... Điển hình, đối với sốt xuất huyết tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Y tế Thành phố, từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn đã có 93 ca mắc sốt xuất huyết (giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm 2021). Mặc dù dịch bệnh đang được kiểm soát nhưng với diễn biến thời tiết phức tạp, mưa nhiều như hiện nay, nguy cơ các ca bệnh sốt xuất huyết có khả năng gia tăng trong thời gian tới.

Chủ động ứng phó với dịch bệnh mùa hè
Tăng cường công tác diệt loăng quăng, bọ gậy nhằm phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Hiện, các bệnh viện tại Hà Nội đã tiếp nhận những ca mắc sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng nặng. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn thông tin về trường hợp một nam bệnh nhân đang điều trị tại viện. Vì chủ quan nghĩ mình mắc Covid-19, nên sau khi sốt 3 ngày, người đàn ông này mới đến bệnh viện trong tình trạng rất mệt mỏi, tiểu cầu giảm, nhưng may mắn chưa xuất hiện tình trạng xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da...

Từ trường hợp này, bác sĩ Hường cảnh báo, biến chứng nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu, từ đó dẫn tới tình trạng xuất huyết não, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng… Riêng với xuất huyết nội tạng rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao nên người dân cần phải cảnh giác.

Trong khi số ca mắc sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ năm ngoái, thì số mắc tay chân miệng trên địa bàn Hà Nội lại gia tăng. Cụ thể, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 179 ca mắc tay chân miệng tại 23 quận, huyện (tăng 7 ca so với tuần trước đó). Như vậy, số ca mắc tay chân miệng trong một tuần của tháng 6/2022 tương đương với số mắc trong gần 6 tháng của năm ngoái (là 178 ca). Cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến nay, Thành phố có 624 ca mắc tay chân miệng (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái).

Cùng với sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản… gần đây xuất hiện các bệnh mới nổi như viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em, bệnh đậu mùa khỉ ở một số nước trên thế giới. Hơn nữa, hiện trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên đã quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ do dịch Covid-19. Bởi vậy, nguy cơ dịch bùng phát và lây lan dịch bệnh mùa hè trong trường học là rất lớn, nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch. Chính vì vậy, hiện các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố đã có kế hoạch và khẩn trường tổ chức những chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, diệt muỗi, chủ động phòng bệnh.

Không để bùng phát dịch trong cộng đồng

Đơn cử tại quận Hai Bà Trưng, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngay từ những ngày đầu năm 2022, quận đã chỉ đạo xây dựng và triển khai kịp thời các kế hoạch, phương án phòng, chống dịch, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống của dịch bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”. Theo đó, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận đã bám sát, chủ động, phối hợp triển khai có hiệu quả các quy định, các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và quận.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho rằng, để hạn chế tối đa số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết nặng và tử vong, ngành Y tế Thủ đô đã chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng các khu điều trị; đồng thời điều trị, chuyển tuyến kịp thời các ca bệnh có diễn biến nặng. Tại các cơ sở khám, chữa bệnh cần củng cố, duy trì hoạt động của “Nhóm điều trị sốt xuất huyết” và “Đường dây nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết” để thường xuyên tư vấn, trao đổi chuyên môn và hỗ trợ người dân khi cần thiết.

Cụ thể, các đơn vị rà soát, bổ sung các nguồn lực, trang thiết bị, hoá chất, vật tư, phương tiện, thuốc phòng, chống dịch, sẵn sàng đối phó khi có dịch bệnh xảy ra. Các đơn vị thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm ca bệnh. Làm tốt công tác tập huấn nâng cao kỹ năng xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh cho Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân quận, phường; lãnh đạo và cán bộ y tế các trường đại học, cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận. Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn về dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ chuyên trách phòng, chống dịch của 18 trạm y tế phường, cán bộ y tế của các cơ sở giáo dục, các phòng khám ngoài công lập.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe; nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch bệnh mùa hè như bệnh về tiêu hóa, đường hô hấp, tiêu chảy, tay chân miệng, lỵ, thương hàn, sởi, cúm, sốt xuất huyết, viêm não do vi rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, viêm gan cấp tính ở trẻ em, bệnh đậu mùa khỉ...

Cùng với đó, các đơn vị còn tổ chức tốt các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín; thực hiện 3 sạch “Ăn uống sạch, ở sạch, chơi đồ chơi sạch’’. Tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy… để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Đặc biệt, công tác tiêm chủng mở rộng được triển khai tại 18 phường, các khoa sản bệnh viện, các điểm tiêm chủng dịch vụ; đảm bảo an toàn, theo quy định. Đồng thời, tiêm vắc xin phòng, chống Covid-19 bảo đảm an toàn và đạt chỉ tiêu Thành phố giao. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.

Bên cạnh đó, ngành y tế của quận thường xuyên giám sát các ổ dịch cũ, khu vực nguy cơ cao; khu vực, phường trọng điểm về dịch; các công trình đang xây dựng yêu cầu các chủ công trình cam kết thực hiện nghiêm các quy định, các biện pháp phòng, chống dịch. Chủ động phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, điều tra, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát dịch trong cộng đồng.

Tương tự, tại huyện Chương Mỹ cũng chủ động các biện pháp nhằm phòng chống dịch bệnh mùa hè hiệu quả. Tính đến ngày 26/5, trên địa bàn huyện Chương Mỹ ghi nhận 7 ca mắc sốt xuất huyết. Bác sĩ Dương Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ cho biết: Trung tâm y tế huyện đã yêu cầu xã có chỉ số bọ gậy cao cần tăng cường kiểm tra, giám sát và tuyên truyền để người dân tham gia công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết. Các xã, thị trấn cần duy trì, phát huy vai trò của đội xung kích, tổ giám sát trong việc tuyên truyền để người dân tích cực tham gia vệ sinh môi trường, hướng dẫn người dân biết cách tự phát hiện ổ bọ gậy, tự xử lý các dụng cụ chứa nước, loại bỏ các dụng cụ phế thải đọng nước…

Trước nguy cơ dịch bệnh mùa hè tấn công, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường tuyên truyền về dấu hiệu khi mắc bệnh và thông tin về cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất để người dân đến khám, điều trị kịp thời. Đối với những bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin, các địa phương phải vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm.

Ngoài ra, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè hiệu quả, cùng với nỗ lực của các cơ quan chức năng, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân nêu cao ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Khi phát hiện bệnh không tự ý điều trị tại nhà mà đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh lây lan. Chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh bằng việc tiêm đủ vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

(LĐTĐ) Gần đây, đã xảy ra một số trường hợp đột quỵ khi chạy bộ, khiến nhiều người lo ngại. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh đột quỵ, người chạy cần chú ý một số kiến thức cần thiết cho bản thân.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng cho nữ bệnh nhân 25 tuổi. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng với ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

(LĐTĐ) Nhập viện trong trình trạng hôn mê sâu, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị, anh Lê Tiến S (36 tuổi, ở Hà Nam) đã không qua khỏi, được chẩn đoán chết não. Gia đình anh hiến tặng tim, gan, thận để cứu 4 người bệnh khác.
Xem thêm
Phiên bản di động