Chủ động thích ứng “sống chung an toàn với dịch”

(LĐTĐ) Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ủng hộ của người dân, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội đang được kiểm soát. Một số địa phương đã từng bước khống chế được dịch bệnh, dần phục hồi trạng thái bình thường mới.
Sẵn sàng sản xuất trong trạng thái bình thường mới Đồng lòng để sớm trở về trạng thái bình thường mới

Thích ứng trong điều kiện mới

Sáng sớm ngày 13/10, sau khi đọc được thông tin Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, ông Phạm Văn Hà (Bí thư Chi bộ - Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư số 3, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) vui mừng chia sẻ thông tin trên Zalo nhóm của khu dân cư. Ông Hà cho rằng đây là một trong những quyết định đúng đắn, chính xác, phù hợp với tình hình dịch trong thời điểm này.

Chủ động thích ứng “sống chung an toàn với dịch”
Nhiều nơi, các hộ kinh doanh vẫn chủ động phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Ảnh: K.Tiến

“Với tình hình dịch bệnh hiện nay, chưa có gì là chắc chắn. Tuy nhiên, cũng không thể đóng cửa mãi. Qua thông tin đại chúng, tôi biết đến nay, nhiều nước cũng đã từ bỏ chiến lược “zero-Covid” mà chuyển sang “sống chung an toàn với dịch”. Muốn tồn tại và thành công chúng ta cũng cần phải thích nghi và điều chỉnh để trở nên mạnh mẽ hơn. Thời gian qua, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng đã rất nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19”, ông Hà cho biết.

Cũng theo ông Hà, Thành phố đã có những điều chỉnh dần dần, thay đổi, thích nghi để đảm bảo chung sống an toàn với dịch Covid-19. Ví dụ, ngay tại khu dân cư số 3 (phường Ô Chợ Dừa), 100% người dân đã được đăng ký tiêm vắc xin ít nhất mũi 1 cho người dân trên 18 tuổi, đang tiếp tục tiêm hoàn thành mũi 2; đối với các đối tượng trở về Hà Nội từ các địa phương khác mà chưa được tiêm vắc xin, khu dân cư cũng thường xuyên rà soát, lập danh sách để báo cáo lên phường đề nghị tiêm bổ sung.

Bên cạnh đó, để thích ứng với điều kiện mới, hiện tại, các chốt vùng xanh trên địa bàn đã tạm thời dừng hoạt động, không kiểm soát người ra - vào như thời điểm Thành phố thực hiện cách ly xã hội nữa. Trên địa bàn khu dân cư vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả Tổ Covid cộng đồng, tuyên truyền người dân thực hiện tốt 5K, khẩu trang, sát khuẩn. Bên cạnh đó, các Tổ Covid cộng đồng cũng thường xuyên nhắc nhở người kinh doanh thực hiện đầy đủ đăng ký mã QR, khách ra, vào đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định… Đối với người kinh doanh tại khu dân cư, tại chợ, để đảm bảo an toàn, các hộ kinh doanh vẫn sử dụng tấm chắn, màn nilon che chắn…

Tương tự, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp xã Phúc Lâm (huyện Mỹ Đức) Trần Văn Huy cho biết, thời gian qua, Hợp tác xã cũng đã nghiêm túc thực hiện vừa sản xuất vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Khi có những quy định mới để chung sống an toàn với Covid-19, ông Huy cảm thấy rất mừng và cho rằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được nới lỏng; việc giao thương, buôn bán cũng dễ dàng hơn.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.

Quan điểm của Chính phủ là bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của đất nước; đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; nhưng không gây ách tắc cho lưu thông, sản xuất.

Hiện nay, Hợp tác xã nông nghiệp đang tổ chức trồng cây vụ đông. Diện tích trồng theo kế hoạch là 100ha, trong đó đã trồng được khoảng 60ha. “Đợt vừa rồi, chúng tôi cũng tổ chức thu hoạch lúa, trồng cây vụ đông nhanh, gọn. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, giãn cách; tổ chức lớp tập tuấn hạn chế số lượng người tham gia… Tôi cho rằng, việc điều chỉnh, thích ứng để sống chung với dịch Covid-19 trong giai đoạn này là hoàn toàn hợp lý”, ông Huy bày tỏ.

Tạo thói quen và tư duy mới

Còn trên địa bàn thôn An Hiền (xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ), bà con nhân dân vẫn chấp hành tốt về các quy định chung về phòng, chống Covid-19 và tiếp tục sản xuất theo phạm vi quy định. Việc tiêm vắc xin để đảm bảo miễn dịch cộng đồng cũng đang được thực hiện tốt. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chung về phòng, chống dịch và sản xuất, các hoạt động hỗ trợ cho người dân theo quy dịnh của Chính phủ, Thành phố cũng đảm bảo rà soát nhanh, chính xác, hỗ trợ đúng đối tượng…

Nói về việc chủ động thích ứng với trạng thái “bình thường mới”, Bí thư Chi bộ thôn An Hiền Trần Quang Huy cho rằng đây là quyết định hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. “Covid-19 không thể một sớm một chiều chấm dứt được nên phải chung sống an toàn với Covid-19, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội cũng như mọi mặt của đời sống, tạo điều kiện cho nhân dân trở lại cuộc sống bình thường mới”, ông Huy cho biết.

Tuy nhiên, ông Trần Quang Huy cũng cho rằng, trong “trạng thái bình thường mới”, một số hoạt động đang dần trở lại bình thường, nhưng đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục đòi hỏi các giải pháp kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, thích ứng an toàn có lẽ cần phải trở thành kỹ năng sống mới. Ngoài biện pháp 5K còn là thái độ sống, thói quen mới, tư duy mới. Mỗi người dân cần tự ý thức, hết sức cân nhắc để tự hạn chế và kiểm soát nhu cầu như nhu cầu đi lại, nhu cầu giao tiếp, tụ tập nơi đông người… của bản thân.

Mỗi người dân cần tự tạo thói quen với “trạng thái bình thường mới”. Ví dụ tại những nơi tập trung đông người tiếp xúc gần, có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19, thay vì thường xuyên diễn ra trong không gian khép kín và đông đúc như trước đây, các hoạt động này cần hướng đến xu hướng được tổ chức trong không gian mở, ngoài trời để giãn cách. Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng phải phải điều chỉnh và giảm bớt nhiều hành vi sinh hoạt có “nguy cơ lây nhiễm cao” như tụ tập nhậu nhẹt… Ý thức tự thân, sự lạc quan và khả năng thích nghi trở thành những nhân tố cơ bản để mỗi cá nhân sống an toàn cùng dịch bệnh trong trạng thái “bình thường mới”.

Trước đó, trao đổi với Báo Lao động Thủ đô về việc sống chung an toàn với Covid-19, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng: Sống chung an toàn với dịch là con người có thể sống mà không bị mắc bệnh nặng, không bị tử vong khi mắc bệnh, đây là điều quan trọng số một. Bên cạnh đó, kiểm soát không để số ca mắc tăng cao. Để đảm bảo được 2 điều này thì chúng ta phải có cuộc sống an toàn, hành vi an toàn, gia đình an toàn, xã hội an toàn, nhà máy an toàn, siêu thị an toàn… Chung quy lại thì xây dựng cuộc sống an toàn thì mới có thể sống chung với dịch Covid-19./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Tin khác

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

(LĐTĐ) Trứng có giá trị dinh dưỡng cao và là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe? Không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về việc bảo quản và ăn trứng mà người tiêu dùng cần biết.
Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

(LĐTĐ) Từ 1/8 tới, người dân có thể đăng ký khám bệnh ngoài giờ làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai từ 17 - 21h hàng ngày.
Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

(LĐTĐ) Công tác Dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Trong đó, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ em là vấn đề mà xã hội rất quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động