Khắc phục những tồn tại trong quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống Covid-19

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 29/5, Quốc hội nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; thảo luận ở hội trường về những nội dung trên.
Tăng cường tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 trong công nhân lao động TP.HCM: Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 dịp Lễ 30/4 và 1/5 Phòng, chống dịch Covid-19: Tuyệt đối không chủ quan, lơ là

Trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, qua giám sát cho thấy, công tác quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán các nguồn lực phục vụ cho công tác phòng, chống dịch cơ bản thực hiện đúng chủ trương, chính sách đã ban hành.

Khắc phục những tồn tại trong quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống Covid-19
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp sáng 29/5 (Ảnh: QH)

Trong đó, đã hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; thực hiện chế độ, chính sách cho lực lượng tuyến đầu và các lực lượng khác tham gia chống dịch; mua vắc-xin phòng Covid-19; hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin phòng Covid-19; mua sắm kit xét nghiệm; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm; chi trả khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân Covid-19; sàng lọc, thu dung, cách ly y tế; hổ trợ xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở điều trị Covid-19, cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến…

Bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đó là hệ thống pháp luật hiện hành chưa bao quát hết, chưa điều chỉnh được các quan hệ, tình huống phát sinh. Việc ban hành chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng nguồn lực cho phòng, chống dịch trong một số trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu đồng bộ, chưa kịp thời... dẫn đến lúng túng trong tổ chức thực hiện hoặc phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần.

Một số tỉnh, thành phố mặc dù đã có kế hoạch ứng phó nhưng nguồn lực tại chỗ chưa thể đáp ứng ngay, chưa đảm bảo được nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, nhất là trong giai đoạn dịch bùng phát nhanh, phức tạp, thực hiện giãn cách kéo dài.

Trong thời gian đầu đại dịch Covid-19, việc tiếp cận và độ bao phủ vắc xin của Việt Nam chậm hơn một số nước trong khu vực và trên thế giới; chưa quan tâm đúng mức và đầu tư cho nghiên cứu, sản xuất, cung cấp vắc xin trong nước.

Cần xử lý tồn đọng trong quản lý, sử dụng nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch Covid-19
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp sáng 29/5 (Ảnh: QH)

Chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Đoàn giám sát của Quốc hội nhấn mạnh rằng, trách nhiệm chính của những tồn tại, hạn chế trên thuộc về các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tham mưu, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện việc huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch.

Các bộ, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chịu trách nhiệm chính trong việc chưa kịp thời hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; thanh toán, quyết toán, bàn giao tài sản, xác lập sở hữu toàn dân đối với các tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ. Trong khi đó, trong một số trường hợp ban hành văn bản còn chậm, chưa kịp thời xử lý, giải quyết các vướng mắc phát sinh, tháo gỡ khó khăn trong chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Từ kết quả giám sát, Đoàn giám sát đã rút ra 6 nhóm bài học kinh nghiệm, đề xuất 2 nhóm giải pháp về thể chế, cơ chế và về tổ chức thực hiện để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tương tự. Trong đó, khẩn trương rà soát, tổng hợp, phân loại để xử lý các tồn đọng, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tính đến 31/12/2022, tổng số tiền đã được huy động để trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội là khoảng 230 nghìn tỷ đồng. Trên 11,6 nghìn tỷ đồng đã được huy động vào Quỹ Vắc xin phòng Covid-19; tiếp nhận khoảng 259,3 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.

Đã có hàng triệu tình nguyện viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch. Các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đã trực tiếp tham gia phòng, chống dịch và đóng góp sức lực, tiền, hiện vật và nhiều khoản đóng góp khác với nhiều hình thức khác nhau, trong đó có nhiều khoản đóng góp, ủng hộ không lượng hóa được bằng tiền.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ 12 khóa XVII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 diễn ra chiều nay (22/9), 100% Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã biểu quyết nhất trí hiệp thương cử đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Ủy viên Đảng Đoàn, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Hôm nay (22/9), Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới. Dự và chỉ đạo hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang gợi mở 5 vấn đề lớn cho Công đoàn tỉnh Bình Dương

Đồng chí Nguyễn Đình Khang gợi mở 5 vấn đề lớn cho Công đoàn tỉnh Bình Dương

(LĐTĐ) Tham dự và chỉ đạo phiên khai mạc chính thức của Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào ngày 22/9, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) đã gợi mở 5 vấn đề lớn cho hoạt động Công đoàn tỉnh Bình Dương trong nhiệm kỳ tới.
TP.HCM: Triệt xóa băng nhóm cưỡng đoạt tài sản và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

TP.HCM: Triệt xóa băng nhóm cưỡng đoạt tài sản và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa triệt phá, xóa 2 băng nhóm cưỡng đoạt tài sản và cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự trên địa bàn Thành phố.
Xử lý “điểm đen” về tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm

Xử lý “điểm đen” về tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 388/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, giáo viên

Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, giáo viên

(LĐTĐ) Phát huy vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động, các Công đoàn cơ sở (CĐCS) khối trường học quận Thanh Xuân đã tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) như: Nâng lương; chuyển loại viên chức; xét duyệt thâm niên; xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật; luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý.
Cao Bằng: Thu giữ 800kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cao Bằng: Thu giữ 800kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5, Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa tiến hành khám phương tiện vận tải, trên xe ô tô biển kiểm soát 11C-0xx.xx và thu giữ 800kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin khác

Quận Gia Lâm được thành lập sẽ có 16 phường

Quận Gia Lâm được thành lập sẽ có 16 phường

(LĐTĐ) Ngày 22/9, tại kỳ họp thứ 13, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm. Theo đó, thành lập quận Gia Lâm trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Gia Lâm và thành lập 16 phường trên cơ sở 22 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn (PCCC, CHCN) với nội dung, hình thức, phương pháp đa dạng, thiết thực, hiệu quả; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân đối với công tác PCCC, CHCN.
Hà Nội: Thông qua Nghị quyết hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Hà Nội: Thông qua Nghị quyết hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 13, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do vụ cháy tại địa chỉ số 37, ngách 29/70, phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.
Kỳ họp 13 HĐND thành phố Hà Nội quyết định nhiều vấn đề cấp thiết

Kỳ họp 13 HĐND thành phố Hà Nội quyết định nhiều vấn đề cấp thiết

(LĐTĐ) Sáng nay (22/9), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI tổ chức kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề ) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng, kịp thời cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
TP.HCM: Kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm

TP.HCM: Kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm

(LĐTĐ) Tối 21/9, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát đi thông cáo về việc thi hành kỷ luật đối với một số tổ chức đảng, đảng viên sau khi tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm.
TP.HCM kiện toàn nhân sự và đơn vị hành chính tại thành phố Thủ Đức

TP.HCM kiện toàn nhân sự và đơn vị hành chính tại thành phố Thủ Đức

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa kiện toàn công tác cán bộ và tổ chức đơn vị hành chính tại thành phố Thủ Đức.
Tận dụng mọi cơ hội để tạo bứt phá trong bối cảnh mới

Tận dụng mọi cơ hội để tạo bứt phá trong bối cảnh mới

(LĐTĐ) Ngày 19/9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”.
Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 thành công tốt đẹp

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Phát biểu bế mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, chiều 16/9, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ khẳng định: Sau hai ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, hữu nghị, đoàn kết, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 đã hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự chính thức và thành công tốt đẹp.
Văn hóa ngày càng đa dạng nhờ sự đóng góp của thanh niên

Văn hóa ngày càng đa dạng nhờ sự đóng góp của thanh niên

(LĐTĐ) Thảo luận chuyên đề 3 về “Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững”, tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, Đại biểu Quốc hội Việt Nam Trịnh Xuân An cho rằng, văn hóa đang ngày càng trở nên đa dạng nhờ sự đóng góp của thanh niên.
Thúc đẩy và khuyến khích thanh niên, sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thúc đẩy và khuyến khích thanh niên, sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Thảo luận chuyên đề 2 về “Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp”, tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, Đại biểu Quốc hội Việt Nam Phạm Trọng Nghĩa khẳng định: “Trung tâm của đổi mới sáng tạo, của khởi nghiệp phải được xác định là con người, là thế hệ trẻ. Các chính sách cần hướng tới thúc đẩy và khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thanh niên, sinh viên”.
Xem thêm
Phiên bản di động