Chùa Châu Thới, tấp nập tháng Giêng

(LĐTĐ) Những ngày đầu xuân, đặc biệt vào ngày rằm tháng Giêng, tại ngôi chùa đẹp và cổ xưa nhất Đông Nam Bộ nằm ngay điểm giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương luôn đón rất đông phật tử và du khách.
Đầu xuân đi lễ Chùa Hà Du xuân ở ngôi chùa cổ gần 2.000 tuổi Hàng nghìn người dâng lễ chùa Ngọc Hoàng vào rằm tháng Giêng

Chùa Châu Thới nằm trên trên đỉnh núi Châu Thới, sát cạnh Quốc lộ 1K (thuộc thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương) hướng từ Đồng Nai về thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn từ xa, người dân đã có thể trông thấy ngôi chùa đẹp với tượng Phật ngự trên vách núi. Dưới núi có hồ nước với nhiều hoa sen, hoa súng tỏa hương. Đường lên chùa cao chót vót có hàng trăm bậc đá.

Tại đây, đến ngày 7/2, lượng khách đến thăm viếng, vãn cảnh chùa khá đông. Hai cổng lớn lên chùa đón khách đều đặn, xe máy và ô tô đậu kéo dài tại các điểm gửi xe ở dưới chùa. Một số người bán nhang, đồ lưu niệm đứng gọn tại các điểm bán đã được sắp xếp. Bên rừng cây còn mang vẻ hoang vu từ chân núi lên đến đỉnh núi, đàn khỉ nhảy nhót nghịch ngợm, thỉnh thoảng từ trong các lùm cây hoang dại bất thình lình dạn dĩ lao ra chọc ghẹo du khách.

Chùa Châu Thới, tấp nập tháng Giêng
Chùa Châu Thới nhìn từ trên cao. Ảnh: SGTT.

Trước đó, dịp ngày rằm tháng Giêng (ngày 5/2 dương lịch) chùa Châu Thới tấp nập đón hàng ngàn lượt khách đến viếng lễ chùa. Đến những ngày sau đó, dù du khách vẫn đến đông, nhưng không khí ở đây đã yên tĩnh hơn.

Tiếp xúc với chúng tôi, chị Hằng (ngụ phường Trảng Dài, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) cho biết: Tháng Giêng, chị thường nhiều lần đi lễ chùa và thường ghé chùa Châu Thới. Tuy nhiên, do dịp ngày rằm tháng Giêng quá đông người đến chùa nên chị "để dành" đến hôm nay tức 2 ngày sau chị mới đi, để có được không khí yên tĩnh hơn. "Tôi lên chùa hướng Phật, vãn cảnh và để cho tâm mình an tịnh, thế thôi", chị Hằng vui vẻ chia sẻ.

Chùa Châu Thới, tấp nập tháng Giêng
Nhiều gia đình đưa con trẻ đến tham quan chùa Châu Thới trong những ngày đầu xuân.

Chùa Châu Thới được coi là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất tại vùng Đông Nam Bộ. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 17. Theo tài liệu, thời gian này vị thiền sư tên Khánh Long trên bước đường vân du hoằng pháp lên đồi Châu Thới nhìn thấy phong cảnh hữu tình, đã cất lên tại đây một thảo am nhỏ để tu tịnh. Sau một thời gian trở thành chùa Hội Sơn và hiện nay được gọi là chùa Châu Thới.

Chùa được xây trên đỉnh núi với độ hơn 82m so với mực nước biển, ẩn hiện sau rừng cây cối xanh rì, xung quanh có nhiều hồ nhân tạo tuyệt đẹp, lối chính để lên chùa dành để đi bộ với 220 bậc đá.

Chùa Châu Thới, tấp nập tháng Giêng
Du khách thập phương nô nức tham quan chùa Châu Thới.

Theo quá trình tạo dựng, hiện chùa là một quần thể kiến trúc đa dạng, phong phú bao gồm chánh điện, khu điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Diêu Trì Kim Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu và điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Du khách tới đây còn được chiêm ngưỡng những pho tượng Phật, Quán Thế Âm cao hàng chục mét được đúc bằng đồng hoặc cẩm thạch. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ ba pho tượng Phật bằng đá cổ và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít có tuổi đời hơn 100 năm. Các bức tượng Phật uy nghi, thanh thoát trên đỉnh núi cao hướng nhìn về không gian bao la...

Cẩm Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn Cơ quan Dân Đảng quận Hà Đông: Quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ

Công đoàn Cơ quan Dân Đảng quận Hà Đông: Quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Công đoàn Cơ quan Dân Đảng quận Hà Đông (Hà Nội) đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028.
Tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ những bất cập trong Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ những bất cập trong Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

(LĐTĐ) Chiều 27/3, Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (nhóm 2) tổ chức Hội thảo góp ý ...
Công an TP.HCM thông tin vụ bé trai nghi bị bạo hành, ép dùng ma tuý

Công an TP.HCM thông tin vụ bé trai nghi bị bạo hành, ép dùng ma tuý

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đang tiếp tục đấu tranh với các đối tượng Lê Văn Bậm ...
Cuộc sống mưu sinh của người lao động nơi xóm nghèo trở lại trong "Cuộc đời vẫn đẹp sao"

Cuộc sống mưu sinh của người lao động nơi xóm nghèo trở lại trong "Cuộc đời vẫn đẹp sao"

(LĐTĐ) Vẫn là câu chuyện chốn đô thị nhưng không phải nhà lầu xe hơi, không có những cuộc tranh giành tiền tài danh vọng, thậm chí còn không có cả ...
Sôi nổi hội diễn văn nghệ "Metro Hà Nội - Mãi mãi một tình yêu"

Sôi nổi hội diễn văn nghệ "Metro Hà Nội - Mãi mãi một tình yêu"

(LĐTĐ) Ngày 26/3, tại Depot Phú Lương, quận Hà Đông (thành phố Hà Nội), Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đã tổ chức Hội diễn văn nghệ ...
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2023

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2023

(LĐTĐ) Với mục tiêu khuyến khích lối sống năng động lành mạnh trong cộng đồng và phát hiện những tài năng điền kinh cho thể thao Việt Nam trong tương lai, ...
Còn nhiều đoàn viên, người lao động khó khăn cần Công đoàn hỗ trợ

Còn nhiều đoàn viên, người lao động khó khăn cần Công đoàn hỗ trợ

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, trong thời gian qua, mặc dù các cấp Công đoàn Thành phố đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động xã ...

Tin khác

Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”

Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”

(LĐTĐ) Tôi luôn cho rằng, tản văn thực sự là một thể loại văn học dễ đọc mà không dễ viết. Tác giả Vy Anh là một cây viết đã “đóng đinh” tên tuổi của mình với những trang tản văn nhẹ nhàng trên báo Pháp luật & Xã hội (nay là báo Kinh tế & Đô thị), các tác phẩm của chị cũng đã được in chung trong nhiều tập sách. May mắn được là đồng nghiệp với chị, nên tôi hiểu rõ, tác giả Vy Anh đến với chuyên mục tản văn của tờ báo như là một cơ duyên cùng nghề báo, để rồi cứ thế, nghiệp văn chương như “dính” lấy Vy Anh cho đến tận bây giờ…
Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Chiều 25/3, tại Chùa Quán Sứ đã diễn ra lễ Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. Triển lãm trưng bày 75 bức tranh hoa Sen của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I

(LĐTĐ) Sáng nay (24/3), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý I năm 2023, thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023; trả lời các vấn đề nóng mà báo chí quan tâm trong các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

(LĐTĐ) Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (sinh năm 1990) có một tuổi thơ buồn khi mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, có thu nhập ổn định và truyền cảm hứng cho nhiều người.
Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” vào ngày 25/3 tới tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nhìn lại năm tháng thanh xuân của đời mình? Mỗi người một cảm nhận riêng. Nhưng tôi tin, tất cả chúng ta đều cất trong ngăn ký ức một khoảng thời gian tràn đầy ước vọng cùng những kỷ niệm sôi động của một thời tuổi trẻ.
Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023 với sự tham gia của 25/30 đơn vị quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô, diễn ra từ ngày 21-27/3.
Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Tham luận tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho rằng, việc phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế vùng Thủ đô không chỉ góp phần tạo ra nhiều doanh thu, việc làm mà còn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô trong thời đại toàn cầu hóa.
Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Hà Nội chưa tạo dựng được sự cân bằng, khái quát được tiềm năng tài nguyên văn hoá. Do đó, Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hoá.
Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội

Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội

(LĐTĐ) Phát biểu tổng kết Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, Hội thảo có ý nghĩa thiết thực cùng với các luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động