Chống người thi hành công vụ: Vì sao ngày càng phức tạp?

Chống người thi hành công vụ là sự xuống cấp về ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. Hành vi này cần phải bị xử lý nghiêm để răn đe.
Tuyên án tử hình bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức
Nhóm chủ mưu xin lỗi gia đình 3 chiến sĩ hy sinh
Bắt đối tượng dùng hung khí chống trả lại công an

Thời gian gần đây, số vụ chống người thi hành công vụ, nhất là đối với lực lượng cảnh sát giao thông đang có chiều hướng gia tăng. Trên địa bàn cả nước liên tục xảy ra các vụ việc có tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Thực trạng này đòi hỏi phải có một giải pháp đủ sức răn đe, đảm bảo yêu cầu thượng tôn pháp luật.

Ngày 14/9 vừa qua tại cao tốc Hà Nội – Bắc Giang thuộc địa phận xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, tổ công tác gồm Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát kinh tế và Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh tiến hành dừng xe ô tô 16 chỗ để kiểm tra nghi vấn vận chuyển hàng lậu.

Hiện trường vụ lái xe 16 chỗ đâm hất chiến sĩ cảnh sát cơ động Nguyễn Văn Mạnh khiến anh tử vong.
Hiện trường vụ lái xe 16 chỗ đâm hất chiến sĩ cảnh sát cơ động Nguyễn Văn Mạnh khiến anh tử vong.

Thay vì chấp hành hiệu lệnh dừng xe, lái xe 16 chỗ là Trần Văn Dũng, trú tại phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn đã điều khiển xe lao thẳng về phía tổ công tác, đâm hất Trung sĩ Cảnh sát cơ động Nguyễn Văn Mạnh lên nắp capo.

Trung sĩ Mạnh đã bám vào cần gạt nước của xe, song Dũng vẫn liều lĩnh điều khiển xe chạy với tốc độ cao trên đường cao tốc khiến Trung sĩ Mạnh bị ngã xuống đường, bị bánh ô tô chèn qua người và hy sinh.

Trước đó, ngày 27/08 Tổ công tác Đội cảnh sát giao thông số 7, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội làm nhiệm vụ tại ngã tư Lê Trọng Tấn, Quang Trung, phát hiện xe ô tô do Điêu Mạnh Cường (trú tại phường Phú Lãm, quận Hà Đông) điều khiển vượt đèn đỏ nên đã ra hiệu dừng xe để kiểm tra. Khi xuống xe, Cường đã hành hung một cán bộ trong tổ công tác.

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ chống người thi hành công vụ xảy ra trong thời gian gần đây. Ông Phạm Trường Giang ở phường Cẩm Trung, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh cho rằng các vụ việc chống người thi hành công vụ cần phải xử lý nghiêm mới có sức răn đe.

“Người thi hành công vụ là người đại diện cho pháp luật để thi hành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho. Người dân thượng tôn pháp luật thì không được phép chống đối, những đối tượng chống đối phải bị xử lý nghiêm theo pháp luật để răn đe cho những người khác”, ông Phạm Trường Giang nói.

Theo Cục cảnh sát giao thông, Bộ Công an, từ đầu năm đến nay trên đường bộ xảy ra 22 vụ chống người thi hành công vụ là cảnh sát giao thông, làm 9 đồng chí bị thương, 1 người hy sinh.

Hành vi chống người thi hành công vụ ngày càng phức tạp, nhẹ là chửi bới, lăng mạ, nguy hiểm hơn là dùng đến vũ khí, hung khí, thậm chí điều khiển phương tiện đâm thẳng vào người thi hành công vụ. Qua các vụ việc cho thấy, hành vi chống người thi hành công vụ xuất phát từ thái độ coi thường pháp luật, coi thường lực lượng làm nhiệm vụ.

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội, các quy định của pháp luật hình sự về xử lý hành vi chống người thi hành công vụ chủ yếu mới xử lý những vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Còn các vụ gây hậu quả ít nghiêm trọng thường chỉ bị xử lý hành chính.

Hành vi chống người thi hành công vụ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như trong lĩnh vực giao thông, khi nâng mức xử phạt hành chính theo Nghị định 100, có nhiều đối tượng vì sợ bị phạt tiền nên chống đối, cản trở việc thi hành công vụ để bỏ chạy, trốn tránh việc xử lý của pháp luật.

Khi xử lý các đối tượng tham gia giao thông có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bỏ chạy, bỏ trốn hoặc những đối tượng chở hàng cấm, hàng lậu thì những đối tượng này sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng. Ngoài ra, có những đối tượng do mức độ nhận thức và trạng thái tâm lý không tốt dẫn đến có những bức xúc, chống trả.

Tình trạng chống người thi hành công vụ nói chung và lực lượng cảnh sát giao thông nói riêng đã và đang là vấn đề nghiêm trọng, phức tạp cần phải đấu tranh, ngăn chặn kịp thời để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Bộ Công an.
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Bộ Công an.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Bộ Công an đề xuất Chính phủ sớm ban hành nghị định về các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong công tác, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có việc tăng thẩm quyền cho người thi hành công vụ, được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để bảo vệ mình trong những tình huống cụ thể được pháp luật quy định.

Theo ông Đỗ Thanh Bình, trong tình huống xảy ra hành vi chống người thi hành công vụ, ở các nước đều cho phép lực lượng thực thi công vụ có quyền sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để ngăn chặn kịp thời. Điều này chưa rõ trong quy định của pháp luật hiện nay.

Đối với lực lượng cảnh sát giao thông, lãnh đạo Bộ cũng đã yêu cầu phải nâng cao năng lực, nâng cao văn hóa ứng xử khi tiếp xúc và sử dụng các vũ khí, công cụ hỗ trợ để áp dụng trong những tình huống cụ thể.

Ngoài ra, cần ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường phạt nguội thay cho dừng phương tiện, trừ những trường hợp buộc phải dừng phương tiện mới phát hiện được vi phạm như nồng độ cồn, ma túy.

Theo Quang Chính/VOV.VN

https://vov.vn/phap-luat/chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-vi-sao-ngay-cang-phuc-tap-780585.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động