Chỗ đứng nào cho phim hoạt hình Việt?
Khai mạc Lễ hội Phim hoạt hình Việt-Hàn | |
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội phim hoạt hình Việt Nam – Hàn Quốc | |
Phim hoạt hình Việt Nam vẫn lép vế trên “sân nhà” |
Phim Việt lạ lẫm với trẻ em Việt
Trong 55 năm qua, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam đã sản xuất khoảng hơn 600 bộ phim hoạt hình, giành được 9 giải quốc tế, 17 giải Bông Sen Vàng, 41 giải Bông Sen Bạc trong các kỳ liên hoan phim Việt Nam và 8 Cánh Diều Vàng, 24 Cánh Diều Bạc trong Giải thưởng hàng năm của Hội Điện ảnh Việt Nam…
Đã từng có thời điểm, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc sản xuất phim hoạt hình tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Bộ phim hoạt hình đen trắng đầu tiên do Việt Nam sản xuất có tên “Đáng đời thằng Cáo”, sau đó là hàng loạt những bộ phim đạt giải cao trong nước và quốc tế như “Mèo con”, giải Bạc tại LHP Ru-ma-ni 1966, bằng khen tại LHP Phơ-răng-phuốc (Đức) năm 1967; “Chuyện Ông Gióng” với giải Vàng tại LHP Lai-xích (Đức) năm 1971, bằng khen tại LHP Mát-xcơ-va 1971…
Thế nhưng cho đến thời điểm này, phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn toàn mất chỗ đứng và trở lên lạ lẫm với chính trẻ em Việt.
Một cảnh trong phim Dưới bóng cây |
Đạo diễn, NSND Phạm Minh Trí – cha đẻ của phim hoạt hình dài tập “Cuộc phiêu lưu của ong vàng” và phim hoạt hình chiếu rạp “Người con của Rồng” nhận xét: “Những năm 1960, VN là nước đầu tiên ở Đông Nam Á có phim hoạt hình. Nay thì Thái Lan, Philippines đã vượt chúng ta. Họ đều có phim được chọn chiếu trên Cartoon Network (Mỹ) - là kênh truyền hình được tạo lập bởi hãng truyền hình Turner, một kênh hoạt hình vui nhộn và bổ ích dành cho trẻ em trên toàn thế giới.
Cartoon Network phát các bộ phim hoạt hình hay nhất trên toàn thế giới suốt 24/24h, 7 ngày trong tuần. VN chưa có phim hoạt hình nào được chọn. Phim hoạt hình VN đứng rất thấp ngay trong khu vực chứ chưa nói gì đến châu lục…”
Hiện nay, cả nước có hai đơn vị nhà nước chuyên sản xuất phim hoạt hình là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam và Xưởng sản xuất phim hoạt hình thuộc Hãng phim truyền hình Việt Nam (VFC). Tư nhân có hai hãng là B&C Areka, Dolfilm, nhưng số phim làm ra còn quá khiêm tốn so với nhu cầu của khán giả.
Mỗi năm Hãng phim Hoạt hình Việt Nam cho “ra lò” khoảng 10-15 tác phẩm và thường xuyên được đem đi “tranh tài” ở các kỳ Liên hoan phim trong nước và trên thế giới. Thế nhưng một điều bất thường là rất hầu như rất ít hoặc rất hiếm bộ phim được đến tay khán giả nhí vì phải … đắp chiếu, cất kho.
Trong khi đó, các kênh giải trí dành cho trẻ em chỉ quanh quẩn Catoon Network, Disney channel … hay Bibi với những bộ phim thiếu chất lượng, thiếu sáng tạo và ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển và nhận thức của trẻ.
Đó là phim trên truyền hình, còn tại các rạp chiếu phim lớn trên cả nước, phim hoạt hình còn phải chịu thất bại ghê gớm hơn nhiều. Chỉ trong 6 tháng trở lại đây, có ít nhất 5 phim hoạt hình nước ngoài đã làm “điên đảo” các phòng vé trong nước như Minions, Inside Out, Dragon Ball Z: Resurrection ‘F’, Home hay gần đây là Hotel Transylvania… Sự “bùng nổ” của các bộ phim này một lần nữa chứng minh sức ảnh hưởng mạnh mẽ của phim hoạt hình nước ngoài đến giới trẻ Việt Nam. Trong khi đó, phim hoạt hình Việt hoàn toàn vắng bóng tại các poster phim ngoài rạp.
Tất nhiên, sẽ là khập khiễng nếu đặt phim hoạt hình Việt Nam bên cạnh những “đế chế” đẳng cấp quốc tế, là “cha đẻ” của những bom tấn đã từng chao đảo thế giới. Bởi điều cốt lõi là phim hoạt hình nước ngoài đặt mục tiêu kinh doanh trên hết, nên sự đầu tư bài bản, kinh phí lớn, quy trình quảng bá chuyên nghiệp và xuyên suốt; vì thế lợi nhuận và danh tiếng có được là điều đương nhiên.
Còn ở Việt Nam hiện nay, kinh phí dành cho sản xuất phim hoạt hình so với các thể loại phim khác còn hạn chế, nội dung lại nặng tính giáo dục, giáo điều, rao giảng nên khó thu hút khán giả trẻ. Bên cạnh đó, có không ít phim vẫn đi vào lối mòn, nội dung dựa trên những câu chuyện có sẵn, thiếu tính sáng tạo, thiếu tính thẩm mỹ khi xây dựng nhân vật.
Gần đây, chúng ta có ba bộ phim hoạt hình Việt được tham gia công chiếu tại Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Chuncheon, Hàn Quốc là “Bố của gà con”, “Lu and Robo” và “Chiếc bánh tình bạn”. Bên cạnh đó, hoạt hình Việt Nam cũng đang tiệm cận dần tới những kỹ xảo hàng đầu của thế giới với công nghệ 3D như “Cô bé bán diêm” (True-D Animation), “Quyết định lịch sử” (Hãng phim Hoạt hình Việt Nam), “Dưới bóng cây”… Tuy nhiên, những bộ phim này đều chỉ được công chiếu một vài lần và cũng nhanh chóng “bốc hơi”.
Vẫn là vấn đề cơ chế
Nói đến lý do phim hoạt hình Việt bị “đánh bật” ngay trên sân nhà, đạo diễn - NSND Hà Bắc cho rằng: “Hoạt hình Việt không thiếu những phim tốt, nhưng quá kém về khâu PR. Việc phát hành phải phụ thuộc vào hệ thống quản lý, đôi khi còn rất quan liêu, nên nhiều nghệ sỹ thường không hết mình.
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó giám đốc Hãng phim hoạt hình Việt Nam cũng thừa nhận: “Quả là khập khiễng nếu đặt phim hoạt hình Việt Nam với phim hoạt hình nước ngoài lên một bàn cân”. Ông lấy ví dụ: Có nước đầu tư kinh phí rất nhiều vào những bộ phim dài hơi. Đơn cử như ở Hàn Quốc, họ kết hợp với Mỹ-một nước rất mạnh về kinh tế để chọn kịch bản. Sau đó tạo hình nhân vật rồi đưa lên mạng để các em trắc nghiệm. Nếu các em thích thú với nhân vật ấy, cốt truyện ấy thì họ mới bắt tay vào đầu tư sản xuất. |
Không những vậy, sự lỗi thời trong kỹ thuật làm phim cũng là một trong những lý do khiến hoạt hình Việt bị các phim nước ngoài “nuốt chửng”. Không nói đâu xa, ba bộ phim hoạt hình được lựa chọn tham gia LHP hoạt hình quốc tế Chuncheon lần này, dù được các nhà chuyên môn đánh giá là… dễ thương, không tệ nhưng đa phần khán giả đều cho rằng, các phim tạo hình nhân vật khá xấu, góc quay cũ và diễn hoạt hành động chưa linh hoạt”.
Đạo diễn cũng nhấn mạnh: “Nhà nước bỏ tiền đầu tư thì chỉ Nhà nước mới có quyền phát hành. Các đạo diễn phim hoạt hình dù có phim tốt nhưng cũng không dám đưa lên mạng vì không nắm trong tay bản quyền, phát tán lên mạng có khi còn bị phạt. Do vậy, phim làm xong nằm đắp chiếu, thậm chí chẳng buồn quảng bá cho phim”.
Những bộ phim này đặt mục tiêu kinh doanh lên hàng đầu, đã sản xuất ra rạp là phải có khán giả xem nên khâu quảng cáo, tiếp thị của nước ngoài rất quan trọng và bài bản. Còn ở nước ta thì sao? Phim hoạt hình Việt Nam chủ yếu “làm theo đơn đặt hàng”, truyền tải thông điệp giáo dục cứng nhắc, xa thị hiếu của trẻ nhỏ. Kinh phí làm phim còn hạn chế, Nhà nước chỉ bao cấp phần nào, còn lại trông chờ vào các nhà đầu tư. Mà nhiều nhà đầu tư lại không mặn mà với phim hoạt hình”.
Giải pháp được nhiều chuyên gia “gợi ý” để mở đường cho phim hoạt hình Việt chính là xã hội hóa, cổ phần hóa với mục tiêu nâng cao nguồn kinh phí và đáp ứng được nhu cầu khán giả, mục đích kinh doanh và thu lợi nhuận. Đi đầu trong phong trào này chính là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam với dự kiến cổ phần hóa vào cuối 2015. Đồng thời, hãng sẽ tập trung đầu tư cho chùm phim dài tập thay vì phim lẻ nhằm tận dụng được tạo hình, phông cảnh và tập trung xây dựng nhân vật thuần Việt.
Một cảnh trong phim Hào khí ngàn năm |
Bên cạnh đó, việc mở rộng kịch bản, chuyển thể từ những tác phẩm văn học, truyện cổ dân gian hay truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng là một cách thức hợp lý để triển khai. Đồng thời, các nhà sản xuất cũng cần cân nhắc tới việc phát hành trên internet, thông qua các mạng xã hội và trên truyền hình nhằm tăng cường số lượng người xem. Mới đây, Đài Truyền hình Việt Nam thông báo sẽ phát sóng bộ phim hoạt hình “Hào khí ngàn năm” trên kênh VTV1 bắt đầu từ tháng 10. Mỗi tập phim có thời lượng năm phút gắn với một nhân vật, một sự kiện hay một tích truyện trong lịch sử suốt từ thời Vua Hùng dựng nước. Đây chính là cách quảng bá phù hợp và chất lượng, là con đường ngắn nhất đến với khán giả nhỏ tuổi của phim hoạt hình Việt.
Có thể thấy, thị trường dành cho phim hoạt hình ở nước ta rất dồi dào, trẻ em Việt vẫn mong muốn được thưởng thức những bộ phim có kỹ xảo đẹp mắt, chất lượng cao và có ý nghĩa. Tuy nhiên, để phim hoạt hình thật sự có được chỗ đứng trong thị trường phim và trong lòng khán giả thì cần một sự “thay máu” để có được hướng đi, nhìn hoàn toàn mới. Chỉ khi nào các nhà làm phim, các nhà quản lý quan tâm tới nhu cầu của khán giả nhỏ tuổi và có sự đầu tư hợp lý thì bức tranh về hoạt hình Việt mới thôi … ảm đạm như bây giờ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29