Chợ “cóc”, chợ tạm: Không thể cứ “tạm” xử lý
Quyết tâm xóa bỏ chợ “cóc”, chợ tạm Xóa chợ cóc, chợ tạm khó đến thế? |
Chợ “cóc”, chợ tạm đua với nhau “tái xuất”
Sau nhiều lần thực hiện giãn cách xã hội, mới đây, thành phố Hà Nội đã lần lượt có các Chỉ thị, Công điện cho phép nới lỏng giãn cách, từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Thành phố cũng yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt, không để phát sinh chợ “cóc”, chợ tạm, bán hàng rong trên địa bàn. Quy định là vậy nhưng sau một thời gian, tình trạng chợ “cóc”, hàng rong lấn chiếm vỉa hè lòng đường lại rục rịch “tái xuất” tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh, mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.
Hàng rong xuất hiện dày đặc tại phố Giáp Nhất, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân.(Ảnh chụp ngày 19/10/2021). Ảnh: Lê Thắm |
Theo ghi nhận của phóng viên tại nhiều tuyến phố thuộc các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình, Nam Từ Liêm... cho thấy, việc chợ “cóc” họp từ sáng sớm ngay dưới lòng đường, trong các ngõ nhỏ nhưng không đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch diễn ra khá phổ biến. Ngày 19/10, dọc tuyến phố Giáp Nhất (phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân) xuất hiện hàng chục xe hàng rong bán hoa quả, thậm chí có những đoạn, người dân còn vô tư bày bán hải sản, rau củ... ngay giữa lòng đường. Tại đây, kẻ bán người mua tấp nập, nhiều người vô tư chuyện trò, không quan tâm đến việc phải giãn cách, đeo khẩu trang đúng quy định...
Tương tự, ở ngõ Văn Chương, thuộc phường Khâm Thiên (quận Đống Đa), hàng cây cảnh, hoa quả, quần áo xuất hiện nhan nhản. Dọc phố Hoàng Cầu (quận Đống Đa), các quán trà đá vỉa hè cũng nhanh chóng hoạt động trở lại sau nới lỏng giãn cách… Cũng trên địa bàn quận Đống Đa, dọc ngõ 360 Xã Đàn tình trạng kinh doanh lấn chiếm vỉa hè diễn ra “vô tội vạ”.
Tình trạng hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng đường cũng diễn ra tại phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy). Cụ thể, xung quanh khu vực chùa Ngọc Quán luôn dày đặc hàng rong, cảnh tượng mua bán tấp nập không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn làm mất đi vẻ tôn nghiêm của ngôi chùa. Thậm chí, phía trong chùa còn có rất nhiều người tới thắp hương, lễ bái và thoải mái ngồi uống trà đá, chuyện trò, không đảm bảo khoảng cách an toàn.
Theo các chuyên gia, việc xóa bỏ chợ “cóc”, chợ tạm là khó, nhưng không phải không làm được. Thực tiễn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều địa phương đã hạn chế được chợ “cóc”, chợ tạm do kiên quyết trong xử lý vi phạm. Điểm chung ở những chợ này là chính quyền sở tại thiết lập và duy trì các chốt trực ở mọi thời điểm, nên vi phạm không có cơ hội phát sinh. |
Chị Đào Thị Oanh (một người dân sống tại phường Yên Hòa) chia sẻ: “Trong giai đoạn dịch Covid-19 phức tạp, lực lượng Công an, bảo vệ dân phố của phường thường xuyên nhắc nhở các hộ bán hàng không bày hàng hóa lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đẩy đuổi hàng rong, dẹp bỏ chợ “cóc”… nên đường phố thông thoáng và sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, khi nới lỏng giãn cách xã hội, tình trạng trên lại tái diễn, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị”.
Còn bà Hoàng Thị Ánh, phường Khâm Thiên cho biết, trước đây do sợ dịch nên mọi người không dám ra đường, đi mua đồ cũng chỉ mua nhanh nhanh, chóng chóng rồi về nhà. Giờ đây, tâm lý của người dân đã có phần chủ quan hơn, một số người còn thích ra đường mua sắm, nhân tiện chuyện trò cùng người bán hàng…
Kiên quyết xử lý vi phạm
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quý Tùng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân dân (UBND) phường Khâm Thiên, cho hay: Sau khi Thành phố tiến hành nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch - cho phép một số cơ sở kinh doanh được phép hoạt động trở lại, các lực lượng chức năng phường vẫn thường xuyên tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm. Song, tại một số thời điểm, tranh thủ sự vắng mặt của các lực lượng chức năng, không ít người vẫn tái vi phạm. “Tiếp thu phản ánh của báo, UBND phường đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định. Thời gian tới, phường cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường tuần tra, kiểm tra tại khu vực này đề ngăn không cho vi phạm tái diễn”, ông Tùng khẳng định.
Về phía phường Thượng Đình, ông Phạm Thanh Nam - Chủ tịch UBND phường, cho biết, thời gian qua phường Thượng Đình luôn chú trọng việc đảm bảo trật tự đô thị, kiểm soát chặt chẽ chợ “cóc”, chợ tạm và ngăn chặn phát sinh hàng rong trên địa bàn. Sau khi nắm được thông tin, phường sẽ cử lực lượng xuống kiểm tra và xử lý ngay khi phát hiện vi phạm.
Còn theo lãnh đạo quận Đống Đa, thực hiện chỉ đạo của UBND, Ban chỉ đạo 197 quận về việc kiểm tra, giải quyết các vi phạm về trật tự đô thị, đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn qua hệ thống ảnh chụp các vi phạm, Ban chỉ đạo 197 các phường đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý ngay các vi phạm, đồng thời cử lực lượng cảnh sát khu vực ứng trực, không để tái phát, phát sinh vi phạm. Ngoài ra, thực hiện Chỉ thị số 09-CT/QU ngày 1/9/2021 của Quận ủy Đống Đa về tăng cường lãnh đạo chỉ đạo trong công tác quản lý trật tự văn minh đô thị, chỉnh trang đồng bộ các tuyến phố trên địa bàn, UBND quận đã tổ chức xây dựng kế hoạch, quán triệt và triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn 21 phường.
Các quán trà đá tại đường Hoàng Cầu (quận Đống Đa) hoạt động trở lại sau giãn cách.(Ảnh chụp ngày 19/10/2021). Ảnh: Lê Thắm |
Trong đó tập trung triển khai tại các lĩnh vực giao thông, đô thị, xây dựng, vệ sinh môi trường, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện của các lực lượng chức năng, UBND quận sẽ tiếp tục nâng cao vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua đảm bảo trật tự văn minh đô thị; phát huy vai trò phản biện xã hội trong công tác đảm bảo trật tự đô thị. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện…
Có thể nói, sau khi từng bước đẩy lùi dịch bệnh, việc thành phố Hà Nội tiến hành nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, cho phép một số loại hình kinh doanh hoạt động trở lại là hết sức cần thiết nhằm phục hồi nền kinh tế, hạn chế mức độ ảnh hưởng đối với người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp chính quyền các địa phương cần kiên quyết, quyết liệt hơn nữa trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm, đặc biệt đối với các chợ “cóc”, chợ tạm, hàng rong; không thể để “nhờn luật”… Bởi, việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại khu vực kinh doanh này còn bộc lộ bất cập. Việc thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm của các lực lượng chức năng sẽ góp phần đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị, cũng như góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01