Cần xem xét bổ sung đối tượng học sinh được hưởng cơ chế hỗ trợ học phí
Ngày 31/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Đàm Văn Huân phát biểu tại hội nghị. |
Về đối tượng áp dụng, dự thảo Nghị quyết sẽ hỗ trợ trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi (gọi tắt là đối tượng 1).
Theo dự thảo Nghị quyết, trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi (gọi tắt là đối tượng 1), gồm 13 xã: Huyện Ba Vì có 7 xã (Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài); Huyện Thạch Thất có 3 xã (Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân); Huyện Quốc Oai có 2 xã (Phú Mãn, Đông Xuân); Huyện Mỹ Đức có 1 xã (An Phú). |
Hỗ trợ trẻ em mầm non và học sinh phổ thông thuộc đối tượng được giảm 50% và 70% học phí theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (không bao gồm các đối tượng 1) đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội; học viên thuộc đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP đang theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội (gọi tắt là đối tượng 2).
Dự kiến, kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho các đối tượng trên trong năm học 2022-2023 khoảng 9.136 triệu đồng.
Góp ý tại hội nghị, các ý kiến phản biện đều khẳng định sự cần thiết ban hành Nghị quyết và tán thành cao với đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết. Bởi trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước phục hồi sau đại dịch Covid-19, Nghị quyết được ban hành sẽ chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh học sinh, người dân ở khu vực miền núi và các đối tượng chính sách, để đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa góp ý tại hội nghị. |
Nhấn mạnh ý nghĩa và tính cấp thiết của Nghị quyết, góp ý vào dự thảo Nghị quyết, PGS.TS Bùi Thị An - Hội đồng tư vấn kinh tế MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cho rằng: Những đề xuất trong Nghị quyết đã thể hiện rõ tính nhân đạo, tốt đẹp của xã hội, của Thủ đô Hà Nội, đó là tập trung chăm lo nguồn nhân lực tương lai bằng hành động, việc làm cụ thể, qua đó khẳng định tầm quan trọng của giáo dục - là quốc sách hàng đầu.
PGS.TS Bùi Thị An cũng cũng đề nghị, cần xem xét đến đối tượng con công nhân lao động đang sinh sống, làm việc trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, ngành Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các ban, ngành kiểm tra, giám sát, đảm bảo chính sách đến với các đối tượng nhanh và chuẩn, công khai, minh bạch.
Khẳng định Dự thảo tờ trình của Ủy ban nhân dân Thành phố, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố đều đảm bảo các cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và cho thực tiễn đời sống nhân dân các khu vực dân cư của Thành phố, song TS. Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam cũng kiến nghị: “Chúng tôi kiến nghị thêm những con em của công nhân các khu vực công nghiệp, của nhân dân, người lao động về định cư sinh sống ở Hà Nội (diện không có hộ khẩu thương trú) được xem xét để hưởng cơ chế hỗ trợ học phí”.
Đồng tình với ý kiến trên, bà Trần Thị Kim Liên - Hội Tâm lý giáo dục cũng cho rằng: Cần xem xét bổ sung đối tượng con công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất, con người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào đối tượng được hỗ trợ.
Trao đổi về vấn đề này tại hội nghị, bà Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề xuất: Thành phố quan tâm, xem xét hỗ trợ con công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Thành phố. Hiện có khoảng 140.000 đoàn viên/170.000 công nhân lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố; trong số này nhiều người lao động có hoàn cảnh khó khăn, nhất là sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.
"Trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng cao, nhiều công nhân lao động phải đi thuê trọ, chưa có hộ khẩu tại Hà Nội nên con phải theo học các trường tư thục, dân lập… do đó, việc chăm lo cho con đầu năm học sẽ khiến người lao động gặp không ít khó khăn. Rất mong Thành phố và ngành Giáo dục và Đào tạo trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ có sự quan tâm, ưu tiên đến đối tượng này", bà Đặng Thị Phương Hoa bày tỏ.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp thu ý kiến tại hội nghị. |
Tiếp thu ý kiến phản biện tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cho biết, bộ phận soạn thảo sẽ tiếp thu toàn bộ các ý kiến, xem xét điều chỉnh cho phù hợp với các quy định và thực tiễn.
Kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Đàm Văn Huân trân trọng cảm ơn và tiếp thu 15 ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia, đại diện các quận, huyện tại hội nghị.
Ông Đàm Văn Huân cũng đề nghị bộ phận chủ trì soạn thảo là Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, thống nhất điều chỉnh tên gọi của Nghị quyết cho phù hợp với thực tế triển khai; điều chỉnh lại bố cục; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong chính sách để tạo sự ủng hộ, đồng tình từ dư luận...
Bên cạnh đó, cần xem xét kỹ các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo Nghị định 81 và các đối tượng khó khăn khác được hưởng chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, Thành phố, đảm bảo con em chúng ta được bình đẳng trong giáo dục.
Việc xây dựng Nghị quyết hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2022-2023 là chính sách ưu việt và là đặc thù riêng của thành phố Hà Nội; thẩm quyền quyết định các cơ chế đặc thù thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố. Dự kiến, dự thảo Nghị quyết sẽ được trình Hội đồng nhân dân Thành phố khóa XVI xem xét, thông qua vào kỳ họp thứ chín của Hội đồng nhân dân Thành phố, để kịp triển khai chính sách hỗ trợ ngay trong đầu năm học mới 2022-2023. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024
Tin khác
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 22:00
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 16:34
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Luật Thủ đô 2024 25/11/2024 06:37
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 06:18
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56