Chính sách kịp thời, triển khai “tắc nghẽn”!
Ảnh minh họa. |
Cụ thể, Nghị quyết 42 của Chính phủ đã quy định người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Tổng số tiền tái cấp vốn tối đa 16.000 tỷ đồng với lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, lãi suất tái cấp vốn quá hạn là 0%/năm (gói hỗ trợ16.000 tỷ đồng dự kiến cho doanh nghiệp vay để hỗ trợ chi trả lương, trợ cấp cho khoảng 3 triệu người lao động).
Tuy nhiên, theo thông tin tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2020 diễn ra sáng 22/9, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho hay, hiện cả nước mới chỉ có 1 doanh nghiệp đủ điều kiện vay gói tín dụng 16.000 tỷ đồng. Song do vướng thủ tục, đến nay doanh nghiệp này đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động nên không vay nữa.
Như vậy, gói 16.000 tỷ đồng, đến nay vẫn chưa được giải ngân cho doanh nghiệp nào. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, về phía cơ quan này đã ban hành đầy đủ cơ sở pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện và đã sẵn sàng nguồn vốn 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay. Nhưng theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Trong khi, theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội, thì điều kiện để doanh nghiệp vay vốn bao gồm: Có từ 20%, hoặc từ 30% người lao động trở lên đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/6; đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
Nói một cách ngắn gọn, tiêu chí cho vay quá cao, doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn. Vì vậy, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ tham mưu Chính phủ hạ tiêu chí cho vay.
Đây là trách nhiệm của các cơ quan hoạch định chính sách. Các cụ xưa có câu “một miếng khi đói bằng cả gói khi no”, trong lúc cộng đồng doanh nghiệp, người lao động phải “gồng mình” chống chọi với đại dịch Covid-19, để trực tiếp giúp doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn, Chính phủ đã quyết định dành gói tín dụng 16.000 tỷ đồng (trong gói 62.000 tỷ đồng) cho doanh nghiệp vay để họ có điều kiện trả lương, các chế độ cho người lao động. Thế nhưng, đến nay đã được hơn 5 tháng, số tiền giải ngân vẫn là con số không tròn trĩnh!
Khi cộng đồng doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ tín dụng rất nhanh, rất cụ thể và giao cho các đầu mối thực hiện rất rõ ràng. Vậy mà khâu “thực thi” thì rất, rất chậm! Người lao động trong những doanh nghiệp thuộc diện hỗ trợ của gói tín dụng 16.000 tỷ đồng, họ đã tạm thời “đi qua cơn đói”, giờ đây (nếu dịch không tiếp tục bùng phát) thì đối với họ cũng không quá quan trọng. Cái đáng trách, khi họ khó khăn, Chính phủ kịp thời hỗ trợ, thì dòng tiền lại bị “tắc nghẽn” ở khâu triển khai. Đây là câu chuyện muôn thuở có lẽ cũng cần có những phương thuốc đặc trị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nghệ An: Tuyên truyền pháp luật, giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong
Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp
Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng
Tin khác
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32