Chinh phục “nông nghiệp số” để làm giàu
Diễn đàn nông dân quốc gia: Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp Hiệu quả từ việc hình thành chuỗi sản xuất |
Làm giàu từ phát triển nông nghiệp
Chị Nguyễn Hồng Hạnh (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng) có 1.500 gốc nho Hạ Đen trồng trên diện tích 4.500m2, ước tính sản lượng nho năm 2022 của gia đình đạt 4 - 5 tấn. Từ mô hình trồng nho hữu cơ, nhận thấy cảnh quan có thể đáp ứng nhu cầu thích trải nghiệm của du khách, chị Hạnh cùng gia đình đã cải tạo, trang trí và biến khu vườn trồng nho của gia đình thành điểm check-in ấn tượng, đón khách tới ngắm cảnh, trải nghiệm, chăm sóc, cắt tỉa và thu hoạch nho. Để phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp du lịch, gia đình chị khai thác nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo dược, tạo ra sản phẩm an toàn, môi trường sống trong lành, sạch sẽ qua đó giữ chân du khách.
Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất giúp giảm nhân công lao động, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. |
Chị Hạnh cho biết việc kết hợp giữa phát triển nông nghiệp với khai thác du lịch mặc dù gặp nhiều khó khăn nhất là khi mô hình vẫn còn mang tính tự phát của gia đình, nhưng chị và các thành viên là những người hiểu rõ nhất về ruộng vườn, thế mạnh của địa phương. Do đó chị luôn tự cập nhập kiến thức, tìm hiểu, chọn những lối đi phù hợp cho mô hình của gia đình. Việc kết hợp mô hình giúp vườn nho của chị thu hút nhiều khách đến mua hàng hơn. Mỗi vụ chị bán nho trực tiếp cho khách tại vườn, không phải bán qua các thương lái.
Khởi nghiệp cũng từ nông nghiệp nhưng cách làm của anh Ngô Minh Trưởng (chủ vườn lan hồ điệp tại xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai) không manh mún như nhiều hộ làm nông nghiệp quanh vùng. Với sự nhanh nhạy của bản thân và sự trợ giúp đắc lực của công nghệ số, anh đã gây dựng thành công mô hình trồng 80.000 cây lan Hồ Điệp công nghệ cao trên diện tích 2.500m2.
Mô hình thiết kế theo hệ thống nhà lưới, nhà màng, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật hiện đại như: Sử dụng hệ thống bón phân, tưới nước tự động, gieo trồng trên giá thể, kiểm soát dinh dưỡng, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng… Các công đoạn chăm sóc, được anh quản lý theo dõi, thực hiện qua phần mềm tự động. Từ sự đầu tư bài bản, khoa học, thực hiện tỉ mỉ, chỉn chu đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật cao, giúp cây sinh trưởng tốt, tránh được sâu bệnh, mang lại hiệu quả sản xuất cao.
Việc ứng dụng công nghệ cao không những giúp anh Trưởng chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu đồng thời giúp giảm chi phí nhân công lao động, từ đó giảm được giá thành sản xuất. Hiện tại, mặc dù diện tích lớn nhưng vườn lan của gia đình anh Trưởng chỉ duy trì 4 lao động thường xuyên.
Chị Phạm Thị Huyên (làm việc tại vườn lan) chia sẻ: “Làm ở đây công việc rất nhàn vì tất cả các công đoạn đều được tự động hoá, không phải sử dụng tay chân. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã tạo sự thuận tiện cho người lao động, giúp cây sinh trưởng tốt. Công việc hàng ngày của tôi là theo dõi hệ thống quan trắc để điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng của vườn lan. Khi thiết bị máy đo báo nhiệt độ ánh sáng quá cao, tôi phải che lưới, khi nhiệt độ thấp, tôi sẽ tăng nhiệt độ điều hoà”.
Đưa sản phẩm lên không gian số
Không chỉ đưa công nghệ vào trồng trọt để gia tăng giá trị sản phẩm, những nông dân thời nay đã nhanh nhạy, bắt nhịp với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào tiêu thụ hàng hoá. Hợp tác xã nông nghiệp Sông Hồng (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh) với lối đi riêng hướng đến nền nông nghiệp sạch, cung cấp các sản phẩm thân thiện môi trường tới người tiêu dùng. Sản phẩm của Hợp tác xã nhận được sự đánh giá cao từ người tiêu dùng, ống hút từ rau, củ được công nhận sản phẩm OCOP đạt 5 sao. Ðể sản phẩm tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn, Hợp tác xã đẩy mạnh đa kênh bán hàng, ngoài việc cung cấp cho cửa hàng, một số hệ thống siêu thị, Hợp tác xã còn bán sản phẩm trên trang Shopee, Lazada…
Ông Lê Tùng Lâm, Trưởng phòng Hợp tác xã nông nghiệp Sông Hồng cho biết, khi bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường, Hợp tác xã đã nhận được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp Hà Nội và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh trong các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá trên nền tảng số. Từ việc giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm, diễn đàn, đến nay sản phẩm của Hợp tác xã đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố và một số quốc gia.
Tương tự Hợp tác xã sản xuất tinh bột nghệ và tinh dầu Bà Bé (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm) đã đạt nhiều hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ số để tiêu thụ sản phẩm bằng cách mở kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Chia sẻ về hiệu quả từ việc bán hàng trên các sàn thương mại, ông Phùng Đắc Dũng, Giám đốc kinh doanh Hợp tác xã cho biết, Hợp tác xã được các sở, ngành hỗ trợ, thường xuyên đưa sản phẩm OCOP tham dự các hội chợ trong và ngoài Thành phố.
Đặc biệt Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho Hợp tác xã tham gia hội chợ quảng bá sản phẩm, triển khai những hình thức bán hàng mới như livestream, bán hàng trên nền tảng Tiktok, trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Postmart. Việc bán hàng trên các nền tảng công nghệ giúp sản phẩm Hợp tác xã quảng bá sản phẩm đến nhiều hơn với người tiêu dùng, sản lượng hàng tháng bán ra tăng cao hơn nhiều so với hình thức bán hàng truyền thống. /.
Để hỗ trợ các hộ sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận, tiêu thụ sản phẩm qua sàn thương mại, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 08/KH-UB ngày 7/1/2022 về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn của thành phố Hà Nội. Theo đó, sản phẩm nông nghiệp sẽ được quảng bá, giới thiệu lên các sàn thương mại điện tử Postmart.vn (thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) và Voso.vn (thuộc Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel). Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bên liên quan và các sàn thương mại điện tử tổ chức đào tạo, tập huấn, tạo tài khoản, gian hàng trên sàn cho các hộ sản xuất. Các sàn thương mại điện tử xây dựng quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận để hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ sản xuất trong quy trình giao dịch trên sàn thương mại điện tử; đồng thời triển khai giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử để bảo đảm chất lượng sản phẩm… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Triển khai các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai
Dự kiến nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ hoàn thành vào ngày 30/3/2025
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024
Tin khác
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Chuyển đổi số 12/11/2024 07:41
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân
Chuyển đổi số 11/11/2024 14:27
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II
Xã hội 10/11/2024 07:11
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chuyển đổi số 07/11/2024 06:05
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Hà Nội: Chuyển đổi số hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
Infographic 23/10/2024 20:35
Công đoàn Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Chuyển đổi số 18/10/2024 20:56
Báo Kinh tế & Đô thị ra mắt tòa soạn hội tụ và hệ sinh thái số
Chuyển đổi số 17/10/2024 11:46
Trang Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội" tiếp nhận 500 tin phản ánh vi phạm giao thông
Pháp luật 15/10/2024 22:41