Chính phủ ban hành 8 chính sách nổi trội cho cán bộ, công chức do tinh gọn bộ máy
Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm Trình Chính phủ chính sách với công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp bộ máy |
Tại buổi họp báo, Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ Nguyễn Quang Dũng đã cung cấp thông tin về Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang (CBCCVC, NLĐ, LLVT) trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 gồm 3 chương và 27 điều, nêu ra 8 chính sách quan trọng.
Chính sách 1: Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi (Điều 7):
Trường hợp có tuổi đời đủ 10 năm trở xuống so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường và đủ 5 năm trở xuống so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn và đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc để nghỉ hưu thì được hưởng 3 chế độ sau:
Một là, được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm: Trường hợp nghỉ trong thời hạn 12 tháng: nếu có tuổi đời còn từ đủ 5 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm; nếu có tuổi đời còn từ đủ 5 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu, được hưởng trợ cấp bằng 0,9 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với 60 tháng.
Trường hợp nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi thì được hưởng bằng 0,5 mức trợ cấp của trường hợp nghỉ trong 12 tháng nêu trên.
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: L.N |
Hai là, được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, gồm: được hưởng lương hưu và không bị trừ tỷ lệ lương hưu; được hưởng trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi, gồm: đối với người còn từ đủ 2 năm đến dưới 5 năm đến tuổi nghỉ hưu thì được trợ cấp bằng 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ sớm; đối với người còn từ đủ 5 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu thì được trợ cấp bằng 4 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu sớm; được hưởng trợ cấp theo thời gian công tác có trên 20 năm đóng BHXH bắt buộc.
Trường hợp có tuổi đời còn dưới 2 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc để được hưởng lương hưu, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
CBCCVC được nghỉ hưu trước tuổi thuộc đối tượng khen thưởng quá trình cống hiến mà còn thiếu thời gian công tác giữ chức vụ lãnh đạo tại thời điểm nghỉ hưu thì được tính thời gian nghỉ hưu sớm tương ứng với thời gian còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời gian bổ nhiệm của chức vụ hiện đảm nhiệm để xét khen thưởng quá trình cống hiến. Đối với CBCCVC không thuộc đối tượng xét khen thưởng quá trình cống hiến thì được cấp có thẩm quyền xem xét các hình thức khen thưởng phù hợp với thành tích đạt được.
Chính sách 2: Chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức (Điều 9)
CBCC có tuổi đời còn hơn 2 năm đến tuổi nghỉ hưu và không đủ điều kiện hưởng chính sách, chế độ nghỉ hưu trước tuổi, nếu nghỉ thôi việc thì được hưởng 4 chế độ sau:
Một là, được hưởng trợ cấp thôi việc: nếu nghỉ trong thời hạn 12 tháng thì được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc; nếu nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi thì được hưởng bằng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc (tối đa 60 tháng).
Hai là, được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc.
Ba là, được bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc hưởng BHXH một lần theo quy định của pháp luật về BHXH.
Bốn là, được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.
Chính sách 3: Chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức và NLĐ (Điều 10)
Viên chức và NLĐ nghỉ thôi việc được hưởng 4 chế độ như CBCC nghỉ thôi việc, chỉ khác chế độ thứ 4 là viên chức và NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp do quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chi trả do tham gia BHTN.
Chính sách 4: Chính sách đối với CBCCVC lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ hoặc được bầu cử, bổ nhiệm vào chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn (Điều 11), thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm.
Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ Nguyễn Quang Dũng. Ảnh: L.N |
Chính sách 5: Chính sách đối với người đi công tác ở cơ sở (Điều 12)
Để tăng cường CBCCVC ở Trung ương, cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở (thời gian 3 năm), Nghị định quy định 5 chế độ, gồm: được tiếp tục hưởng tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi; được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
Trường hợp đơn vị công tác ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP. Sau khi CBCCVC hoàn thành tốt nhiệm vụ tại cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đi hoặc được cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp không thấp hơn vị trí việc làm trước khi đi tăng cường; đồng thời, được nâng lương vượt 1 bậc và được Bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
Chính sách 6: Chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội, gồm: Được nâng lương vượt 1 bậc; được hưởng tiền thưởng do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định trong tối đa 50% quỹ tiền thưởng của cơ quan, tổ chức, đơn vị; được quan tâm, ưu tiên quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí vào vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp; được hưởng chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ.
Chính sách 7: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CBCC sau khi sắp xếp.
Chính sách 8: Chính sách, chế độ đối với đối tượng thuộc LLVT trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy như đối với CBCCVC và lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước.
Cũng theo ông Nguyễn Quang Dũng, Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày mai, 1/1/2025. Đồng thời giao trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện cho các Bộ, ngành ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng CBCCVC và NLĐ trong việc ban hành tiêu chí đánh giá và tiến hành thực hiện rà soát tổng thể chất lượng CBCCVC và NLĐ thuộc phạm vi quản lý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giải quyết dứt điểm vướng mắc của 3 dự án tại Hà Nội
Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
Quy định mới về dạy thêm, học thêm
Herbalife Việt Nam lần thứ ba là nhà tài trợ chính thức chương trình “Chào Năm Mới” tại Hà Nội
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Phố Hàng Mã "thay áo" đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tăng cường tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
Tin khác
Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp bằng 150% lương
Sự kiện 02/01/2025 10:35
Hà Nội: Các đơn vị hành chính mới sau sắp xếp đảm bảo hoạt động ổn định từ 1/1/2025
Sự kiện 01/01/2025 17:25
10 sự kiện tiểu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024
Sự kiện 01/01/2025 14:59
Chính sách mới với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm
Sự kiện 01/01/2025 07:49
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc
Thời sự 01/01/2025 06:39
Đổi mới công tác xây dựng pháp luật là sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp
Sự kiện 31/12/2024 20:13
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2024
Sự kiện 31/12/2024 17:30
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024
Sự kiện 31/12/2024 17:19
Trình Chính phủ chính sách với công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp bộ máy
Sự kiện 31/12/2024 10:30
Trước 31/12/2024, ra mắt 56 Đảng bộ của các xã, phường mới
Sự kiện 30/12/2024 08:53