Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi Luật Cán bộ, công chức tập trung vào 3 chính sách: Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; hoàn thiện quy định về cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức...
Hà Nội có gần 8.000 chỉ tiêu công chức cấp huyện trong năm 2025 Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất sửa đổi quan trọng.

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức năng động, sáng tạo

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi Luật Cán bộ, công chức tập trung vào 3 chính sách: Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; hoàn thiện quy định về cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, cơ chế tạo nguồn, thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong bộ máy của hệ thống chính trị; thống nhất nền công vụ từ Trung ương đến cơ sở.

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Cán bộ, công chức đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan nhà nước các cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính Nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật Cán bộ, công chức cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định, cần tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và phù hợp, đồng bộ với các quy định mới của Đảng về nội dung quản lý cán bộ, công chức; xử lý kỷ luật; thẩm quyền quyết định biên chế công chức…

Vì vậy, việc xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là cần thiết, nhất là trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị theo yêu cầu Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 và Kết luận số 50-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị.

Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: AT

Đối tượng tác động của Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) là toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương, toàn bộ cơ quan Nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương, các thiết chế, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc của chính quyền địa phương các cấp (từ cấp tỉnh đến cấp xã).

Xây dựng môi trường thực hiện công vụ lành mạnh

Phát biểu tại phiên họp, nhiều ý kiến cho rằng, để khuyến khích cán bộ, công chức thể hiện sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cần phải xây dựng môi trường thực hiện công vụ lành mạnh thông qua việc quy định cụ thể quyền của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ; có cơ chế loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm đối với cán bộ, công chức khi thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.

Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các chính sách để giữ được nhân lực có chuyên môn và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong các bộ máy của hệ thống chính trị...

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam Trần Anh Tuấn cho rằng, để đáp ứng các yêu cầu của cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy hiện nay, các chính sách được đề xuất sửa đổi phải mang tính toàn diện, đột phá.

Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm
Công chức Bộ phận một cửa quận Hoàng Mai giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Trong đó, cần đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý cán bộ, công chức, chuyển từ cơ chế quản lý kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế sang cơ chế quản lý theo vị trí việc làm. Để làm được việc này, phải đánh giá quá trình thực hiện, những tồn tại, hạn chế khi sắp xếp theo vị trí việc làm trong thời gian qua. Từ đó rút ra kinh nghiệm về thẩm quyền quản lý, phương pháp, cách thức hướng dẫn, xác định vị trí việc làm.

Ông Trần Anh Tuấn cũng đề xuất nghiên cứu, bổ sung quy định cho phép cơ quan nhà nước được ký hợp đồng lao động đối với một số vị trí việc làm do công chức đảm nhiệm để tạo sự linh hoạt trong sử dụng nguồn nhân lực; nghiên cứu xây dựng cơ chế sát hạch để thường xuyên sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức…

Cho ý kiến về nguồn lực bảo đảm cho việc thi hành Luật sau khi được thông qua, đại diện Bộ Tài chính đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình thêm tác động đến ngân sách Nhà nước đối với các nội dung cho phép cơ quan nhà nước được ký hợp đồng lao động đối với một số vị trí việc làm; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức; chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức mất việc làm…

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nhất trí với việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức; tuy nhiên cần điều chỉnh tên gọi của các chính sách để phù hợp với nội dung thể hiện và rà soát các vướng mắc trong quy định hiện hành về cán bộ, công chức.

Thứ trưởng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo chỉ quy định những nội dung mang tính khung, nguyên tắc, thuộc thẩm quyền Quốc hội. Những nội dung mang tính biến động thì giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành và kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác cán bộ trong từng thời kỳ.

Đồng thời, đánh giá tác động của các chính sách trên 5 phương diện: kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính, hệ thống pháp luật; tính toán chi phí, lợi ích của từng giải pháp đề xuất và chi tiết hoá các chính sách thành các điều khoản trong Đề cương chi tiết dự thảo Luật; làm rõ cách thức xác định vị trí việc làm; tính khả thi, cách thức và lộ trình thực hiện bỏ quy định về ngạch và cơ cấu ngạch công chức; tiêu chí xác định thứ bậc, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn nếu bỏ ngạch công chức; các trường hợp cơ quan nhà nước được ký hợp đồng lao động…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
32 năm chuyện của chúng tôi

32 năm chuyện của chúng tôi

Tính đến thời điểm này, Báo Lao động Thủ đô tròn 32 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên. Và năm nay, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, cùng với hệ thống báo chí cả nước, trong đó các cơ quan báo chí Thủ đô sẽ được tổ chức lại để hoạt động theo mô hình mới. 32 năm qua, người đã nghỉ hưu, người chuyển cơ quan khác, song với “đại gia đình ngôi nhà Lao động Thủ đô” được làm việc, cống hiến tại địa chỉ 1A Yết Kiêu là cả quãng thời gian tươi đẹp. Chính nhờ Lao động Thủ đô mà mỗi người đều có những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo. Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32, Báo Lao động Thủ đô xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các bác, các anh, các chị và các cộng tác viên đã đồng hành với báo, đồng thời giới thiệu những “thước phim” của các cán bộ, phóng viên, người lao động đang làm việc tại Tòa soạn.
Niềm vui mỗi lần nhận giải

Niềm vui mỗi lần nhận giải

Với tôi, mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được công nhận và giành giải thưởng ở cuộc thi nào đó là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức và cần nhiều sự ủng hộ từ Ban Biên tập tòa soạn cũng như đồng nghiệp trong cơ quan.
Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

“An cư, lạc nghiệp” là mong mỏi của hầu hết mọi người, và với công nhân lao động, đó cũng là một trong những mong mỏi lớn nhất. Những cuộc gặp gỡ, khảo sát, giao lưu, trò chuyện... cùng công nhân lao động cho thấy, nhu cầu được thuê, mua nhà ở xã hội thật sự rất bức thiết và khó khăn, nhất là trên địa bàn những thành phố lớn như Hà Nội.
Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Sáng 29/3, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV gây ra.
Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương từ 91 xã sẽ giảm xuống còn 27 xã.
Xem thêm
Phiên bản di động