Chiến tranh và những ám ảnh khôn nguôi

Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức và nỗi ám ảnh về nó vẫn còn dai dẳng, đeo bám. Đặc biệt, với nhà văn như Chu Lai, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê... từng sống sót qua chiến tranh thì nỗi ám ảnh lại mang một màu sắc riêng. Nó cứ thế đi thẳng vào trang viết của họ, buồn thương và hùng tráng để nhiều người trẻ hôm nay hiểu rõ giá trị của những tháng năm hòa bình.
Chiến tranh Việt Nam và những hình ảnh rúng động thế giới
Trưng bày hình ảnh nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam trong chiến tranh
Chiến tranh và những ám ảnh khôn nguôi
Nhà văn Bảo Ninh

Đã từ lâu, bất cứ khi nào nhắc đến Bảo Ninh, thương hiệu văn học chiến tranh luôn là điều được nhắm đến đầu tiên. Chiến tranh dường như là một đối tượng phản ánh chuyên nhất, duy biệt và ổn định trong mạch cảm hứng sáng tác của ông. Nỗi ám ảnh về những cuộc chiến khốc liệt và nỗi buồn ẩn sâu thời hậu chiến được đề cập thẳng thắn và nhiều góc cạnh trong “Nỗi buồn chiến tranh”, một cuốn tiểu thuyết từng được coi là scandal trong văn học những thập niên 80, 90 thế kỷ trước. Một số người cho rằng, “Nỗi buồn chiến tranh” bi đát và bế tắc. Số khác cho rằng, Bảo Ninh, từ góc nhìn người lính đã phơi bày những sự thật trần trụi... Nỗi buồn chiến tranh cũng chính là nỗi đau về thân phận con người.

Nhưng suy cho cùng, thành công của Bảo Ninh không chỉ là tính chân thực, ở cách nhìn mới về chiến tranh mà còn ở cách cảm thụ, cách cắt nghĩa và lý giải về đề tài này. Nỗi buồn chiến tranh vì vậy, không chỉ bộc lộ ở chiều sâu tư tưởng mà còn ở chiều sâu nghệ thuật. Ngay cái nhan đề cũng là một tín hiệu nghệ thuật: Đó là nỗi đau, nỗi mất mát, nỗi ám ảnh kinh hoàng của người lính về sự tàn khốc của chiến tranh. Lớn hơn nỗi đau về thể xác, đó là nỗi đau về tinh thần, điều mà chúng ta gọi là “hội chứng chiến tranh”.

Bảo Ninh mang cảm xúc mạnh mẽ của người trong cuộc. Ông là người đã từng lội qua thung lũng máu tìm xác đồng đội và trải nghiệm nhiều lần cảm giác đau đớn và sợ hãi khi sinh mạng bị hăm dọa. Xuyên suốt trong những tác phẩm của mình, nhà văn muốn nhắc nhở mọi người về những di hại hậu chiến còn kinh hãi hơn nhiều. Đó là một thứ độc chất ngấm vào cơ thể, giày vò, hành hạ nạn nhân mãi không thôi. Những người lính trở về, trong truyện ngắn của ông, đều là những con người cô đơn, hụt hẫng vô cùng. Đó có thể là những người đàn ông tình nguyện ở lại núi rừng, lập trại mưu sinh chứ không trở lại với cộng đồng trong tác phẩm “Trại bảy chú lùn” hoặc có thể họ vẫn trở về, vẫn hòa nhập. Nhưng trong muôn mặt đời thường của những cựu binh ấy, các vết thương tâm lý đã vĩnh viễn không thể liền sẹo. Họ bị giày vò bởi các hồi ức thương đau, nhiều người chuếnh choáng trong đời sống hư thực, mộng mị.

Chiến tranh và những ám ảnh khôn nguôi
Nhà văn Lê Minh Khuê

Với nhà văn Lê Minh Khuê, bà cho rằng, bà là người trưởng thành trong chiến tranh và có lẽ tài sản lớn nhất của chị chính là kí ức về chiến tranh. Ký ức đẹp và buồn. Kí ức chiến tranh cũng có thể là một món nợ và buộc bà phải cầm bút. Vùng ký ức trong những năm tháng ấy cứ thế đi thằng vào những trang viết của chị một cách tự nhiên và có lẽ đó cũng là lý do mà những truyện ngắn như “Những ngôi sao xa xôi”, “Cao điểm mùa hạ” hay “Nhiệt đới gió mùa”….vô cùng gần gũi, chân thực và ám ảnh người đọc.

Có lẽ, những người trẻ hôm nay khó có thể tưởng tượng hết sự khốc liệt cùng cả nỗi buồn trong chiến tranh. Những năm 60 của thế kỷ trước, khi Lê Minh Khuê mới chỉ là cô bé 15 tuổi, chị đã tự khai thêm tuổi và gia nhập thanh niên xung phong, có mặt ở biên giới Việt-Lào. Chị nhớ lại: “Thời điểm ấy tôi còn trẻ nên chẳng biết sợ, biết buồn là gì nhưng sau này, lấy chồng và sinh con rồi thì mới cảm thấy sợ. Dù tôi biết rằng, đạn bom, chết chóc, thương tật, chia ly là những chuyện bình thường của chiến tranh. Nhưng, tất cả những gì ghê gớm nhất là sau cuộc chiến”.

Sau này, khi trở về với công việc của một nhà báo tại báo Tiền Phong, chiến tranh cũng chính là dữ liệu chính trong những trang viết của chị. Và để có thêm thực tế một lần nữa, Lê Minh Khuê tự nguyện dấn thân vào các tuyến lửa. Từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị rồi vào Đà Nẵng, đi tới đâu chị viết tới đó. Hễ gặp chiếc xe nào trên đường ra Bắc, chị lại gửi bài về tòa soạn.

Nhưng có lúc, nỗi ám ảnh về chiến tranh quá lớn, đã có những câu chuyện bà chưa dám đưa vào tác phẩm của mình, vì sợ rằng nó sẽ để lại cho người đọc sự day dứt khôn nguôi. Chị kể: “Hồi đi làm báo, vào viện Quân y 111, tôi ngồi bên cạnh anh sĩ quan, bị bom phạt mất hết cằm, hai tay, hai chân cũng mất. Anh mê sảng, cằm đã mất nhưng vẫn gọi được “Mẹ, mẹ ơi”. Chỗ băng cứ trào máu ra. Tôi cứ vỗ vai anh và nói “Mẹ đây, mẹ đây!”. Một lúc sau tôi đi đến các hầm thương binh và quay lại thì chị y tá bảo, anh đã mất”.

Chiến tranh và những ám ảnh khôn nguôi
Nhà văn Chu Lai

Tương tự như vậy, nhà văn Chu Lai từng cho rằng, cả cuộc đời ông là những chuyến lãng du và trận mạc. Ông khẳng định: “Đáng lẽ sau 10 năm cầm súng kiệt sức, kiếm một việc gì đó thật nhàn thân để sống lai rai nốt quãng đời còn lại. Nhưng lại lao vào cầm bút. Nhưng bỏ làm sao một khi cái đó đã thành nợ nần, thành nghiệp và cả ân tình. Hơn 30 năm cầm bút là rất ngắn. Biển văn vô bờ, mù mịt, càng bơi càng lạc, càng mênh mông, biết đâu là bến mà bảo đủ hay thiếu. Có khi viết được vài chữ đã tưởng đủ nhưng viết thêm triệu chữ lại thấy thiếu. Tôi là người của trận mạc, sống trong thời bình nhưng vẫn mang nặng cuộc chiến. Tôi thích cô đơn, muốn tách ra khỏi nhịp điệu xã hội đầy tạp âm. Tôi luôn ủ dột, ủ dột để nuôi nỗi buồn man mác, để có cảm hứng viết”.

Nỗi ám ảnh chiến tranh trong ký ức nhà văn này nhiều vô kể. Đó là những ngày tháng bi tráng trong 81 ngày đêm thành cổ Quảng Trị. Với ông, đó là một cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. Số phận con người đẩy tới tận cùng, một ngày cả một đại đội hy sinh.

Chu Lai đã viết rất “bạo” ngay từ cuốn “Nắng đồng bằng” cách đây hơn 30 năm, khi đó ông đã “cho” cả tiểu đoàn đặc công hy sinh hết. Đó là sự thật trong cuộc chiến đấu vào ngày 29.4.1975 tại cầu Rạch Miễu, cây cầu cửa ngõ vào Sài Gòn, để giữ cầu không bị bọn lính Sài Gòn đánh sập, chặn đường tiến của xe tăng ta vào thành phố, gần như cả tiểu đoàn đặc công đã hy sinh.

Chiến tranh và những ám ảnh khôn nguôi
Với nhà văn Chu Lai, 81 ngày đêm ở Thành cổ Quảng Trị luôn ám ảnh ông

Nói về việc lớp nhà văn trẻ hôm nay, ông cho rằng, chúng ta không thể không hy vọng vào họ. Dĩ nhiên, cái nhìn của những người viết không tham chiến sẽ khác những người viết từng tham chiến. Người đã từng kinh qua trận mạc, trang viết sống động, tươi rói, như cuộc chiến đang hiện diện có khói lửa, có tiếng bom đạn, có mùi thuốc súng và đặc biệt mùi “tử sĩ”- “Mùi” chiến tranh … Người viết thế hệ sau nhìn chiến tranh bằng cái nhìn minh triết, đánh giá sự kiện, sự việc khách quan, chiến tranh không có “mùi” chiến tranh nhưng có sự hấp dẫn ở tính cách nhân vật được phân tích sâu, bố cục cũng hấp dẫn, mới lạ.

Có một sự thực là, những vùng ký ức đặc biệt sẽ khó có thể phai nhòa trong cuộc đời một con người và ký ức chiến tranh, bom đạn một thời sẽ càng khó nguôi ngoai. Suy cho cùng, nhớ về nỗi buồn, niềm day dứt trong chiến tranh buồn đau và khốc liệt sẽ giúp ta trân trọng hơn giá trị của hòa bình hôm nay.

Hải Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi động Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024

Khởi động Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024

(LĐTĐ) Ngày 8/5, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024 (VPL-S5).
Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tổ chức phiên họp thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả công tác quý I/2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Chung kết cuộc thi hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024 tại Hòa Bình

Chung kết cuộc thi hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024 tại Hòa Bình

(LĐTĐ) Ngày 8/5 tại Hà Nội, Công ty Sen Vàng tổ chức họp báo công bố lịch trình cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam.
Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua, các chuyên gia kinh tế nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (9/5), có thể giảm sâu với mức hơn 1.000 đồng/lít. Theo đó, giá xăng có thể trở về mốc 23.000 đồng/lít.
Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

(LĐTĐ) “Bài toán khó khăn về nước cung cấp cho 190 hecta cánh đồng nho, khả năng sẽ được giải quyết sau năm 2024”. Đó là thông tin từ ông Trần Hữu Nhân - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
167 nhân viên y tế giỏi ngành Y tế được biểu dương khen thưởng

167 nhân viên y tế giỏi ngành Y tế được biểu dương khen thưởng

(LĐTĐ) Chiều nay (8/5) Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế và trao giải Cuộc thi online “Tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm” lần thứ nhất.
Phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa

Phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Ủy ban Pháp luật tổ chức Phiên họp lần thứ 22 để thẩm tra dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và đề nghị của Chính phủ về bổ sung dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.

Tin khác

Vẹn nguyên bài học trong công cuộc dựng xây đất nước

Vẹn nguyên bài học trong công cuộc dựng xây đất nước

(LĐTĐ) 70 năm đã lùi xa, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ lớn lao cho nhân dân cả nước. Tầm vóc, ý nghĩa và những bài học đúc rút từ sự kiện lịch sử trọng đại này vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (7/5), Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã chính thức diễn ra vào tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên

Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Hòa chung không khí cùng nhân dân cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự biết ơn với thế hệ cha ông đã hi sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Những ngày Tháng 5 lịch sử, hoà chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) rộn ràng hướng về vùng đất Điện Biên, nơi đã ghi danh chiến thắng“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ký ức về “một  thời hoa lửa”

Ký ức về “một thời hoa lửa”

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm, song những ngày tháng 5 lịch sử, được nghe những nhân chứng lịch sử - họ là thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến trường chia sẻ tại buổi gặp mặt do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các tỉnh, thành phố tổ chức mới đây như tái hiện lại một Điện Biên hùng tráng năm nào.
Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi người dân Việt Nam tự hào về quá khứ và không quên bài học “đại đoàn kết toàn dân tộc” để xây dựng đất nước mạnh giàu. Đây cũng là ý kiến của một số người dân mà nhóm phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi tới Quý bạn đọc.
Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng và những bài học lịch sử từ Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên giá trị, đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024.
Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Xem thêm
Phiên bản di động