Gắn kết “cung - cầu” trong đào tạo nguồn nhân lực ICT trình độ cao

Chìa khóa vươn ra biển lớn

(LĐTĐ) Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng kinh tế số, trong đó lấy công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) làm nền tảng. Ngành ICT đã trở thành ngành kinh tế lớn dựa trên tri thức và công nghệ với quy mô 100 tỷ USD và xấp xỉ 1 triệu lao động tri thức. Tuy nhiên, ngành kinh tế lớn này đang phải đối mặt với bài toán nhân lực không hề đơn giản.
chia khoa vuon ra bien lon Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao
chia khoa vuon ra bien lon Sắp diễn ra chương trình Hợp tác ICT Việt Nam - Hàn Quốc 2018

Nhân lực vừa thiếu vừa yếu

Thống kê mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) cho thấy, hiện cả nước có 153 cơ sở giáo dục có đào tạo về ICT, mỗi năm có gần 35.000 sinh viên ra trường. Trong khi đó, số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) cả nước hàng năm tăng khoảng 30.000 lao động.

chia khoa vuon ra bien lon
Triển lãm Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp

Mặc dù nhu cầu nguồn nhân lực ICT lớn như vậy nhưng hiện nay các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước được cho là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Theo dự báo của Vietnamworks, tới năm 2020, nước ta còn thiếu 400.000 lao động CNTT và mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động.

Trước thực trạng trên, một số chuyên gia trong lĩnh vực này nhận định, nguyên nhân việc thiếu nhân lực trầm trọng là do các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước được cho là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao.

Theo ông Phí Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Tin học TP Hồ Chí Minh, hiện nay, các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước được cho là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Hiện chỉ có khoảng 27% lao động CNTT là có thể đáp ứng yêu cầu, số còn lại 72% cần phải được đào tạo bổ sung trong thời gian tối thiểu 3 tháng.

Giải thích nguyên nhân các chương trình đào tạo ngành CNTT còn có sự chênh lệch lớn với nhu cầu xã hội, PGS.TS Trần Thị Thái Hà - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: Do các trường đại học chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, trách nhiệm giải trình thấp; tính kết nối còn yếu do thiếu thông tin, thiếu động lực và năng lực. Do sinh viên và cha mẹ của sinh viên còn thụ động, lúng túng trong chọn trường, khó tìm việc; chưa sẵn sàng cho tương lai, thiếu thông tin, thiếu định hướng và chưa được trang bị kỹ năng mềm tốt.

Về phía doanh nghiệp, đơn vị này đang thiếu lao động có kỹ năng phù hợp, thiếu thông tin từ phía cung là các cơ sở đào tạo, trong khi lại tham gia yếu vào quá trình này. Các cơ quan bộ/ngành còn gặp khó khăn về quản lý và đưa ra chiến lược, chính sách thúc đẩy hiệu quả phát triển nguồn nhân lực.

Giải pháp nào hiệu quả và dài lâu?

Theo trao đổi của Phó Chủ tịch Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên CNTT của Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức như: Tốc độ phát triển công nghệ quá nhanh, tiếp cận ứng dụng truyền thống thay đổi tương ứng với công nghệ, các kỹ năng cần thiết của người lao động cũng thay đổi đáp ứng phân công lao động toàn cầu; kỹ năng cho Start-up còn mới với sinh viên.

Bởi vậy, sinh viên CNTT cần phải cập nhật, cải tiến thường xuyên cho nhu cầu “chất lượng cao” của nguồn nhân lực CNTT và cũng cần có sự phối hợp đa dạng giúp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

Cùng với việc sinh viên phải chủ động, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ ra nhiều rào cản mà việc đào tạo nguồn nhân lực ICT chất lượng cao cần phải thay đổi.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để đạt được khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường về CNTT là phải dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp công nghệ số, công nghệ ICT.

Nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán cung cầu về nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng nhu cầu của đào tạo để đáp ứng sự thay đổi của thời đại.Theo đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT đặt câu hỏi: “Đầu ra của nhà trường là doanh nghiệp nhưng nhà trường đã hiểu doanh nghiệp, đã nắm theo doanh nghiệp quyết định sản phẩm của mình chưa? Để có nhân lực tốt cho mình thì doanh nghiệp đã tham gia với nhà trường để thiết kế sản phẩm hay chưa hay hai đối tượng này vẫn rất xa nhau, vẫn đổ lỗi cho nhau?”.

Từ thực tế đào tạo, PGS.TS Hoàng Minh Sơn -Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định: Nhân lực ICT đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của mọi lĩnh vực, không phải chỉ của chính lĩnh vực ICT.

Vấn đề hiện nay là để đào tạo được nguồn nhân lực ICT đáp ứng yêu cầu, cần rất nhiều yếu tố như sinh viên phải được cung cấp một nền tảng kiến thức tốt, làm chủ công nghệ “lõi”: IoT, Big Data, AI, Blockchain…

Sinh viên cũng cần được trang bị kỹ năng nghiên cứu độc lập, tự học tốt đảm bảo nền tảng cho cập nhật công nghệ; kỹ năng làm việc nhóm và tiếng Anh tốt; kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo… Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ từ cả 3 phía: Trường đại học - Doanh nghiệp và Nhà nước.

Khẳng định, hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo CNTT phải trở thành nhu cầu tự thân, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là 1 trong 3 khâu đột phá để phát triển đất nước, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Người đứng đầu ngành Giáo dục nhận định, vấn đề kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường không mới, nhưng muốn hiệu quả, phải trở thành nhu cầu tự thân. Tức là các doanh nghiệp phải coi nhà trường như các bạn hàng, hai bên đến với nhau có động lực cùng lợi ích, không hợp tác với nhau thì không thể tồn tại được. Việc kết nối giữa doanh nghiệp với trường đại học và các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tạo ra một hệ sinh thái gồm ít nhất 3 nhà: Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp.

Theo đó, nhà nước là các bộ chuyên ngành tạo môi trường thể chế chính sách thuận lợi, để cho các trường đại học và các doanh nghiệp hợp tác với nhau; Các trường đại học phải thay đổi căn bản tư duy, chuyển từ quản lý sang quản trị, tiếp cận thị trường, cung ứng các dịch vụ CNTT, đổi mới chương trình đào tạo, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, gắn kết với doanh nghiệp để tạo ra một hệ sinh thái, trong đó thay đổi phương thức đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Còn các doanh nghiệp phải coi đây là một cơ hội, động lực. Như vậy, giữa doanh nghiệp và các trường đại học đều phải có một lợi ích chung, có một động lực là cùng có lợi; có một áp lực chung là nếu không hợp tác tốt với nhau thì cả hai bên đều bị tụt hậu. Đặc biệt, các trường đại học phải giảm bớt thời gian học lý thuyết, thay vào đó, phải dành cho sinh viên nhiều hơn thời gian để thực tập, được “nhúng mình” vào hoạt động của các doanh nghiệp.

Từ quá trình làm việc sẽ tạo ra một hệ sinh thái cộng sinh, sẽ hình thành văn hóa làm việc nhóm, chia sẻ, hỗ trợ nhau, thậm chí là văn hóa cạnh tranh. Còn các cơ quan bộ/ngành có trách nhiệm vừa kiến tạo, vừa gỡ vướng, gỡ khó khăn cho họ.“Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện rất quyết liệt để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Chúng tôi tin rằng khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi ban hành, thực hiện tự chủ đại học, các trường đại học phải đổi mới rất căn bản từ tư duy quản lý sang tư duy quản trị nhà trường, lấy hiệu quả làm thước đo, lấy thị trường để theo đuổi” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Đồng thời Bộ GD&ĐT và Bộ TT&TT khẳng định sẽ tạo các cơ chế chính sách và bảo trợ cho các hiệp hội như hiệp hội Tin học TP Hồ Chí Minh để xây dựng các điển hình, các cẩm nang hỗ trợ cho các doanh nghiệp và trường đào tạo ICT để thiết lập những mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi ngoài các trường.

Đặc biệt, hai Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để có những quy định thuận lợi nhất trong việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ICT vì một Việt Nam phát triển.

Phạm Thảo – Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi - giải trí - mua sắm mới nhân dịp nghỉ lễ 30/4  - 1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi - giải trí - mua sắm mới nhân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong 2 ngày, 26 và 27/4, Công ty Cổ phần Vinhomes khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, đồng thời khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island với hàng loạt hoạt động văn hóa giải trí và nghệ thuật hấp dẫn.
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

(LĐTĐ) Sáng ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức 30%.
Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

(LĐTĐ) Áp dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai các thủ tục để sớm thi công xây dựng 5 dự án BOT giao thông cửa ngõ của Thành phố và tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Tàu SE21/22 là một sản phẩm mới với nhiều tiện ích và thẩm mỹ vượt trội, được ngành đường sắt đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Lễ 30/4, 1/5 và được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch “hot” đối với du khách trong dịp hè 2024.
Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Thông tin Sơn Tùng M-TP sẽ góp mặt vào chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều Sky.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.

Tin khác

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Xem thêm
Phiên bản di động