Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao
Gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp | |
Nâng cao tính tự chủ cho toàn hệ thống | |
Triển khai hoạt động sở hữu trí tuệ trong các cơ sở giáo dục đại học |
Thiếu 400.000 lao động công nghệ thông tin
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện tỉ lệ các trường đại học, cao đẳng đào tạo công nghệ thông tin (CNTT) ở nước ta chiếm 37.5%, mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp. Thống kê của Bộ TT&TT cho thấy, số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ CNTT cả nước hàng năm tăng khoảng 30.000 lao động CNTT.
Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là 1 triệu nhân lực CNTT. Cung theo dự báo của Vietnamworks, tới năm 2020, nước ta còn thiếu 400.000 lao động CNTT và mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đến thăm các gian hàng giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. |
Mặc dù nhu cầu nguồn nhân lực ICT lớn như vậy nhưng theo ông Phí Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước được cho là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Hiện chỉ có khoảng 27% lao động CNTT là có thể đáp ứng yêu cầu, số còn lại 72% cần phải được đào tạo bổ sung trong thời gian tối thiểu 3 tháng.
Cũng theo ông Phí Anh Tuấn, sinh viên CNTT của Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức như: Tốc độ phát triển công nghệ quá nhanh, tiếp cận ứng dụng truyền thống thay đổi tương ứng với công nghệ, các kỹ năng cần thiết của người lao động cũng thay đổi đáp ứng phân công lao động toàn cầu; kỹ năng cho Start-up còn mới với sinh viên. Bởi vậy, sinh viên CNTT cần phải cập nhật, cải tiến thường xuyên cho nhu cầu “chất lượng cao” của nguồn nhân lực CNTT và cũng cần có sự phối hợp đa dạng giúp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Trong tham luận về “Kết nối cung - cầu nhân lực trong kỷ nguyên số: Thực trạng và xu thế”, PGS.TS Trần Thị Thái Hà - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, hạn chế hiện nay đối với các trường đại học trong đào tạo CNTT là chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu trong khi sinh viên cũng còn thụ động, không chỉ lúng túng trong chọn trường mà còn khó tìm việc và chưa sẵn sàng tâm thế cho tương lai.
Ký kết hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp. |
Bởi vậy, để có thể sẵn sàng chuẩn bị được nguồn nhân lực ICT cho tương lai, PGS.TS Trần Thị Thái Hà cho rằng các trường cần đổi mới các nội dung dạy và học. Dạy và học đều phải dựa trên năng lực, phát triển các kỹ năng cho thế kỷ 21. Bên cạnh đó, cần phát triển các nội dung chương trình mới như IT security, Media Technologist, Data analyst, Mechatronics, etc. Phương pháp dạy - học cũng phải chú trọng tới thực hành là chính và tiếp cận với những đòi hỏi mới của thị trường.
Từ thực tế đào tạo, PGS.TS. Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định: Nhân lực ICT đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của mọi lĩnh vực, không phải chỉ của chính lĩnh vực ICT.
Vấn đề hiện nay là để đào tạo được nguồn nhân lực ICT đáp ứng yêu cầu, cần rất nhiều yếu tố như sinh viên phải được cung cấp một nền tảng kiến thức tốt, làm chủ công nghệ “lõi”: IoT, Big Data, AI, Blockchain… Sinh viên cũng cần được trang bị kỹ năng nghiên cứu độc lập, tự học tốt đảm bảo nền tảng cho cập nhật công nghệ; kỹ năng làm việc nhóm và tiếng Anh tốt; kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo… Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ từ cả 3 phía: Trường đại học - Doanh nghiệp và Nhà nước.
Hợp tác phải trở thành nhu cầu tự thân
Nói về kinh nghiệm có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực ICT trình độ cao và chia sẻ góp ý với các Trường đại học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT, Đại diện Lãnh đạo Samsung Việt Nam cho biết, sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các trường trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Sam Sung là doanh nghiệp IT có 8 công ty thành viên tại các tỉnh, thành và 1 trung tâm nghiên cứu phát triển điện thoại tại Hà Nội. Samsung hiện hợp tác với nhiều trường Đại học của Việt Nam, cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên ngành CNTT.
Từ thực tế phối hợp với các Trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực ICT, đại diện Lãnh đạo Samsung Việt Nam Việt Nam cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT, các trường cần liên tục cập nhật công nghệ mới, đồng thời phải đầu tư cơ sở hạ tầng để sinh viên có thể tăng thời gian thực tập, trải nghiệm công nghệ mới.
Khẳng định hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo CNTT phải trở thành nhu cầu tự thân, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là 1 trong 3 khâu đột phát phát triển đất nước, nhất là trong bối cách cuộc cách mạng 4.0. Khi nền kinh tế chuyển sang số hóa, nhiều sự thay đổi theo hướng cơ hội và thách thức đan xen thì ICT ngày càng có vai trò, tác động lớn.
Người đứng đầu ngành Giáo dục nhận định, vấn đề kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường không mới, nhưng muốn hiệu quả phải trở thành nhu cầu tự thân. “Các trường cung cấp nguồn nhân lực, các doanh nghiệp nhìn trường như các bạn hàng, hai bên đến với nhau có động lực cùng lợi ích, không hợp tác với nhau thì không thể tồn tại được” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ về trách nhiệm của mỗi bên.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi Tọa đàm. |
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nhiều trường đại học và doanh nghiệp đã ký kết hợp tác, nhưng hiệu quả thực tế chưa cao. Đồng thời khẳng định, lần này sẽ phải làm khác, thiết thực, nhà trường, doanh nghiệp và nhà nước phải thực sự đồng hành với nhau, không ai đặt cao hơn ai.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhắc tới một thực tế là chưa khi nào khoa học công nghệ thay đổi nhanh như hiện nay. Bởi vậy, chương trình đào tạo của các trường phải thiết kế theo nhu cầu và tính đến sự thay đổi. Các trường phải tiếp cập thị trường với tinh thần phục vụ chứ chỉ đưa ra những gì mình có thì sẽ khó thành công, trong đó phải lưu ý đến Tiếng Anh, kỹ năng làm việc nhóm.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề cập tới đổi mới tư duy quản trị đại học trong mỗi nhà trường. “Hãy giảm bớt thời gian học lý thuyết mà dành cho sinh viên nhiều hơn thời gian để thực tập, được “nhúng mình” vào hoạt động của các doanh nghiệp. CNTT rất đặc thù nhưng đào tạo thế nào để đừng biến sinh viên thành rô bốt, trong khi sinh viên CNTT lại có thể biến rô bốt thành con người, để khi ra trường các em không chỉ có việc làm mà còn có thể khởi nghiệp tạo ra việc làm cho người khác. Đây là cuộc cách mạng trong đổi mới tư duy quản trị đại học - quản trị theo mục tiêu” -Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Về phía các cơ quan chức năng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Bộ, ngành có trách nhiệm đồng hành với doanh nghiệp, nhà trường. Không chỉ Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các Bộ, ngành chức năng có trách nhiệm rà soát chính sách, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thay đổi chính sách trong thẩm quyền, đảm bảo việc đào tạo được linh hoạt, phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, hàn lâm - thực tiễn song hành.
Đã đến lúc “hai mà một”
Phát biểu tại Toạ đàm, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ ra nhiều rào cản mà việc đào tạo nguồn nhân lực ICT chất lượng cao cần phải thay đổi. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, khi Đảng ta tròn 100 tuổi và trở thành nước phát triển vào năm 2045, khi chúng ta tròn 100 năm tuyên bố độc lập.
“Điều quan trọng để đạt được khát vọng này là phải dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, dựa vào công nghệ, dựa vào các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp công nghệ số, công nghệ ICT” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Tại Tọa đàm, ngoài 4 tham luận chính, các đại biểu cũng tập trung trao đổi ý kiến tại 2 phiên thảo luận về: “Giải pháp về cơ chế chính sách để gắn kết cung cầu trong đào tạo nhân lực ICT trình độ cao” và “Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực ICT trình độ cao”. |
Cũng theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, ICT là nền tảng của cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0, của chuyển đổi số, của kinh tế số và xã hội số. Trong cuộc cạnh tranh về nhân lực, nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh nhu cầu của thay đổi công nghệ, làm chủ công nghệ dùng công nghệ để giải quyết tốt các bài toán của nước mình thì nước đó sẽ chiến thắng. Trong cuộc cạnh tranh này nhân lực sẽ là một lợi thế của Việt Nam nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán cung cầu về nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng nhu cầu của đào tạo để đáp ứng sự thay đổi của thời đại.
“Đã đến lúc tuy "hai mà một". Doanh nghiệp và các trường đại học đào tạo CNTT cần phối hợp chặt chẽ với nhau vì tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là nhân lực thì doanh nghiệp phải đầu tư vào nguồn lực tài nguyên này” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cam kết Bộ TT&TT luôn quan tâm và tạo điều kiện để thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp kết nối ICT và cơ sở giáo dục đại học. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng mong các doanh nghiệp, hiệp hội, cơ sở đào tạo gắn kết đào tạo chặt chẽ hơn nữa trong giai đoạn tới để đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường về ICT, góp phần hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12