Chi 110 tỉ đồng mỗi tháng chỉ để ghi... công tơ điện

 Việc dùng máy tính bảng và "gậy tự sướng" để ghi công tơ điện được cho là một “phát minh” của ngành điện nhằm giải tỏa những thắc mắc về giá điện tăng vọt trong tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại rằng việc đầu tư máy tính bảng và thiết bị để đo số điện liệu có gây lãng phí khi EVN trong khi, EVN vẫn phải chi 110 tỉ đồng/tháng chỉ để… ghi công tơ điện.
Điện giá rẻ: Còn lâu!
Nhiều gia đình tá hỏa vì hóa đơn tiền điện tăng cao
EVN HANOI: Minh bạch trong công tác ghi chỉ số công tơ

Công nhân sướng với… “gậy tự sướng”

Hôm 7.7, theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Bộ Công thương, hiện TCty Điện lực Hà Nội đã triển khai ghi số điện bằng máy tính bảng phối hợp với thiết bị ghi chỉ số cho 29/30 Cty điện lực với 1.129 thiết bị áp dụng cho 500.000 khách hàng. Trong kỳ hóa đơn tháng 7.2015 này, dự kiến số lượng khách hàng được áp dụng biện pháp ghi chỉ số côngtơ là 1 triệu khách hàng, chiếm tỉ lệ 40%.

Việc đưa ra thiết bị này được EVN đánh giá là “nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh”. Mặt khác với thiết bị đã có, ngay cả những ngày mưa, việc ghi số điện vẫn được tiến hành, đảm bảo an toàn cho công nhân, không phải leo trèo lên “đo bằng mắt” như trước đây mà nhàn hạ, thảnh thơi hơn.

Bộ thiết bị bao gồm một cây sào có thể điều chỉnh độ dài, giống như “gậy tự sướng” dùng để chụp ảnh, một đầu camera, một máy tính bảng. Camera gắn vào đầu gậy, ghi hình chỉ số côngtơ và hình ảnh sẽ lưu vào máy tính bảng để khi có thắc mắc, kiến nghị của khách hàng, EVN sẽ đưa ra hình ảnh có đầy đủ chỉ số côngtơ hiển thị ngày, giờ chụp để đối chiếu. Được biết giá của một bộ thiết bị này khoảng 4 - 5 triệu đồng.

Chi 110 tỉ đồng mỗi tháng chỉ để ghi... công tơ điện
Dùng máy tính bảng và gậy “tự sướng” để ghi công tơ điện tại Hà Nội. Ảnh: T.L

Bộ Công thương cho biết, riêng trong tháng 6 đã có 151.788 thắc mắc của khách hàng, trong đó liên quan đến hóa đơn là 3.505 vụ. TCty Điện lực Hà Nội tiếp nhận 30.320 vụ, TCty Điện lực TPHCM tiếp nhận 117.115 vụ thắc mắc, kiến nghị về giá điện.

Vẫn phải chi 110 tỉ đồng mỗi tháng

Theo dự tính, nếu Hà Nội hoàn thành 100% côngtơ được ghi bằng “máy tính bảng” và “gậy tự sướng”, tức 2,5 triệu côngtơ, số lượng máy tính bảng và thiết bị đo đạc sẽ rơi vào khoảng… 5.000 bộ. Con số ấy nhân với giá thành có nghĩa TCty Điện lực Hà Nội sẽ phải chi tới hàng chục tỉ đồng cho “nỗ lực làm minh bạch giá điện”.

Liệu con số ấy có được tính vào giá thành để rồi mỗi người dân lại phải gánh thêm một khoản gọi là bù trừ cho chi phí máy tính bảng và “gậy tự sướng”? Điều đáng nói, mới đây dư luận đã không đồng tình với con số hàng chục ngàn lao động của EVN (EVN không thừa nhận con số 67.000 lao động) chỉ “ăn lương rồi đi ghi số côngtơ và đòi tiền điện”. Chi phí cho lực lượng đó quá lớn được cho góp phần đẩy giá điện lên cao.

Trao đổi với báo Lao Động, Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri cho biết: “Việc ghi chỉ số côngtơ từ xa mới chỉ áp dụng với các khách hàng lớn là các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng điện. Đối với khoảng 22 triệu hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt, tương đương 22 triệu côngtơ, hình thức phổ biến vẫn là ghi chỉ số côngtơ trực tiếp tại hộ dân.

Nếu áp dụng đồng loạt việc nối mạng để truyền dữ liệu côngtơ từ xa sẽ hết sức tốn kém, so với chi phí tối thiểu hiện nay đọc chỉ số côngtơ chỉ khoảng 5.000 đồng/côngtơ”. Như vậy chi phí cho một lần đọc côngtơ, tương đương chi phí mỗi tháng là 110 tỉ đồng

Theo Cục trưởng Cục Điều tiết điện Bộ Công thương, hiện ngành điện đang đẩy nhanh lộ trình đưa khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất và kinh doanh điện nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động và giảm lực lượng đi ghi côngtơ và thu hóa đơn tiền điện. Một trong những giải pháp là dùng côngtơ điện tử, ghi chỉ số côngtơ từ xa, phối hợp với ngân hàng thu tiền điện qua tài khoản cá nhân. Hiện ở Hà Nội đã triển khai côngtơ điện tử cho một số khách hàng lớn như các khu chung cư, khách sạn.

Trong khi chờ lộ trình điện tử hóa việc ghi số điện từ xa và thu tiền điện qua hệ thống ngân hàng, EVN vẫn cứ phải chấp nhận “vung tay dùng gậy tự sướng” để minh chứng cho sự minh bạch của mình.

Năm 2021 ngành điện sẽ hết độc quyền: Quyết định số 63 ngày 8.11.2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện. Theo đó từ năm 2016, thị trường điện VN sẽ chuyển từ thị trường phát điện cạnh tranh sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm, khách hàng lớn nối lưới truyền tải điện sẽ được phép mua điện từ các nhà sản xuất điện độc lập và từ năm 2021, khi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đi vào hoạt động, tất cả khách hàng mua điện sẽ được quyền lựa chọn người bán.

Thay côngtơ điện tử tốn 10.000 tỉ đồng: Ông Đinh Quang Chi cho hay, một vấn đề nữa là muốn áp dụng hình thức ghi chỉ số từ xa, bắt buộc phải thay thế toàn bộ 22 triệu côngtơ hiện có bằng côngtơ điện tử. Theo tính toán của ngành điện, trong vòng 5 năm tới, nếu có đủ kinh phí, mỗi năm EVN phải thay thế từ 4 - 5 triệu côngtơ, chưa kể số phát triển thêm khoảng 500 nghìn đến 1 triệu côngtơ điện mỗi năm. Với chi phí trung bình khoảng 600 - 700 nghìn đồng/côngtơ, đến năm 2020 khi cơ bản thay thế hoàn toàn côngtơ điện tử, EVN phải bỏ ra lượng kinh phí khoảng trên 10.000 tỉ đồng. Chi phí này đương nhiên tính vào giá điện.

Laodong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Những ngày Tháng 5 lịch sử, hoà chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) rộn ràng hướng về vùng đất Điện Biên, nơi đã ghi danh chiến thắng“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ký ức về “một  thời hoa lửa”

Ký ức về “một thời hoa lửa”

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm, song những ngày tháng 5 lịch sử, được nghe những nhân chứng lịch sử - họ là thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến trường chia sẻ tại buổi gặp mặt do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các tỉnh, thành phố tổ chức mới đây như tái hiện lại một Điện Biên hùng tráng năm nào.
Các cấp Công đoàn Thủ đô: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Lễ kỷ niệm

Các cấp Công đoàn Thủ đô: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Lễ kỷ niệm

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong những tuần qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần tuyên truyền về tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô.
Điện Biên trên đường đổi mới

Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

(LĐTĐ) Hôm nay (7/5), toàn Đảng, toàn quân và toàn dân long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại khí thế hào hùng, chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, tri ân các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập - tự do của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục thế hệ hiện tại noi gương hào khí Điện Biên Phủ trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi người dân Việt Nam tự hào về quá khứ và không quên bài học “đại đoàn kết toàn dân tộc” để xây dựng đất nước mạnh giàu. Đây cũng là ý kiến của một số người dân mà nhóm phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi tới Quý bạn đọc.
Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

(LĐTĐ) Phim tài liệu VTV Đặc biệt “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” là góc nhìn mới về Chiến dịch Điện Biên Phủ thông qua những tài liệu giá trị, được khai thác từ khối tư liệu đồ sộ đang lưu trữ tại Bộ Quốc phòng Pháp và Quốc hội Pháp. Nhiều thông tin đã giải mật chưa hoặc ít được tiếp cận về sự kiện lịch sử này. Phim do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, phát sóng lúc 20h05 ngày 7/5/2024 trên kênh VTV1 và VTV4.

Tin khác

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Những ngày Tháng 5 lịch sử, hoà chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) rộn ràng hướng về vùng đất Điện Biên, nơi đã ghi danh chiến thắng“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ký ức về “một  thời hoa lửa”

Ký ức về “một thời hoa lửa”

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm, song những ngày tháng 5 lịch sử, được nghe những nhân chứng lịch sử - họ là thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến trường chia sẻ tại buổi gặp mặt do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các tỉnh, thành phố tổ chức mới đây như tái hiện lại một Điện Biên hùng tráng năm nào.
Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

(LĐTĐ) Hôm nay (7/5), toàn Đảng, toàn quân và toàn dân long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại khí thế hào hùng, chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, tri ân các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập - tự do của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục thế hệ hiện tại noi gương hào khí Điện Biên Phủ trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi người dân Việt Nam tự hào về quá khứ và không quên bài học “đại đoàn kết toàn dân tộc” để xây dựng đất nước mạnh giàu. Đây cũng là ý kiến của một số người dân mà nhóm phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi tới Quý bạn đọc.
Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng và những bài học lịch sử từ Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên giá trị, đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới - Cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp”.
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Chiều ngày 6/5, trong quá trình thi công phần móng cột đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), 3 công nhân đã tử vong do bị đất đá sạt lở vùi lấp.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) được xây dựng nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hơn 10 năm thi hành Luật Công đoàn; tiếp cận và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh mà Luật chưa điều chỉnh...
Xem thêm
Phiên bản di động