Nhiều gia đình tá hỏa vì hóa đơn tiền điện tăng cao
Tiền điện chỉ tăng đột biến đối với khách hàng tiêu thụ sản lượng điện cao | |
Hà Nội: Trời nắng nóng, người dân "phát sốt" vì hóa đơn tiền điện |
Toát mồ hôi hột đang là trạng thái chung của nhiều người dân Hà Nội khi nhận được thông báo cước tiền điện.
Gia đình chị Thry (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng có hóa đơn tiền điện tháng 6/2015 tăng phi mã, với giá tiền phải trả lên đến gần 3 triệu đồng. Chị Thủy bức xúc, nói: “Nhà chỉ có 5 người, mẹ chồng, hai vợ chồng và hai cháu nhỏ. Hai vợ chồng đi làm cả ngày, các cháu cũng đến lớp cả ngày, mẹ tôi cũng chạy chợ. Gia đình chỉ sử dụng điện vào chút ít buổi trưa và buổi tối từ 18h đến 22h đêm. Thiết bị điện cũng nhiều nhặn gì, chỉ hai chiếc điều hòa 9.000 BTU, 1 chiếc tivi, tủ lạnh và hai chiếc quạt”.
“Điều hòa chỉ sử dụng những hôm nắng nóng bởi mẹ tôi không quen dùng, hai vợ chồng và hai con nhỏ chỉ dùng hẹn giờ đến 3h đêm là tắt đi… Nhưng khi nhận hóa đơn tiền điện gấp 2 lần tháng 5, hai vợ chồng sững người”, chị Thủy cho biết.
Cùng nỗi bức xúc trên, gia đình chị Trần Thị Ngọc (phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Gia đình chị rất bất ngờ và bức xúc về hóa đơn tiền điện trong tháng 5 vọt tăng. Bởi lẽ, chị Ngọc mở lớp dạy thêm tiếng Anh thường xuyên tại nhà. Nhưng trong tháng 5 vừa qua, học viên của chị nghỉ hè, phòng học có thiết bị điện (gồm máy vi tính, điều hòa, loa đài phục vụ việc giảng dạy và học tập) không hoạt động, sinh hoạt gia đình không có đột biến, nhưng hóa đơn tiền điện lại vọt tăng gấp đôi tháng 4. Cụ thể, trong tháng 4, tiền điện của nhà chị Ngọc chỉ hết 830.000 đồng, nhưng tháng 5 đã tăng lên 1,5 triệu đồng.
Hơn đơn tiền điện tháng 4,5,6/2015 của một gia đình tại Hà Nội |
Trong khi đó, theo ghi nhận của PV VietNamNet, có những trường hợp các gia đình cũng sử dụng số lượng điều hoà như nhau nhưng tiền điện lại chênh nhau một cách bất thường.
Ví dụ như gia đình anh Hải An, ở khu An Dương Vương, quận Tây Hồ. Anh An giãi bày, tháng vừa rồi, tiền điện gia đình lên 8,6 triệu. "Gia đình tôi bị tăng tiền điện không phải chỉ đơn thuần là nắng nóng, mà còn do vấn đề thay công tơ. Kể từ khi nhà đèn đổi sang công tơ điện tử, tiền điện bị tăng gấp 3-4 lần", anh An than thở.
Anh nói: "Trước khi thay công tơ, tiền điện trung bình tháng 3,5-4 triệu đồng, nhưng sau khi thay thì tiền điện tăng lên tới 7-8 triệu đồng/tháng. Có tháng đỉnh điểm, kỷ lục ngày nóng thì tăng tới tận hơn 12 triệu".
Không chỉ vậy, anh An còn bức xúc ở chỗ, tình hình này xảy ra từ năm ngoái kéo dài đến nay, gia đình đã làm đơn đề nghị điện lực Tây Hồ xem xét nhưng không thấy thay đổi, ngành điện luôn khẳng định là công tơ đúng. Anh kể, gia đình anh có 5 người sinh hoạt và cũng thường chỉ chạy 3 điều hoà. Trong khi hộ lân cận, cũng mức sinh hoạt tương tự nhưng mỗi tháng chỉ hết 2-3 triệu tiền điện.
Theo đại diện của EVN Hà Nội, một trong những "thủ phạm" trực tiếp gây tiêu tốn nhiều điện năng ở các hộ gia đình những đợt nắng nóng vừa qua chính là việc sử dụng điều hòa của các hộ gia đình đã làm tăng sản lượng điện tiêu thụ của các hộ gia đình, kèm theo áp giá điện mới làm cho hóa đơn tiền điện tăng đột biến.
EVN cho rằng, nắng nóng kéo dài liên tục nên nhu cầu làm mát của các gia đình tăng cao. Từ đầu tháng 5/2015 đến nay, nhiệt độ tại thành phố Hà Nội tăng cao từ 33oC đến 40oC, đặc biệt nhiệt độ từ 36oC đến 40oC tập trung chủ yếu vào 10 ngày cuối tháng 5 và kéo sang đầu tháng 6, chênh lệch nhiệt độ ngoài trời so với trong nhà cao.
Do đó nhu cầu sử dụng điện để làm mát của khách hàng tăng vọt trong khi hiệu suất làm lạnh giảm, thời gian dùng điều hoà nhiệt độ tại gia đình tăng cao so với thời điểm thời tiết bình thường, trung bình khách hàng sử dụng trên 10 giờ/ngày.
Một lý do nữa được EVN Hà Nội nhắc đến là giá điện sinh hoạt được xây dựng theo mức bậc thang, nếu khách hàng tiêu thụ điện năng càng nhiều thì mức giá điện càng tăng, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng (từ kWh 401 trở lên khách hàng sẽ phải trả mức giá điện sinh hoạt bậc thang cao nhất là 2.587 đồng/kWh).
Tuy nhiên, theo chị Lê Dung, sống tại khu Định Công, Hà Nội, cách tính luỹ tiến giá điện hiện nay cũng đang gây bất lợi lớn cho người tiêu dùng. Vì vào ngày nắng nóng, hầu hết các gia đình đều phải dùng trên 400kWh điện. Khi đó, giá điện mỗi kWh sẽ là 2.587 đồng/kWh, cao hơn tới 964,99 đồng/kWh so với giá bình quân được Chính phủ phê duyệt. Như vậy, chỉ cần dùng thêm 200 kWh điện ở bậc thang cao nhất này, tiền điện cho 200kWh đã là 517.400 đồng, bằng mức bình quân tiền điện hàng tháng của các gia đình trên.
Thảo Kim (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21