Chất thanh lịch của người Hà Nội
Người quê trong lòng phố Phát huy những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của người Hà Nội |
Với chủ đề “Leng keng ngày tháng cũ”, chương trình Quán Thanh xuân tháng 10 là những thước phim thú vị về một Hà Nội từ thời bao cấp với những chiếc tàu điện leng keng cho đến quá trình vươn mình trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước như ngày ngay.
Tham gia chương trình với tư cách khách mời, Giáo sư sử học Lê Văn Lan - một người con của Hà Nội đã có nhiều chia sẻ thú vị về giao thông và con người Hà Nội xưa. Đặc biệt, điều khiến khán giả thích thú nhất chính là lý giải của ông về nếp sống của người Hà Thành.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan chia sẻ về nét thanh lịch của người Hà Nội. (Ảnh:VTV) |
Ông kể, hồi ông học lớp đồng ấu (lớp 1 ngày nay) trong cuốn sách giáo khoa (gọi là quốc văn giáo khoa thư) có mấy vần thơ: “Đi đâu mà vội mà vàng/ Mà vấp phải đá mà quàng phải dây/ Thủng thẳng như chúng anh đây/ Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng”.
Lớn hơn một tý, ông được đọc bài thơ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp có những câu thơ viết về cô gái Hà Nội: “Em đi chàng theo sau/ Em không dám đi mau/ Ngại chàng chê hấp tấp/ Số gian nan không giàu”.
Lấy những dẫn chứng trong thơ ca, chuyên gia sử học cho rằng sự khoan thai, chậm rãi từ lâu đã ăn sâu vào trong nếp sống, nếp nghĩ của người Hà Nội. “Từ thời phong kiến đến thời thực dân đô hộ, có thể thấy đặc trưng văn hóa Hà Nội đã quy tụ vào một bộ phận là văn hóa cung đình hay văn hóa bác học cộng dồn, cộng sinh cùng văn hóa bình dân. Văn hóa bình dân đơn giản như uống bia hơi vỉa hè. Văn hóa cung đình vốn tìm được ở Hà Nội một nơi cư trú rất điển hình thì nó đã tạo ra những con người khoan thai, chậm rãi, thậm chí lững thững”, Giáo sư Lê Văn Lan lý giải.
Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh trong chương trình Quán Thanh xuân. (Ảnh: VTV) |
Là một trong những khách mời đặc biệt của chương trình, Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh – người đã hóa thân thành công vai Thảo trong bộ phim nổi tiếng “Người Hà Nội” cho biết ở nhà chị hay bị con “chê” lắm, chê nhất là tính lề mề, chậm chạp.
“Tôi không ý thức được độ chậm của mình cho đến khi biết lái xe. Ngày đầu tiên mẹ cầm lái ra đường, hai đứa con háo hức lắm, đứa nào cũng đòi đi cùng. Song chỉ được năm phút tôi thấy mặt hai con chảy ra như giọt lệ trên gương. Khi tôi hỏi lý do thì cô chị bảo: Mẹ chán, nói chậm, đi chậm, giờ lái xe cũng chậm. Cậu em nghe thế liền lao lên bênh: Nhưng mẹ cười nhanh!”, Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh kể lại.
Lý giải về sự chậm này, Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh chia sẻ: Chị em gái nhà họ Trần nói lúc nào cũng khoan thai, nói không to, không phải sức khỏe yếu, mà vì nếu có trót nói to tí thì phụ huynh sẽ nhắc ngay “nói khẽ thôi con”, ngồi mỏi gù lưng một tí cũng bị nhắc “thẳng lưng lên, khép cái chân vào”...
Chính những uốn nắn từng li từng tí như thế mới dần tạo nên phong thái thanh lịch của người Tràng An mà văn nhân, nhã sĩ đều thích nhắc đến như một nét văn hóa rất riêng biệt của người Hà Nội.
Chị cho biết những nơi mà mình đến hoặc những người quen, bạn bè của bố mẹ hay đơn giản chỉ là những cô bán hàng như cô bán hàng tép ở phố Mã Mây, không cần giới thiệu chỉ cần nhìn tác phong, ăn nói, đứng ngồi, nghỉ ngơi khoan thai, nhẹ nhàng là biết người Hà Nội.
Đặc biệt, họ lại là những con người bình dân, không ăn mặc hàng hiệu đắt tiền nhưng lúc nào cũng tinh tươm, sạch sẽ.
“Tuy họ lao động vất vả nhưng người ngoài sẽ không nhìn thấy sự mệt nhọc của họ. Lúc nào trong trông họ cũng thật nền nếp, tinh tươm và có khuôn phép”, Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh nhấn mạnh.
Có thể nói Hà Nội là điểm giao thoa văn hóa bình dân và văn hóa bác học. Dù qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử thì nhịp sống xưa kia của người Tràng An – Kẻ Chợ vẫn luôn chảy trong máu của người Hà Nội. Chẳng thế mà đến hôm nay người Hà Nội vẫn luôn tự hào: “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40