Phát huy những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của người Hà Nội
Sau một năm kể từ ngày phát động (2/9/2019-2/9/2020), cuộc thi viết "Mỗi ngày một chuyện" lần thứ 7 trên báo Hànộimới hàng ngày, Ban Tổ chức đã tiếp nhận hơn 500 bài của gần 200 tác giả, lựa chọn đăng tải 199 bài viết.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức, điểm nổi bật nhất trong cuộc thi viết "Mỗi ngày một chuyện" lần thứ 7 là có nhiều bài viết có tính phát hiện, biểu dương những tấm gương "Người tốt, việc tốt". Đó là những con người, với những việc làm giản dị, rất đời thường nhưng đã có tác động tích cực tới đời sống xã hội. Hay những cán bộ, công chức, viên chức mẫn cán, hết lòng phục vụ nhân dân; những chiến sỹ công an đang ngày đêm hy sinh quên mình vì sự bình yên của cuộc sống...
Ban Tổ chức báo Hànộimới trao giải Nhất cho tác giả viết tác phẩm "Đừng cuống lên thế" trong cuộc thi viết "Mỗi ngày một chuyện". |
Tiêu biểu như các bài viết: "Thêm đẹp tình người" đăng ngày 28/9/2019; "Giúp nhau là việc nên làm" đăng ngày 2/9/2019; "Quà Trung thu ý nghĩa" đăng ngày 12/9/2019; "Người tốt quanh ta" đăng ngày 22/3/2020; "Chuyện nhỏ đáng nêu gương" đăng ngày 7/7/2019; "Chia sẻ ngày nắng nóng" đăng ngày 15/7/2020; "Tận tụy cứu người" đăng ngày 13/7/2020…
Ngoài những tấm gương "Người tốt, việc tốt", chuyên mục "Mỗi ngày một chuyện" đã có nhiều bài viết cảm động về tình người trong đại dịch Covid-19. Ví như trong bài "Trải nghiệm ấm áp tình người", tác giả Trần Thùy Ngân đã kể câu chuyện chị P, ở tổ 1, phường Phương Mai, quận Đống Đa phải cách ly để tránh lây nhiễm tại nhà.
Trong những ngày cách ly, chị P luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình. Ngày nào chị cũng nhận được mấy cuộc điện thoại từ bác tổ trường tổ dân phố, anh cảnh sát khu vực, nhân viên y tế… thăm hỏi, động viên, kèm lời đề nghị được giúp đỡ khiến chị vừa ngại ngần, vừa cảm động. Ngại vì phải phiền phức mọi người, cảm động vì mấy ngày "sống chậm" chị chợt nhận ra những tình cảm ấm áp từ nhiều người xung quanh.
Ban Tổ chức báo Hànộimới trao giải cho các tác giả đạt giải trong cuộc thi viết "Mỗi ngày một chuyện". |
Tại cuộc thi năm nay, các bài dự thi "Mỗi ngày một chuyện" tiếp tục bám sát hơi thở cuộc sống, phản ánh sinh động các vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Ví dụ như phong trào "Đổi rác thải nhựa lấy đồ dùng thân thiện môi trường" đang được nhiều cơ quan, đơn vị và người dân nhiệt tình hưởng ứng.
Bài viết "Một cách làm thiết thực" của tác giả Phạm Xưởng kể về câu chuyện các thầy cô ở Trường mầm non Việt Hưng (quận Long Biên) trong ngày khai giảng đã tặng học sinh chai thủy tinh để đựng nước uống và thu về vỏ chai nhựa do các em mang đến. Theo tác giả, việc làm này tuy nhỏ, nhưng rất thiết thực, góp phần giáo dục thế hệ trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Mong mỗi địa phương, đơn vị có những tìm tòi, cách làm phù hợp, nhằm nhân rộng phong trào, tiến tới hạn chế tối đa việc dùng đồ nhựa một một lần.
Bên cạnh những bài viết biểu dương, cuộc thi viết "Mỗi ngày một chuyện" lần thứ 7 đã nhận được rất nhiều bài viết phát hiện, phê phán những vi phạm về trật tự đô thị, trật tự xây dựng, vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid – 19, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông...; phát hiện, phê phán những bất cập trong công tác quản lý, công tác tiếp công dân, cải cách thủ tục hành chính... ở một số cơ quan, đơn vị.
Các bài như "Nhà trường sao không nhắc nhở" đăng ngày 7/9/2019; "Rác bẩn đường phố" đăng ngày 10/9/2019; "Phản văn hóa" đăng ngày 9/10/2019; "Có phải lừa đảo" đăng ngày 15/11/2019; "Không lan truyền tin đồn nhảm" đăng ngày 21/2/2020... đã phê phán trực diện, có địa chỉ vào những cơ quan đơn vị, cá nhân chưa làm tốt chức năng nhiệm vụ được giao, thái độ làm việc tiếp dân chưa đúng mực, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm; những tật xấu làm hoen ố văn minh đô thị, làm phai nhạt nét đẹp người Tràng An.
Tại Lễ tổng kết, trao giải, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất; 2 giải Nhì; 3 giải Ba và 15 giải Khuyến khích. Ban Tổ chức trao tặng giải "Tác giả có nhiều bài được đăng nhất" với 69 bài dự thi cho tác giả Ngô Duy Châu; giải cho đơn vị có nhiều tác phẩm dự thi với 50 bài là Công ty Amway Việt Nam.
Tiếp nối sự thành công của cuộc thi lần thứ 7, Báo Hànộimới tiếp tục phát động cuộc thi viết "Mỗi ngày một chuyện" lần thứ 8 (2020-2021). Ban Tổ chức hy vọng, cuộc thi lần thứ 8 này sẽ tiếp tục quy tụ được nhiều cây bút chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trên mọi miền của Tổ quốc, với các bài viết chất lượng cao hơn; tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, sự đồng tình hưởng ứng của bạn đọc.
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07