Chăm sóc tốt hơn nữa cho con công nhân

(LĐTĐ) Điều kiện kinh tế khó khăn là nguyên nhân lớn nhất làm giảm chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em là con công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Bên cạnh đó, do thời giờ làm việc kéo dài, tăng ca, làm thêm của cha mẹ… khiến công tác giáo dục, chăm sóc cho trẻ em là con công nhân chưa được quan tâm đúng mức. Theo đó, cần có những chính sách về nhà ở, nhà trẻ, trường học cho con công nhân, quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần của trẻ.
Tạo sân chơi cho con em công nhân Chăm lo tốt hơn cho con em công nhân ở các khu công nghiệp Chung tay thắp sáng tương lai con em công nhân

53,6% trẻ được hưởng bữa ăn có đủ những thực phẩm thiết yếu

Theo Báo cáo tình hình thành lập và phát triển Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước hiện có 291 KCN đã đi vào hoạt động với khoảng 4,1 triệu lao động đang làm việc. Việc phát triển nhanh các KCN, KKT với số lượng lớn công nhân lao động, cũng dẫn đến nhiều vấn đề cần giải quyết liên quan đến an sinh xã hội, khi cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội.

Chăm sóc tốt hơn nữa cho con công nhân
Đoàn công tác của Viện Công nhân và Công đoàn khảo sát tại khu trọ phường An Bình (thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Ảnh: H.T.

Theo số liệu thống kê cuối năm 2021, phụ nữ chiếm 50,2% dân số và 46,5% tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi lao động ở Việt Nam lên đến 70,9%, cao hơn so với phần lớn các quốc gia trên thế giới. Tại các KCN, KKT, công nhân phần lớn trong tuổi sinh sản, nhu cầu chăm sóc, giáo dục, bảo vệ con là rất lớn. Tuy nhiên, với điều kiện làm việc và thu nhập của bố mẹ, những đứa trẻ là con công nhân rõ ràng không thể có được sự chăm sóc, phát triển ở một môi trường tốt. Chưa kể, những đứa trẻ này còn có rất nhiều thiệt thòi về tinh thần.

Báo cáo kết quả nghiên cứu tại Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là con công nhân làm việc tại các KCN ở Việt Nam hiện nay”, Thạc sĩ Lê Thị Huyền Trang - Viện Công nhân và Công đoàn, Chủ nhiệm đề tài cho biết: Qua khảo sát, có 31,3% con công nhân có chế độ ăn uống không đủ chất, thiếu dinh dưỡng; chỉ 53,6% trẻ được hưởng bữa ăn có đủ những thực phẩm thiết yếu như thịt, rau xanh, hoa quả, sữa, đồ ăn vặt và 14,9% trẻ cách ngày mới được hưởng chế độ ăn uống như vậy.

Việc ăn uống không đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng xấu đến thể trạng, sức khỏe, sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ sau này. Công nhân lao động các KCN với mức lương eo hẹp, luôn phải chi tiêu dè sẻn, dù muốn con cái mình được hưởng sự chăm sóc tốt nhất để có điều kiện phát triển toàn diện nhưng không thể vượt qua hoàn cảnh khó khăn về kinh tế.

Đáng chú ý, 54,2% con công nhân chưa được cha mẹ chủ động theo dõi sức khỏe định kỳ. Chỉ 45,8% trẻ em được theo dõi sức khỏe định kì tương đối đầy đủ và chủ động. Nhiều trẻ chỉ khi ốm đau phát bệnh mới được cha mẹ đưa đi khám chữa và chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế. Trong khi đó, việc theo dõi sức khỏe định kỳ rất quan trọng với trẻ, giúp phát hiện và loại bỏ sớm các yếu tố tiềm ẩn có nguy cơ gây bệnh cho trẻ.

Trong bối cảnh khoảng 60% công nhân KCN chưa được hỗ trợ về nhà ở, các dự án nhà ở xã hội, ký túc xá công nhân mới chỉ đáp ứng khoảng 39% nhu cầu, đa số công nhân làm việc tại các KCN phải thuê nhà trọ để ở. Điều này dẫn đến nhiều trẻ em là con công nhân cũng phải chịu cảnh thiếu thốn chỗ ở, phải ở trọ cùng cha mẹ trong những phòng trọ chật hẹp. Kết quả khảo sát đề tài cho thấy, có tới 31% con công nhân ở nhà trọ dưới 15m2, xập xệ, thiếu ánh sáng, thiếu khoảng không.

Việc giáo dục cho con cái của công nhân gặp rất nhiều khó khăn, có 41,9% bận đi làm kiếm tiền; 38,1% điều kiện kinh tế eo hẹp, khó khăn; 21,8% không có nhiều kiến thức, kỹ năng; 20,4% cảm thấy mệt mỏi sau thời gian làm việc nên một bộ phận trẻ em là con công nhân không nhận được sự quan tâm giáo dục cần thiết từ cha mẹ. Từ đó, dẫn đến có 35,5% trẻ không được vui chơi cùng cha mẹ; 30,8% không được gần gũi, chia sẻ cảm xúc; 17,6% không được quan tâm dỗ dành khi bị tổn thương; 18,9% không được giải đáp sự hiếu kỳ, tò mò…

“Đặc điểm nghề nghiệp lao động cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ con công nhân KCN, như công nhân ngành Dệt may - Da giày ít có điều kiện chăm sóc con cái hơn các nhóm ngành khác trong các KCN; công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đấu từ nước ngoài (FDI) ít có điều kiện chăm sóc con hơn các loại hình doanh nghiệp khác; lao động di cư ít có điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ hơn lao động địa phương” - đại diện nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.

Quan tâm phát triển cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn các KCN

Từ kết quả đề tài, nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp để hạn chế tình trạng trên, đó là phát động xây dựng mô hình gia đình công nhân KCN văn hóa, phòng tránh nguy cơ bạo lực gia đình. Người lớn không quát mắng, đe nẹt, chì chiết trẻ; không xúc phạm, chửi bới; không kỳ thị, phân biệt đối xử; không bêu riếu công khai làm trẻ bị tổn thương, sợ, thu mình lại.

Chăm sóc tốt hơn nữa cho con công nhân
Đoàn công tác của Viện Công nhân và Công đoàn tặng quà con công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại khu trọ phường An Bình (thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Ảnh: H.T.

Ngoài ra, cần tăng cường giám sát xã hội, giám sát cộng đồng thực hiện nghiêm pháp luật về lao động, phòng tránh lạm dụng lao động trẻ em. Chủ động bảo vệ con em trên không gian mạng, ngăn chặn thói quen nghiện game, nghiện xem youtube, nghiện sử dụng tivi, điện thoại,.. tăng cường không gian vui chơi giải trí, tương tác, trải nghiệm kỹ năng cho trẻ…

Từ thực tế khảo sát, nhóm nghiên cứu khuyến nghị với Chính phủ: Đề nghị Chính phủ có sự lãnh đạo, chỉ đạo chung và toàn diện đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành liên quan khi thu hút đầu tư, phê duyệt các dự án xây dựng, đặc biệt là xây dựng KCN, KKT... cần phải dành một phần quỹ đất và kinh phí để xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học… cho người lao động và con em công nhân lao động. Đẩy mạnh triển khai Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn các KCN tại các địa phương. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Nghị định, Nghị quyết, Chương trình, Chỉ thị… để có đánh giá về hiệu quả thực hiện và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai.

Đối với tổ chức Công đoàn, nhóm nghiên cứu đề nghị: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt các chức năng của tổ chức Công đoàn, đặc biệt là chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Tích cực tham gia đàm phán với người sử dụng lao động đưa được các nội dung liên quan đến vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ con công nhân vào thành thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, thậm chí thành điều khoản quy định trong Hợp đồng lao động, phấn đấu đưa nội dung này vào các cuộc thương lượng và Thỏa ước lao động tập thể…

Từ thực tế hiện nay, đối với doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đề nghị người sử dụng lao động quan tâm hơn trong vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là con công nhân đang làm việc tại đơn vị. Cần có những chính sách về nhà ở, nhà trẻ, trường học cho con công nhân, quan tâm đến đời sống tinh thần của trẻ và gia đình để người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp./.

Huyền Trang - Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến lịch tạm ngừng cấp điện tại Hà Nội

Dự kiến lịch tạm ngừng cấp điện tại Hà Nội

(LĐTĐ) Theo EVN HANOI, ngày 6/6 sẽ tạm ngừng cấp điện tại nhiều khu vực ở một số quận, huyện, thị xã ở Thủ đô Hà Nội, trong đó có các quận/huyện: Đống Đa, Gia Lâm, Cầu Giấy, Long Biên, Hà Đông...
Gia Lai: Tai nạn giao thông khiến 3 người trong một gia đình tử vong tại chỗ

Gia Lai: Tai nạn giao thông khiến 3 người trong một gia đình tử vong tại chỗ

(LĐTĐ) Một ô tô tải chở đá đã va chạm với xe bán tải đi cùng chiều và tiếp tục đâm vào xe máy khiến 3 nạn nhân trong một gia đình tử vong tại chỗ.
Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

(LĐTĐ) 5 tháng đầu năm 2023, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện tốt công tác giải quyết, chi trả chế độ, đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT) cho 69,7 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, tương ứng số tiền chi cho khám chữa bệnh BHYT là 47.466 tỷ đồng.
Ấn tượng HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa dầu Đức Giang

Ấn tượng HDBank, Đạm Phú Mỹ và Hóa dầu Đức Giang

(LĐTĐ) Lần đầu lọt Top 10 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả nhất của Việt Nam, HDBank đã chiếm ngay vị trí thứ 7 toàn bảng, và thuộc Top 5 ngân hàng niêm yết uy tín nhất toàn ngành.
LĐLĐ huyện Đông Anh tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ xây nhà tình nghĩa

LĐLĐ huyện Đông Anh tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ xây nhà tình nghĩa

(LĐTĐ) Ngày 5/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức trao hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho gia đình chị Đỗ Thị Hải tại thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh. Trước đó, LĐLĐ huyện đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh huyện trao hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho 1 hội viên Hội Cựu chiến binh tại xã Liên Hà.
Huyện đoàn Mê Linh phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023

Huyện đoàn Mê Linh phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023

(LĐTĐ) Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè huyện Mê Linh chính thức bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 8/2023 với phương châm "An toàn, hiệu quả, sáng tạo, tập trung, bền vững".
Các nữ đại biểu có những đóng góp to lớn hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội

Các nữ đại biểu có những đóng góp to lớn hơn nữa vào hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Chiều 5/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật các nữ đại biểu Quốc hội khóa XV nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam (15/5/2008 - 15/5/2023).

Tin khác

Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đóng vai trò “then chốt”

Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đóng vai trò “then chốt”

(LĐTĐ) Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là Ban chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tại các địa phương ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
Nghỉ không lương 3 tháng, có thể tham gia BHXH tự nguyện?

Nghỉ không lương 3 tháng, có thể tham gia BHXH tự nguyện?

(LĐTĐ) Bạn đọc có địa chỉ email: lananh...@gmail.com hỏi: Thời gian này tôi có việc riêng nên tạm thời phải xin công ty cho nghỉ không lương 3 tháng. Tôi không muốn thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bị gián đoạn, vậy tôi có thể tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian nghỉ không lương không?
Luôn điều chỉnh lương hưu để đảm bảo cuộc sống

Luôn điều chỉnh lương hưu để đảm bảo cuộc sống

(LĐTĐ) Lương hưu được coi là nguồn thu nhập ổn định nhất giúp người lao động yên tâm dưỡng già, đảm bảo tốt hơn cuộc sống độc lập mà không phải phụ thuộc vào con cháu. Lương hưu được Nhà nước điều chỉnh định kỳ để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu.
Quyền lợi của người tham gia BHYT 5 năm liên tục

Quyền lợi của người tham gia BHYT 5 năm liên tục

(LĐTĐ) Bạn đọc có địa chỉ email huyentrang...@gmail.com hỏi. Tôi đã tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được 5 năm liên tục, giờ tôi đi khám chữa bệnh thì tôi được hưởng những quyền lợi gì?
Khánh Hòa sẽ cấp kinh phí để Ngân hàng Chính sách cho người lao động vay mua nhà ở xã hội

Khánh Hòa sẽ cấp kinh phí để Ngân hàng Chính sách cho người lao động vay mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa tại Hội nghị gặp mặt, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với đoàn viên, người lao động Khánh Hòa vào chiều ngày 24/5.
Tăng lương từ 1/7/2023: 5 thay đổi về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tăng lương từ 1/7/2023: 5 thay đổi về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Nghị định 24/2023/NĐ-CP, Chính phủ quy định mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Việc tăng lương cơ sở sẽ kéo theo mức đóng cũng như mức hưởng của nhiều chế độ bảo hiểm xã hội.
12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

(LĐTĐ) Bên cạnh 9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (thực hiện theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội), thì cũng theo Nghị quyết này, bắt đầu 1/7 có 12 khoản tiền tăng lên, cụ thể như sau:
Để người lao động tăng cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội: Cần rút ngắn thủ tục đầu tư

Để người lao động tăng cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội: Cần rút ngắn thủ tục đầu tư

(LĐTĐ) Nhà ở xã hội là một trong những vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi liên quan tới vấn đề này, nhưng đến nay, người dân vẫn khó có cơ hội mua được nhà do cung không đủ cầu.
Đề xuất kết thúc chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

Đề xuất kết thúc chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất kết thúc chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; số kinh phí còn dư, Bộ đề nghị chuyển lại ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác của Nhà nước.
Phát triển BHXH tự nguyện: Tạo điểm tựa an sinh vững chắc cho lao động tự do

Phát triển BHXH tự nguyện: Tạo điểm tựa an sinh vững chắc cho lao động tự do

(LĐTĐ) Với ý nghĩa thiết thực giúp mọi người dân đều có cơ hội được hưởng chính sách hưu trí để đảm bảo an sinh khi về già, nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Bến Tre, Hà Tĩnh đã có các cách làm hay, mô hình sáng tạo nhằm giúp người dân, nhất là nông dân, người lao động tự do có ý thức chủ động tiết kiệm tài chính, tích lũy khi trẻ, vui khỏe khi già nhờ tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Xem thêm
Phiên bản di động