Chăm sóc người có công bằng tất cả tình cảm và trách nhiệm

(LĐTĐ) “Chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau đối với sự cống hiến, hy sinh của lớp lớp cha ông đã ngã xuống vì sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc”, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã nhấn mạnh như vậy khi phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022) và tuyên dương người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2022 vừa được tổ chức mới đây.
Nhiều hoạt động triển lãm, trưng bày tri ân dịp 27/7 Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người có công Khám sức khỏe miễn phí cho 1.200 người có công, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động Đống Đa: 1.200 người có công, đoàn viên và CNVCLĐ được khám sức khỏe miễn phí

Công tác chăm sóc người có công đạt nhiều kết quả quan trọng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, ngay từ năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm "Ngày Thương binh" để bày tỏ tình cảm thắm thiết, lòng biết ơn sâu sắc với những người đã không tiếc máu xương, cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Kể từ đó, ngày 27/7 hằng năm đã trở thành ngày kỷ niệm thiêng liêng, mang đậm tính nhân văn Việt Nam, là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

75 năm qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước triển khai đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, chính sách về người có công từng bước được hoàn thiện nhất là sau khi Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021.

Chăm sóc người có công bằng tất cả tình cảm và trách nhiệm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà người có công tại Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022) và tuyên dương người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2022

Pháp lệnh này cùng các văn bản hướng dẫn đã kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về ưu đãi người có công với cách mạng qua các thời kỳ; đồng thời tiếp tục chuẩn hóa các điều kiện, tiêu chuẩn xem xét công nhận người có công với cách mạng theo đúng nguyên tắc chặt chẽ, thật sự xứng đáng, tôn vinh đúng đối tượng; chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân được quy định thống nhất, rõ ràng...

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến nay, cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công. Trong đó, có gần 1,2 triệu liệt sĩ, gần 500.000 thân nhân liệt sĩ, trên 139.000 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gần 1.300 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động. Cả nước cũng có gần 600.000 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, gần 185.000 bệnh binh, gần 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học… Hiện tại, có gần 1,2 triệu người có công đang hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng.

Các chính sách ưu đãi ngày càng được thực hiện đồng bộ, toàn diện, đa dạng, gồm trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần và các chế độ ưu đãi khác, như: Hỗ trợ y tế, giáo dục, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng, tạo việc làm, hỗ trợ, cải thiện nhà ở, miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và miễn hoặc giảm thuế.

Người có công được chăm sóc với nhiều hình thức đa dạng: Tại gia đình, cộng đồng, các cơ sở y tế và các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công được điều chỉnh gắn liền với việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp ưu đãi người có công từ năm 2019 đến nay là 1.624.000 đồng (cao hơn mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay).

Chăm sóc người có công là vinh dự, trách nhiệm của các cấp, ngành

Hoạt động "Đền ơn, đáp nghĩa" trong thời gian qua đã huy động được sức mạnh của toàn xã hội, trở thành công việc thường xuyên với nhiều hình thức thiết thực, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần, góp phần chăm sóc, nâng cao đời sống các hộ gia đình người có công với đất nước. Thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước có 393.707 hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, với tổng kinh phí khoảng 10.654 tỷ đồng. Kết quả, đến nay đã hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg.

Cùng với đó, theo Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đào Ngọc Lợi, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Cục đã hướng dẫn các địa phương triển khai chi trả hỗ trợ khó khăn kịp thời, đầy đủ cho 994.626 đối tượng người có công với kinh phí khoảng 1.483 tỷ đồng. Đặc biệt, Quỹ đền ơn, đáp nghĩa giai đoạn 2017-2021 đã vận động được hơn 4.900 tỷ đồng và phong trào tặng sổ tiết kiệm của cả nước đạt hơn 61.600 sổ, với tổng giá trị hơn 113 tỷ đồng…

Chăm sóc người có công bằng tất cả tình cảm và trách nhiệm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thăm, tặng quà thương binh Nguyễn Cảnh Thìn cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh 3/4 tại phường Hưng Bình Thành phố Vinh (Nghệ An).

Hiện tại, cả nước có hơn 3.200 nghĩa trang liệt sĩ và hơn 3.000 các công trình ghi công liệt sĩ. Hằng năm, cả trung ương và địa phương đều bố trí kinh phí để tu bổ, nâng cấp mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, bia ghi danh liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, bảo đảm bền vững, trang trọng. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt.

Ngày 14/9/2021, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1515/QĐ-TTg về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Nhờ sự vào cuộc của toàn xã hội, có hàng nghìn hài cốt liệt sĩ được xác định danh tính qua thực chứng và giám định ADN hằng năm.

Có thể khẳng định, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng xã hội, việc chăm sóc người có công với đất nước được thực hiện ngày càng tốt hơn.

Nói về phương hướng thực hiện công tác chăm lo người có công trong thời gian tới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ: “Nhằm tiếp tục phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc, lòng tự tôn dân tộc được hun đúc từ ngàn đời nay, chúng ta cần thường xuyên nhắc nhở rằng, việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và mai sau đối với sự cống hiến, hy sinh của lớp lớp cha ông đã ngã xuống vì sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc”.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thời gian tới, các cấp ngành cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác chăm sóc người có công, khơi dậy và bồi đắp những giá trị văn hoá lâu đời, lòng tự hào tự tôn dân tộc, giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau mãi mãi khắc khi công lao to lớn của các tiền bối để sống, chiến đấu, lao động và học tập sao cho xứng đáng với những hy sinh to lớn đó.

Các cấp, các ngành cần tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đúng, đủ, kịp thời, đặc biệt quan tâm các gia đình người có công còn khó khăn trong cuộc sống; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thân nhân gia đình người có công, thường xuyên quan tâm chăm sóc y tế, đảm bảo sức khỏe cho người có công và gia đình.

Cùng với đó, các cấp, ngành cũng cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính liệt sĩ, làm tốt hơn nữa công tác tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ. Tiếp tục có những hành động thiết thực, nâng cao hiệu quả và đưa các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng" trở thành hoạt động thường xuyên trong mọi mặt đời sống xã hội.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(LĐTĐ) Ngày 19/12, Hội và Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400), Nền tảng thiện nguyện MB phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng ủng hộ người bị di chứng chất độc da cam/dioxin với thông điệp “Những mùa xuân nguyên vẹn”.
Xem thêm
Phiên bản di động