Câu chuyện về cành hoa phong lan Bác tặng

(LĐTĐ) Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ lần đầu tiên được gặp Bác Hồ và được Bác tặng hoa phong lan, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trương Thị Khuê vẫn không thể nào quên được khoảnh khắc ấy. Bà vẫn nhớ như in từng lời nói của Bác: “Hoa lan của Bác đẹp, nhưng chiến công của các cháu còn đẹp hơn”.
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhiều thứ có thể quên, nhưng bữa cơm với Bác còn nhớ mãi

Ba đóa hoa ngát hương nơi tuyến lửa

Đến với triển lãm “Luôn có Bác trong tim” tại Bảo tàng lịch sử Quân sự, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trương Thị Khuê, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lại một lần nữa kể câu chuyện về Bác Hồ, người đã dạy bà những bài học quý giá về tình yêu thương, đức tính giản dị, tiết kiệm và tinh thần luôn cố gắng học tập phấn đấu. Nữ anh hùng tâm sự, cả ba lần gặp Bác là ba lần khắc cốt ghi tâm, dù từ bấy đến giờ, hơn 50 năm nhưng lại như vừa mới hôm qua.

Câu chuyện về cành hoa phong lan Bác tặng
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trương Thị Khuê đứng trước bức ảnh được Bác Hồ tặng hoa phong lan

Bà Trương Thị Khuê xúc động kể lại, bà được gặp Bác Hồ lần đầu tiên vào ngày 11/9/1968, khi đó bà mới 24 tuổi. Ngày hôm ấy bà cùng hai nữ dân quân là Trần Thị Bưởi và Nguyễn Thị Xuân vừa tham dự Đại hội thanh niên, sinh viên thế giới tại Sofia (Bulgaria) về đến Hà Nội thì được cán bộ Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng báo tin sẽ được vào thăm Bác Hồ.

“Chúng tôi rất bất ngờ, hồi hộp. Khi xe ô tô đưa chúng tôi đến Phủ Chủ tịch, nhìn thấy Bác đội mũ vải xanh công nhân bạc màu, mặc bộ quần áo bà ba giản dị, chân đi dép cao su, bao nhiêu lo lắng chợt tan biến. Bác giản dị quá, gần gũi quá, khiến chúng tôi có cảm giác thân thiết lạ thường”, bà Khuê kể lại. Theo dòng ký ức của bà, khi ấy, Bác ân cần hỏi về thành tích của từng người, nghe đồng chí Trương Vũ Kỳ kể xong, Bác khen: “Các cháu giỏi lắm”. Lời khen của Bác rất ngắn gọn nhưng ai cũng xúc động nghẹn ngào.
Biết chiến trường Vĩnh Linh trong cuộc kháng chiến gặp nhiều đau thương mất mát, Bác hỏi thăm từng li từng tí. Vĩnh Linh có bị máy bay B52 đánh nhiều không? Địch đánh như thế bà con ta ăn ở ra sao? Thế ăn ở dưới hầm như vậy sức khỏe bà con có bảo đảm không?...

Từng câu hỏi quan tâm của Bác và những trăn trở trên nét mặt hiền từ đã khắc sâu trong tâm trí người nữ dân quân Trương Thị Khuê. Hỏi thăm tình hình Vĩnh Linh xong, Bác lại quay sang hỏi nữ dân quân Nguyễn Thị Xuân về tình hình Quảng Bình rồi dặn dò và gửi lời hỏi thăm đến quân, dân. Sau đó, Bác bảo ba nữ dân quân cùng Bác ra sân chụp ảnh. Đến sân Bác bảo: “Nghe nói dân quân Quảng Bình, Vĩnh Linh hát hay lắm, các cháu hát cho Bác nghe ba bài nhé”. Bà Trương Thị Khuê đã mạn dạn hò điệu hò mái nhì do đội văn nghệ xã Vĩnh Thủy sáng tác.

Cũng hôm ấy, sau khi chụp ảnh xong, Bác dẫn các cô dân quân đến trước nhà, bên cây phong lan nở những chùm hoa trắng đẹp và thơm ngát. Bà Trương Thị Khuê nhìn thấy cây phong lan liền thốt lên: “Ôi hoa phong lan của Bác đẹp quá!”. Bác ngắt ba chùm hoa tặng cho ba nữ dân quân rồi nói: “Hoa phong lan của Bác đẹp, nhưng thành tích các cháu còn đẹp hơn hoa của Bác. Các cháu giữ và phát huy thành tích để tươi mãi như hoa”.

Bác chỉ một lời khen tặng giản dị mà sâu sắc, cho đến bây giờ, người nữ dân quân anh hùng năm đó vẫn nhớ mãi, để mỗi năm, cứ đến dịp sinh nhật Bác là bà lại có cơ hội được kể lại như một lời khắc cốt ghi tâm.

Bài học về bữa cơm và ba quả cà

Mấy hôm sau, vào ngày 16/9/1968, một tin vui bất ngờ lại đến với ba nữ dân quân, đó là được Bác Hồ cho gọi vào ăn cơm cùng Người. Bà Khuê kể: “Tưởng rằng được ăn với Chủ tịch nước là phải thịnh soạn lắm, nhưng khi nhìn thấy trên mâm cơm chỉ có một đĩa thịt gà luộc, một đĩa rau muống, một đĩa cà muối, một bát khoai sọ, chúng tôi đều nghẹn lòng. Một vị Chủ tịch nước mà lại ăn bữa cơm giản dị đến thế này sao?.

Khi ngồi ăn cơm, Bác nói: “Bây giờ cháu nào nhỏ nhất bác cho cái đầu, cháu nào lớn nhất cho cái đuôi, cháu nào giữa thì cái cánh”. Bác tự tay đơm cơm cho từng người, chúng tôi cảm động không ăn được, chỉ nhìn nhau nước mắt rơm rớm. Tôi mồ côi từ nhỏ, không được học hành, không được ai chăm sóc, chưa từng được ai nấu cho ăn, chưa từng được đơm cơm, cử chỉ của Bác vừa giống như một ông tiên, lại vừa giống như người thân đang chăm sóc mình. Chúng tôi nghẹn ngào cố gắng ăn hết bát cơm Bác vừa xới. Ăn xong, chúng tôi đứng dậy thu bát đĩa, Bác lại nói: “Cháu Khuê ăn ba cái quả cà đi”.

Ba quả cà thì đáng bao nhiêu tiền? nhưng tôi nghe lời Bác, ăn mà thấm đến tận bây giờ về bài học tiết kiệm mà Bác đã dạy. Suốt hơn bốn mươi năm hoạt động từ cơ sở đến Trung ương, tôi không bao giờ vì có chức quyền mà sống lãng phí, bởi bài học về ba quả cà trong bữa cơm với Bác hôm ấy”.

“Các cháu về phải học tập”

Lần cuối cùng bà Trương Thị Khuê “gặp” Bác là khi Bác mất. “Ngày 2/9/1969, tôi được lệnh mùng 3 phải có mặt ở Hà Nội. Tôi đi mà không biết có việc gì. Ra đến nơi tôi mới biết rằng Bác mất. Tôi được phân công túc trực 15 phút bên linh cữu của Bác cùng với ba nữ anh hùng khác là Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Thị Tuyển. Chúng tôi phải làm tư tưởng dữ lắm, rằng không được ngất, không được khóc. Sau 15 phút đó, chị Ngô Thị Tuyển bị ngất đưa đi cấp cứu, còn chúng tôi thì khóc sướt mướt. Những kỷ niệm, hình ảnh của Bác cứ thế ùa về. Và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa một phút quên đi những điều thiêng liêng đó”, anh hùng Trương Thị Khuê vừa ngắm bức ảnh Bác Hồ tặng hoa phong lan vừa rưng rưng nước mắt.

Bốn ngày sau, tối 20/9/1968, ba nữ dân quân được Bác mời vào xem văn công. Đến Phủ Chủ tịch đã thấy đông đủ các đồng chí trong Bộ Chính trị. Bác Hồ gọi ba cô gái Quảng Bình, Vĩnh Linh lại ngồi gần rồi Bác giới thiệu với mọi người tên tuổi, quê quán, thành tích chiến đấu ba chị em rất đầy đủ, chính xác. Trước lúc ra về Bác dặn: “Các cháu phải về học tập, không học không làm được đâu. Học trường, học lớp, học đơn vị, học thực tế, cố gắng học tập”.

Sau này, nhớ mãi lời dặn của Bác, phải học, học không chỉ ở trường, ở lớp mà phải học trong đường đời, học trong thực tế, học những người đi trước, bà Trương Thị Khuê đã cố gắng học văn hóa cấp 3, học cao cấp chính trị, học lớp quản lý kinh tế, học ở Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Năm 1972, bà làm Phó ban Tổ chức Khu ủy Vĩnh Linh, sau đó là Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Bến Hải (huyện cũ của Quảng Trị). Năm 1997, bà được tín nhiệm bầu là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà là đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX.

Lần cuối cùng bà Trương Thị Khuê “gặp” Bác là khi Bác mất. “Ngày 2/9/1969, tôi được lệnh mùng 3 phải có mặt ở Hà Nội. Tôi đi mà không biết có việc gì. Ra đến nơi tôi mới biết rằng Bác mất. Tôi được phân công túc trực 15 phút bên linh cữu của Bác cùng với ba nữ anh hùng khác là Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Thị Tuyển. Chúng tôi phải làm tư tưởng dữ lắm, rằng không được ngất, không được khóc. Sau 15 phút đó, chị Ngô Thị Tuyển bị ngất đưa đi cấp cứu, còn chúng tôi thì khóc sướt mướt. Những kỷ niệm, hình ảnh của Bác cứ thế ùa về. Và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa một phút quên đi những điều thiêng liêng đó”, anh hùng Trương Thị Khuê vừa ngắm bức ảnh Bác Hồ tặng hoa phong lan vừa rưng rưng nước mắt.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Xem thêm
Phiên bản di động