Kích hoạt "báo động đỏ" phẫu thuật thành công cho bệnh nhân ung thư trực tràng
Kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột ở phụ nữ Các nhà khoa học Nga và Thụy Điển tìm ra cách diệt tế bào ung thư Hà Nội triển khai dự án phát hiện sớm ung thư trực tràng |
Nhiều năm nay, bà T.L thường có triệu chứng khó chịu vùng bụng, đi ngoài ra máu nhưng chỉ nghĩ là dấu hiệu bệnh trĩ, nên không tới cơ sở y tế thăm khám. Khi các dấu hiệu này ngày càng tăng nặng, bệnh nhân thường đau thắt vùng bụng, chán ăn, có hiện tượng đi ngoài ra máu không thuyên giảm thì mới đi kiểm tra.
Các bác sĩ trong ca phẫu thuật cho bệnh nhân T.L. |
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết, bệnh nhân T.L vào viện trong đêm với thể trạng gầy, da xanh. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường, hen phế quản và bị rối loạn đại tiện thường xuyên. Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài được hơn một năm.
Các bác sĩ tiến hành hồi sức, chỉ định chụp chiếu và làm các xét nghiệm cho kết quả bệnh nhân T.L bị ung thư trực tràng. Sau khi bệnh nhân được điều trị hồi sức nâng cao thể trạng, bác sĩ chỉ định cắt đoạn u trực tràng bằng phương pháp nội soi. Do tổn thương trong mổ khối u trực tràng lớn đã xâm lấn vào vùng xương cùng cụt.
Đặc biệt, do bệnh nhân cao tuổi, nhiều thách thức được đặt ra cho các bác sĩ trong quá trình phẫu thuật. Ca mổ kéo dài 4 giờ, khối u xâm lấn xung quanh gây chảy máu nhiều. Nhận thấy tình trạng người bệnh vô cùng nguy kịch, kíp trực cấp cứu đã tiến hành hồi sức tích cực, đồng thời kích hoạt "báo động đỏ" nội viện xin ý kiến hội chẩn của Ban Giám đốc, nhanh chóng huy động lực lượng bác sĩ thuộc các chuyên Khoa Hồi sức - Phẫu thuật - Gây mê - Huyết học để cùng cứu sống bệnh nhân.
Các bác sĩ tiến hành thắt động mạch chậu hai bên, chèn gạt cầm máu và truyền 39 đơn vị máu cho bệnh nhân, đồng thời hội chẩn trực tuyến cùng các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Các bác sĩ đã thực hiện kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt đoạn u trực tràng, nạo vét hạch cho bệnh nhân T.L. Hiện nay, bệnh nhân hồi phục tốt và đã ra viện sau 10 ngày điều trị.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, nhiều gia đình có người thân tuổi cao mà phát hiện bệnh ung thư thì thường lo ngại, thậm chí có tâm lý buông xuôi, không điều trị.
"Tuổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư, nhưng không nên vì thế mà vội từ bỏ. Nếu trong điều kiện cho phép và bảo đảm kỹ thuật thì vẫn nên tiến hành phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh", bác sĩ Tuấn phân tích.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn thăm, khám cho bệnh nhân sau 3 ngày phẫu thuật. |
Cũng theo các bác sĩ, hiện ung thư trực tràng và ung thư dạ dày đang có xu hướng gia tăng. Do vậy việc nội soi đại tràng định kỳ 6 tháng một lần có ý nghĩa quyết định để chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm.
Bởi các tổn thương nhỏ, hay u ở giai đoạn sớm trên cơ thể thường không có triệu chứng. Nếu người bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, sẽ giúp hạn chế tối đa những biến chứng, khó khăn khi phẫu thuật cũng như điều trị và nguy cơ xâm lấn hoặc khối u di căn gây nhuy hiểm đến tính mạng.
Đồng thời, để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa, mọi người nên hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật; bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, A… và duy trì chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên.
Bên cạnh đó, đối với những người có tiền sử viêm đại tràng, dạ dày mạn tính, trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại trực tràng), hoặc khi có triệu chứng sụt cân không rõ lý do, táo bón, đầy bụng, đi tiểu và đại tiện ra máu, ói ra máu … thì nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời.
"Ngay cả khi phát hiện bệnh ung thư ở những người cao tuổi cao, vẫn nên quyết tâm phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa để không bỏ lỡ "thời gian vàng" và cơ hội chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhân" - bác sĩ Tuấn nhấn mạnh thêm.
Quy trình "báo động đỏ" nội viện’ là xử trí cấp cứu tối khẩn cấp, áp dụng cho những trường hợp cấp cứu cần can thiệp mới hy vọng cứu sống bệnh nhân. Mục đích cuối cùng khi thực hiện quy trình này là cứu sống được bệnh nhân, đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thủ đô 01/11/2024 21:41