Cảnh báo sốt xuất huyết “vào mùa” sớm
Người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống sốt xuất huyết Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết |
Nữ bệnh nhân bị cô đặc máu sau 5 ngày sốt
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, ngay từ đầu tháng 5, tháng 6, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới đã rải rác tiếp nhận bệnh nhân nhập viện điều trị sốt xuất huyết. Và hiện Trung tâm đang điều trị cho nhiều ca bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết. |
Điển hình như trường hợp bệnh nhân Đỗ Thị V (83 tuổi, ở Hà Nội). Ba ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện sốt cao kèm đau đầu nhiều, mệt mỏi. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và ung thư vú đã phẫu thuật 3 năm. Bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, xét nghiệm phát hiện sốt xuất huyết, kèm theo các biểu hiện như tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng. Bệnh nhân là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền, được chẩn đoán sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo nên đã được nhập viện theo dõi, điều trị kịp thời nay đã qua cơn nguy kịch.
Hay trường hợp bệnh nhân Trần Thị M (60 tuổi, ở Nam Định), hiện đang bán rau tại chợ Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết 5 ngày gồm nôn và đau thượng vị, sau đó sốt cao, đau đầu, nôn vài lần, không chảy máu mũi, không chảy máu chân răng. Bệnh nhân đến khám và nội soi dạ dày tại Trung tâm Tiêu hóa gan - mật - tụy, xét nghiệm sốt xuất huyết dương tính nên được chuyển đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới với các dấu hiệu cảnh báo, lúc này tiểu cầu hạ chỉ còn 10 G/L, tình trạng cô đặc máu, có tràn dịch màng phổi, thoát huyết tương…
Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường thông tin, do thời gian này đầu vụ dịch, nhiều người khi bị sốt thì nghĩ là do mắc Covid-19, cúm hoặc một số bệnh khác nên không nghĩ mình mắc sốt xuất huyết. Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ thấp, hoặc trên các bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý nền, cơ địa phụ nữ có thai,... thì mới đến viện. Lúc đó bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử, một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng như men gan tăng, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu.
Theo các bác sĩ, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu thì cần làm xét nghiệm máu khá đơn giản và cho kết quả nhanh trong vòng 1 vài giờ. Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình từ 150 - 450 G/L. Khi sốt xuất huyết, xét nghiệm công thức máu sẽ thấy số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu giảm và hematocrit tăng (máu cô đặc). Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50 G/L.
“Theo khuyến cáo, nếu tiểu cầu giảm nhanh hoặc có biểu hiện xuất huyết chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da, có hiện tượng cô đặc máu như chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan, tụt huyết áp, men gan tăng cao, tràn dịch màng bụng, rong kinh ở nữ giới… khi đó cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc truyền tiểu cầu chỉ tiến hành khi nào xuống thấp dưới 5 G/L hoặc có biểu hiện chảy máu. Sau khi hết sốt vài ngày, tiểu cầu sẽ tăng trở lại bình thường”, Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Các chuyên gia cũng lưu ý, người dân khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán đơn giản như NS1Ag để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên.Nếu đúng sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện.
Hiện nay, một số bệnh dịch khác vẫn đang lưu hành như: Covid-19, cúm, thủy đậu… nên dễ chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết. Nếu như vậy có thể dẫn đến điều trị phác đồ sai, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý, bác sĩ các tuyến cũng cần cập nhật hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế để xử lý điều trị đúng.
Để phòng sốt xuất huyết, do hiện nay chưa có vắc xin, việc phòng bệnh vẫn chủ yếu là phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường không cho muỗi đẻ trứng, kết hợp các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy. Hiện nay, bước vào đầu mùa mưa, cần tiến hành phun thuốc diệt muỗi tại những nơi có phát hiện ca bệnh tránh dịch, bệnh lan rộng.
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khuyến cáo người dân phải dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, không để nước đọng trong các xô chậu, chum vại… nhằm phòng, chống sốt xuất huyết hiệu quả. "Hiện nay, trên thị trường có nhiều hóa chất diệt muỗi, tuy nhiên người dân không nên tự mua về phun. Người dân có nhu cầu diệt muỗi nên liên hệ các đơn vị y tế dự phòng ở địa phương, không sử dụng các loại hóa chất không rõ ràng, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và kháng thuốc ở muỗi", bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Cũng theo bác sĩ Dũng, vừa qua, các Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương đã tham mưu Bộ Y tế xây dựng lại hướng dẫn phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Bản hướng dẫn trước đã được Bộ Y tế ban hành từ năm 2014, nên Việt Nam cần một hướng dẫn mới để phù hợp với những diễn biến phức tạp của dịch hiện nay. Theo đó, các cơ quan tham mưu đã thống nhất đưa ra chính là thành lập "Tổ sốt xuất huyết cộng đồng". Tiến sĩ Dũng cũng cho rằng, mô hình tổ Covid cộng đồng nếu giờ được chuyển sang làm tổ phòng, chống sốt xuất huyết sẽ rất hợp lý.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46