Cẩn trọng với rủi ro vay tiêu dùng trong dịp Tết

Các nhà cung ứng vốn đồng loạt đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi dịp cận Tết năm 2018. Tuy nhiên, khách hàng cần thận trọng với các khoản vay này.
can trong voi rui ro vay tieu dung trong dip tet Tín dụng mua, sửa chữa nhà ở tăng tới 76,5%
can trong voi rui ro vay tieu dung trong dip tet Bảo vệ người đi vay để tránh vỡ nợ

Ngân hàng, công ty tài chính tăng cho vay tiêu dùng

Từ nay đến ngày 30/6/2018, người vay vốn mua nhà, mua ô tô tại tại Ngân hàng Indovina (IVB) được hưởng lãi suất 7,99%/năm, cố định trong 6 tháng hoặc 8,49% trong 12 tháng. Maritime Bank cho vay bổ sung vốn lưu động với lãi suất từ 8%/năm và hạn mức vay lên tới 96% tài sản đảm bảo.

Trong khi đó, ACB triển khai các gói vay ưu đãi lãi suất với tổng số vốn lên đến 15.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu về vốn trong dịp Tết và cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp đang giao dịch với ACB có nhu cầu mua nhà. Còn VPBank có thể cho khách hàng vay đến 10 tỷ đồng trong thời hạn 25 năm để mua nhà…

can trong voi rui ro vay tieu dung trong dip tet

Bên cạnh mua nhà, các nhà băng đang từng bước đẩy mạnh cho vay tiêu dùng (cả tín chấp và thế chấp). Trong đó, với loại hình tín dụng cầm cố (tài sản, sổ tiết kiệm…), có nhà băng còn cho vay trên 100% tài sản đảm bảo, với lãi suất cho vay được tính bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm trên sổ tiết kiệm cộng biên độ 2 - 2,5%.

Không chỉ ngân hàng, mà các công ty tài chính cũng dồn sức cho vay tiêu dùng dịp cuối năm, bởi hiện là cơ hội tốt để giải ngân khi nhu cầu về mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng cao, nhất là với hàng điện máy, điện thoại…

Lãi tiêu dùng khó giảm

Hiện có 2 phân khúc rõ rệt trong cho vay tiêu dùng: khách hàng của ngân hàng (được xem là chuẩn) và khách hàng của công ty tài chính (dưới chuẩn, không có tài sản thế chấp, nên lãi suất cho vay cao hơn).

Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, năm 2017, tín dụng rót vào bất động sản chỉ chiếm 5,9% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống, giảm mạnh so với mức hơn 8% năm 2016.

Tuy nhiên, theo phân tích của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng tiêu dùng năm 2017 lại tăng rất mạnh, cao gấp 3 - 4 lần mức tăng trưởng tín dụng bình quân cả nước. Đặc biệt, trong đó, tín dụng mua, sửa chữa nhà ở tăng tới 76,5% và hiện chiếm gần 53% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Chính mức lãi suất cho vay tiêu dùng tín chấp cao gấp nhiều lần khoản vay thế chấp thông thường, nhất là ở các công ty tài chính, đã đưa tín dụng tiêu dùng trở thành kênh kinh doanh lãi lớn. VPBank vừa thông báo 8.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2017. Đáng chú ý, Công ty tài chính FE CREDIT (công ty con của VPBank) đóng góp tới 51% vào mức lợi nhuận này.

Lãi vay tiêu dùng cao, có thể lên đến 70%/năm. Theo lý giải của các công ty tài chính, lãi suất cho vay tiêu dùng cao do chi phí vốn cao, chi phí phục vụ, rủi ro… cũng cao hơn bình thường.

Tuy nhiên, ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) cho rằng, việc các công ty tài chính áp dụng lãi suất cao để bù đắp rủi ro tiềm ẩn lớn chưa hẳn sẽ mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Thậm chí, nếu không thận trọng, công ty có thể phải chịu rủi ro lớn hơn, khi khách hàng mất khả năng trả nợ.

Theo các chuyên gia tài chính, các tổ chức cung ứng vốn, nhất là công ty tài chính, cần phải cho người vay thấy được sự cẩn trọng trong cho vay tiêu dùng lãi suất cao, luôn đặt trách nhiệm trả nợ, lãi suất lên hàng đầu…

Liên quan vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng, người dân cần tính toán kỹ và nếu không có nhu cầu thực sự, thì không nên sử dụng vốn vay tiêu dùng tín chấp, vì lãi suất vay tiêu dùng tín chấp thường ở mức cao hơn nhiều so với các loại hình tín dụng thông thường. Vả lại, theo ông Nghĩa, nếu ồ ạt đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, mà không kiểm soát rủi ro thì khó tránh nợ xấu.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay, song chỉ giảm với các lĩnh vực ưu tiên. Như vậy, lãi suất với các lĩnh vực ngoài ưu tiên, nhất là với tín dụng tiêu dùng, khó kỳ vọng giảm.

Theo Vân Linh/ baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…
Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

(LĐTĐ) Trong những năm qua, lượng du khách nội địa đến với Khánh Hoà từ Hà Nội đều tăng trưởng rất tốt. Ngành Du lịch Khánh Hoà xác định Hà Nội là cầu nối quan trọng giữa du khách và các địa phương
Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ  Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp ngày càng khăng khít, chất lượng, hiệu quả giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cho rằng, mối quan hệ phối hợp này đã đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước thời gian qua.
Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lỗi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô.
Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

(LĐTĐ) Ngày 26/5, tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố tổ chức Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024. Hoạt động đã thu hút sự tham gia của hơn 500 thanh niên và gia đình công nhân trên địa bàn thành phố.
Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Tại kết luận số 80 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, nêu rõ, một trong những yêu cầu cấp bách, cần thực hiện là bảo vệ môi trường.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Tin khác

“Thúc”… giải ngân vốn đầu tư công

“Thúc”… giải ngân vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài.
Những trường hợp nào bị phong tỏa tài khoản thanh toán từ 1/7/2024?

Những trường hợp nào bị phong tỏa tài khoản thanh toán từ 1/7/2024?

(LĐTĐ) Ngày 15/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Theo Nghị định khách hàng sẽ bị phong tỏa tài khoản ngân hàng trong một số trường hợp.
Thanh kiểm tra ngay thị trường vàng, chuyển hồ sơ vi phạm sang Bộ Công an

Thanh kiểm tra ngay thị trường vàng, chuyển hồ sơ vi phạm sang Bộ Công an

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu, khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.
Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố 4 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện được 198,1 nghìn tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (6/5), thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.
Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Tính trung bình sẽ giảm khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng; trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng.
Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

(LĐTĐ) Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP trình Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

(LĐTĐ) So với một số nước khu vực như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, tổng số lượng đầu tư cũng như nhà đầu tư của Việt Nam thấp hơn. Lý do cơ bản, các startup của Việt Nam chưa tạo sức hấp dẫn đủ mạnh, chưa hướng đến sản phẩm dịch vụ có tính đột phá, dựa trên công nghệ cao, sáng chế mới.
Xem thêm
Phiên bản di động