Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư
Cần nguồn lực đủ mạnh để hỗ trợ khởi nghiệp Câu chuyện về khởi nghiệp Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo? |
Theo ông Đặng Quang Vinh, chuyên gia cao cấp khu vực tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), thực tế trên đã khiến cho việc tiếp cận tài chính vẫn là thách thức lớn đối với khu vực tư nhân, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. Theo Khảo sát khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2023 của WB, trên hai phần ba (69%) doanh nghiệp được hỏi cho biết gặp khó khăn trong tiếp cận tài chính. Tương tự, gần một nửa các doanh nghiệp khu vực tư nhân tham gia khảo sát PCI năm 2021 nói về khó khăn đó, cao hơn so với năm 2017.
Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, khả năng tiếp cận tài chính là vấn đề cấp thiết, nhất trong những giai đoạn phát triển ban đầu khi phải làm sản phẩm khả thi tối thiểu. Thiếu hụt vốn cho giai đoạn ban đầu và hạn chế của "dòng vốn kiên nhẫn" - nghĩa là dòng vốn trong đó các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư dài hạn hơn, thường là quá 5 năm.
Chỉ có 15% các doanh nghiệp tham gia Khảo sát doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2023 cho biết được nhận vốn đầu tư mạo hiểm trước khi ra mắt sản phẩm. Con số này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ các doanh nghiệp tự huy động vốn hoặc tiếp nhận đầu tư của người thân và bạn bè trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Chỉ có 15% các doanh nghiệp tham gia Khảo sát doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2023 cho biết được nhận vốn đầu tư mạo hiểm trước khi ra mắt sản phẩm. (Ảnh minh họa: BT) |
Bất cập này được coi là cấp thiết nhất với các startup dựa vào quyền sở hữu trí tuệ và phát triển phần cứng, do các hoạt động này đòi hỏi nhiều vốn để phát triển (các sản phẩm khả thi tối thiểu). Thiếu hụt về "dòng vốn kiên nhẫn" cũng được ghi nhận. Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tại Việt Nam đang tập trung vào phần mềm và các mô hình sao chép ý tưởng nhằm nội địa hóa ý tưởng kinh doanh cho thị trường Việt Nam.
Tại báo cáo "Điểm lại - Đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo", WB cũng nhận định: Chưa có nhiều nhà đầu tư mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng dài hạn hoặc các doanh nghiệp có công nghệ hoặc mô hình kinh doanh quá mới mẻ. Các nhà đầu tư thiên thần, thường đóng vai trò quan trọng trong việc cấp vốn giai đoạn ban đầu còn khan hiếm và các hoạt động chưa được chuyên nghiệp hóa. Hợp vốn đầu tư - phương thức đầu tư chia sẻ rủi ro, trong đó một số nhà đầu tư tập hợp nguồn lực để đầu tư cùng nhau với nhiều giao dịch hơn, chưa phải là phương thức phổ biến trong số các nhà đầu tư thiên thần tại Việt Nam.
Tiếp tục chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu, năm 2023, các startup Việt Nam nhận được 529 triệu USD vốn đầu tư, giảm 17% so với năm trước. Đây là một trong những nội dung chính được đề cập tại Báo cáo đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo 2024 do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và Quỹ đầu tư Do Ventures công bố tại Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024.
Theo Báo cáo đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế nhiều biến động trên toàn cầu, năm 2023, các công ty khởi nghiệp Việt Nam nhận được tổng số vốn đầu tư là 529 triệu USD, giảm 17% so với năm trước. Tuy nhiên, so với mức giảm 35% của tổng số vốn đầu tư mạo hiểm trên toàn cầu, mức giảm nhẹ này cho thấy thị trường Việt Nam vẫn đang vững vàng trước rất nhiều thách thức trên thị trường vốn.
Ngoại trừ các thương vụ trị giá hơn 50 triệu USD, số lượng thương vụ trong phạm vi từ 0,5 triệu USD - 3 triệu USD chứng kiến mức giảm ít nhất cũng cho thấy hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam vẫn phát triển ổn định với sự ra đời và hoạt động gọi vốn của các công ty mới. Xu hướng này cũng thể hiện các nhà đầu tư vẫn giữ góc nhìn lạc quan với các thương vụ ở giai đoạn đầu cũng như tin tưởng vào năng lực vượt trội của những nhà sáng lập khởi nghiệp trong giai đoạn thử thách.
Các dấu hiệu sự phục hồi bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối năm 2023 khi số lượng thương vụ đầu tư vào các công ty công nghệ tăng lên so với nửa đầu năm và giá trị đầu tư tăng 34% so với năm trước, vượt qua mức cùng kỳ năm 2020. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam giữ vững vị trí thứ ba về số lượng thương vụ đầu tư và giành lại vị trí thứ ba về tổng giá trị đầu tư. Singapore dẫn đầu cả về số lượng thương vụ và tổng giá trị đầu tư, theo sau là Indonesia.
Lĩnh vực y tế nhận được số vốn cao kỷ lục, tăng vọt 391% so với cùng kỳ năm trước, trở thành lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất. Lĩnh vực giáo dục cũng nhận số vốn cao nhất từ trước tới nay, tăng 107% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, gần 100 quỹ đã rót vốn vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam, trong đó các nhà đầu tư năng động nhất đến từ Singapore, theo sau là các nhà đầu tư Việt Nam.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chủ động chăm lo để người lao động Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm
Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024
Lật tẩy "chiêu trò" của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ/m2 tại Sóc Sơn
LĐLĐ quận Long Biên tiếp tục đổi mới hoạt động
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Hà Nội được vinh danh là Thành phố hạ tầng, dịch vụ công thông minh
Triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông tới cán bộ Công đoàn Thủ đô
Tin khác
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hai doanh nghiệp hơn 530 triệu đồng
Tài chính 03/12/2024 07:17
Nghệ An thông qua chủ trương đầu tư dự án FDI có tổng vốn 590 triệu USD
Tài chính 28/11/2024 13:09
“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững
Tài chính 25/11/2024 14:20
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Tài chính 24/11/2024 06:17
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15