Cẩn thận với bệnh rỗng tủy
Ứng dụng công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm Khai trương hệ thống chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla |
Bác sĩ Vũ Hải Yến- chuyên khoa Nội thần kinh (Phòng khám Đa khoa Thu Cúc - 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội thuộc Hệ thống y tế Thu Cúc) cho biết, mới đây khoa có tiếp nhận bệnh nhân tên V.T H 41 tuổi vào viện thăm khám trong tình trạng đau vùng cổ gáy, nhức vai phải, tê bì tăng rõ gần 2 tháng nay. Các triệu chứng đau không liên quan đến vận động, nghỉ ngơi vẫn đau, cảm giác nặng và giảm sức cơ tay phải khi lao động. Các triệu chứng không cải thiện kể cả khi nghỉ ngơi, xoa bóp, bấm huyệt hoặc chườm ấm.
Rỗng tủy do hình thành trong tủy hốc chứa dịch tích lại phát triển dần gây đè ép, tổn thương tủy. (Ảnh minh họa). |
Điều đặc biệt, chị H. có tiền sử khỏe mạnh, đã có gia đình và 2 con, hiện đang là nhân viên văn phòng và đi lại thường xuyên bằng xe máy. Ban đầu cũng chỉ nghi ngờ là bệnh nhân bị đau mỏi cổ vai gáy do viêm dây thần kinh vai gáy hoặc gai đốt sống cổ hoặc thoái hóa đốt sống cổ, bệnh thường gặp ở dân văn phòng. Nhưng điều đặc biệt là qua kiểm tra bệnh nhân H. không nhận biết được nóng lạnh ở tay phải, trong khi tay trái của bệnh nhân vẫn bình thường. Ngoài ra, các phản xạ gân xương ở tay phải của bệnh nhân cũng bị giảm, thậm chí không có phản xạ. Chính vì có những chỉ dấu nghi ngờ, tôi đã chỉ định cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ MRI cột sống và tuỷ sống để đánh giá tình trạng tổn thương và để loại trừ các bệnh lý khác có liên quan.
Hình ảnh thu được từ chụp cộng hưởng từ MRI tủy sống của chị H. cho thấy trong đoạn tủy sống của chị hình thành một hốc rỗng chứa các dịch, các dịch này tích lại thành các khoang và nang hốc đây là biểu hiện của căn bệnh rỗng tủy. Ngay sau khi có kết quả khám cận lâm sàng, các bác sĩ của Thu Cúc đã hội chẩn nhằm xác định căn nguyên bệnh và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho chị H.
Theo các chuyên gia về thần kinh cột sống, bệnh rỗng tủy là do ở trong đoạn tủy sống hình thành một hốc rỗng ở trung tâm của chất xám chứa dịch não tủy. Dịch não tủy tích lại hình thành các khoang hoặc nang hốc phát triển lớn dần và gây huỷ hoại tuỷ, chèn ép dây thần kinh, khiến bệnh có biểu hiện là những rối loạn vận động, rối loạn cảm giác và dinh dưỡng. Bệnh thường được phát hiện tình cờ khi thăm khám các bệnh lý liên quan hoặc khi có các triệu chứng như đau mỏi cổ vai gáy, tê bì tay, mất cảm giác yếu cơ, teo cơ, mất phản xạ gân cơ, mất cảm giác đau hoặc nóng lạnh đặc biệt là ở bàn tay.
Được biết, bệnh rỗng tủy (Syringomyelia) là bệnh mạn tính không thường gặp ở tủy sống với tỷ lệ mắc 8,4/100 000 và thường gặp ở độ tuổi 20-50 tuổi.. Bệnh có thể gặp ở vùng cổ, ngực và thắt lưng, tuy nhiên tỷ lệ gặp nhiều nhất nằm ở ranh giới giữa tủy cổ và tủy ngực.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh rỗng tủy, trong đó có một số trường hợp vô căn (không xác định được nguyên nhân). Một số có căn nguyên như: dị tật cột sống bẩm sinh; sau chấn thương; viêm tủy sống thắt lưng…Có nhiều nguyên nhân gây bệnh rỗng tủy, trong đó có một số trường hợp vô căn (không xác định được nguyên nhân). Một số có căn nguyên như: dị tật cột sống bẩm sinh; sau chấn thương; viêm tủy sống thắt lưng…
Chụp cộng hưởng từ MRI được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán các bệnh vùng sọ não, hốc mắt, cột sống, vùng cổ, vùng bụng chậu, cơ xương khớp, tuyến vú... (Ảnh minh họa). |
Trong trường hợp của chị H. là rỗng tủy vô căn, nên các bác sĩ đã tư vấn cần thăm khám định kỳ thường xuyên 2 tháng/lần, chụp MRI 6 tháng/lần để đánh giá và bổ sung các loại vitamin nhóm B, sử dụng một số loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng đau mỏi, tê bì. Cần hạn chế công việc cần cúi ngửa nhiều, các công việc cần sự tinh tế ở bàn tay đặc biệt là tay phải. Bên cạnh đó, người bệnh cần tập các bài tập phục hồi chức năng tổn thương tủy sống. Nếu mức độ nặng gây thiếu hụt thần kinh nhiều các bác sĩ có thể phải chỉ định can thiệp ngoại khoa để hút dịch trong ống rỗng giúp giải phóng chèn ép tủy, làm ngừng sự diễn tiến của bệnh, bởi vì rỗng tủy hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để.
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc trang bị dàn máy MRI (chụp cộng hưởng từ) ở cả tất cả các cơ sở trực thuộc. Đây được xem là “tiêu chuẩn vàng” giúp tầm soát và phát hiện sớm nhiều các bệnh lý tại các cơ quan quan trọng như não, bụng, cột sống, khớp,... điều này giúp phát hiện nhiều bệnh lý kể cả các ca bệnh khó, hiếm gặp, từ đó có cách xử trí và can thiệp kịp thời. Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia nội thần kinh hàng đầu tại Thu Cúc sẽ trực tiếp thăm khám, hội chẩn liên chuyên khoa không để “lọt” bệnh và tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18