Cần sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân
Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Để nộp thuế không phải là áp lực Nhận diện gian lận thuế trong chuyển nhượng bất động sản Thu thuế thu nhập cá nhân tăng nhờ bất động sản, chứng khoán |
Ảnh minh họa. |
Luật Thuế Thu nhập cá nhân được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành 01/01/2009. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là đối với những người có thu nhập 9 triệu đồng/tháng (chưa kể việc tính miễn trừ gia cảnh đối với nuôi con nhỏ, bố mẹ già) thuộc diện chịu thuế.
Trước sức ép về lạm phát, nhằm giảm khó khăn cho người lao động, ngày 02/06/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của TTNCN có hiệu lực từ 1/7/2020. Theo đó, mức giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng so với 9 triệu đồng/tháng như quy định của Luật.
Mặc dù, mức giảm trừ gia cảnh điều chỉnh từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng từ tháng 7/2020 nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng vẫn đang “lạc nhịp” so với bối cảnh kinh tế- xã hội hiện nay. Và thực tế, mức quy định này vẫn chủ yếu đánh vào nhóm “người ít tóc”.
Theo các chuyên gia, TTNCN là sắc thuế đánh trên thu nhập phát sinh của cá nhân, bao gồm thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế, nhận quà tặng là tải sản phải đăng ký.
Trong số đó, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động theo hợp đồng lao động và của cán bộ, viên chức theo hợp đồng làm việc là khoản thu được kê khai và đóng thuế minh bạch và đầy đủ vì công việc này được thực hiện bởi các tổ chức, doanh nghiệp với quy định chặt chẽ về kê khai, kiểm toán, xử phạt vi phạm… cũng như để bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp khi thực hiện khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Anh bạn tôi làm trong ngành tài chính, biết viết báo cũng đồng ý quan điểm trên của các chuyên gia. Theo anh, mục đích của việc ban hành TTNCN là tạo sự công bằng, tuy nhiên nhìn lại 15 năm qua, xét cả trên phương diện tính minh bạch và mặt bằng giá hiện tại thì một số điểm của Luật TTNCN không còn phù hợp.
Anh bạn dẫn chứng: “Khi tôi viết bài cộng tác với các báo, khi lấy nhuận bút bị trừ 10% TTNCN dẫu bài báo chỉ khoảng 500.000 đồng; trong khi một chiếc phong bì biếu nhau lên tới tiền triệu thì chẳng làm sao. Đặc biệt, thời buổi bán hàng online, kinh doanh đồ chơi golf trên mạng đắt như tôm tươi, doanh số bán hàng lớn, lãi cao thì cơ quan thuế đã thu đúng giá trị phải nộp TTNCN chưa?”.
Còn chị hàng xóm, hiện đang làm cho một công ty thuộc lĩnh vực công nghệ cho hay: Tổng tiền lương mỗi tháng được 18 triệu đồng, với mức này chị vẫn phải đóng TTNCC (vì theo quy định chị nuôi một con nhỏ, mức miễn trừ không phải đóng thuế là 15 triệu). Chị nói, nghe mỗi tháng thu nhập 18 triệu đồng tưởng cao, nhưng trong bối cảnh chồng chưa tìm được việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lại bao nhiêu thứ phải chi như tiền thuê nhà, tiền học cho con, tiền sinh hoạt và các loại tiền liên quan đến hiếu hỉ. “Chi tiêu còn khó khăn huống gì nghĩ đến chuyện mua nhà”, chị cho hay.
Vậy phải sửa Luật theo hướng nào? Theo các chuyên gia, điều đầu tiên các ngành chuyên môn như Lao động -Thương binh và Xã hội, Nội vụ phải đưa ra được tiêu chí thế nào mức lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, đồng thời căn cứ vào tình hình giá cả sẽ quy định mức chịu TTNCC. Trong đó, cần nâng mức chịu thuế TTNCN đối với công chức, viên chức, người lao động ở mức 11 triệu đồng/người/tháng như hiện tại lên mức 20 triệu đồng/tháng. Đồng thời, tăng mức chịu thuế TTNCN cá nhân đối với các loại hình kinh doanh khác như bất động sản, bán hàng online.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29