Cần phân định rõ hành vi chậm, trốn đóng BHXH

(LĐTĐ) Thảo luận về các nội dung trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều cán bộ Công đoàn cho rằng luật chưa quy định tách biệt định nghĩa rõ ràng về hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với từng mức độ của mỗi hành vi theo chế tài hành chính hay hình phạt hình sự, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động.
Xử lý nghiêm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH Chặn trốn đóng BHXH bằng cách nào? Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Cần quy định các mức xử phạt

Bàn về nội dung trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và biện pháp xử lý, ông Võ Mạnh Sơn - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đề nghị: Cần có các mức nộp số tiền khác nhau về hành vi chậm đóng bảo hiểm, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không thể giống nhau như dự thảo đang quy định đều là 0,03%/ngày. Đồng thời, cần xác định và làm rõ việc nộp số tiền này có đồng nghĩa với việc nộp phạt hành vi vi phạm hay không? Nếu vi phạm thì có đồng nghĩa với việc đây là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính hay không để tránh trùng lặp với các biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại Khoản 2 trong cùng điều luật.

Cần phân định rõ hành vi chậm, trốn đóng BHXH
Việc phân định rõ hành vi chậm đóng và trốn đóng BHXH là cơ sở pháp lý để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm. Ảnh minh họa.

“Chúng ta cần phân hóa các mức xử lý vi phạm hành chính khác nhau giữa chậm đóng, trốn đóng, do tính chất, mức độ vi phạm giữa chậm và trốn đóng là khác nhau. Nếu cần phải quy định cụ thể, để đảm bảo tính khả thi thì vấn đề này nên quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hay quy định trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với việc áp dụng các biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam”, ông Võ Mạnh Sơn đề nghị.

Tuy nhiên, theo ông Sơn, tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam không quy định việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp nêu trên. Vì vậy, đề nghị xem xét vấn đề này để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính hiệu lực của các biện pháp, chế tài đã quy định. Đối với các biện pháp không xem xét, trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng cũng cần xem xét và có đánh giá cụ thể.

Cùng bàn về nội dung này, bà Nguyễn Thị Như Ý - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho rằng: Vấn đề chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc và biện pháp xử lý được quy định tại Điều 37, 38, 39 và 40. Việc luật hiện hành chưa quy định tách biệt định nghĩa rõ ràng về hành vi chậm đóng, trốn đóng dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý đối với từng mức độ của mỗi hành vi theo chế tài hành chính, hình phạt hình sự mặc dù Bộ luật Hình sự đã quy định về tội gian lận, tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động quy định tại Điều 214, 215 và 216, Hội đồng Thẩm phán cũng đã có Nghị quyết số 05 hướng dẫn áp dụng 3 điều luật này.

Tuy nhiên, trên thực tế, do còn nhiều cách hiểu khác nhau, khó khăn trong việc xác định hành vi, xác định yếu tố lỗi và các yếu tố khác cấu thành tội phạm giữa các văn bản nên mặc dù tình hình chậm đóng, trốn đóng BHXH vẫn diễn ra phức tạp nhưng số vụ được khởi tố còn ít, hầu như chưa có vụ việc nào được đưa ra xét xử.

Bà Như Ý cho biết: Theo thống kê của tỉnh Đồng Nai cho thấy, cơ quan BHXH tỉnh gửi đến cơ quan điều tra 39 hồ sơ nhưng chỉ có 3 hồ sơ được khởi tố theo Điều 214 Bộ luật Hình sự, đó là tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho rằng, dự thảo luật cần chỉnh lý theo hướng làm rõ và tách biệt các quy định về chậm đóng, trốn đóng và xử lý chậm đóng, trốn đóng là phù hợp và cần thiết. Nếu dự thảo luật thông qua thì các điều kiện để đảm bảo thực hiện trong thực tiễn sẽ được thực hiện.

Đến làm rõ các hành vi

Thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), nhấn mạnh việc phân định rõ hành vi chậm đóng và trốn đóng là cơ sở pháp lý rất quan trọng, giúp khắc phục các vướng mắc trước đây và bảo đảm cho việc xử lý các hành vi vi phạm, ông Nguyễn Thành Nam (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ) cho rằng: Biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 39, Điều 40. Dự thảo luật thiết kế 2 điều quy định về biện pháp xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, cụ thể Điều 39 quy định xử lý vi phạm về chậm đóng, Điều 40 xử lý vi phạm về trốn đóng. Tuy nhiên, nội dung, biện pháp xử lý của 2 điều này cơ bản giống nhau, riêng trốn đóng BHXH có thể bị áp dụng thêm biện pháp hình sự.

Vì vậy, ông Nam đề nghị chỉnh lý Điều 40 theo hướng rút gọn thành 2 khoản, khoản 1 là các biện pháp xử lý quy định tại Điều 39 của luật này, khoản 2 quy định truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH đã được giải thích, phân định rõ ràng tại Điều 37 và Điều 38 của dự thảo luật, trong đó có sự phân định theo thời gian, trong khoảng thời gian sau thời hạn phải đóng được quy định tại Khoản 6 Điều 33 đến hết 60 ngày chưa đóng thì được xác định là chậm đóng, sau 60 ngày tiếp theo vẫn tiếp tục chưa đóng thì xác định là trốn đóng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh thêm, hành vi trốn đóng cần phải được đồng bộ hóa với pháp luật hình sự, đảm bảo sự nhất quán, khớp nối giữa 2 hệ thống pháp luật, đặc biệt là với Điều 216 Bộ luật Hình sự quy định về tội trốn đóng BHXH để đảm bảo việc xử lý đối với những người không cần gian dối hoặc không cần sử dụng thủ đoạn khác mà công nhiên không đóng, không đóng đầy đủ BHXH bắt buộc cho nhiều người lao động trong thời gian dài, giá trị trốn đóng lớn.

Hiện nay, theo Điều 216 Bộ luật Hình sự, một trong những dấu hiệu, hành vi khách quan cấu thành tội phạm này là gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc trốn đóng đầy đủ BHXH, như vậy sẽ rất khó khăn trong việc xử lý và xác định, xử lý những người không cần gian dối, không cần sử dụng thủ đoạn mà công khai, công nhiên không đóng BHXH bắt buộc.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, tăng 38,9%, dự kiến áp dụng từ 1/7.
Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT cho gần 600 cán bộ, giáo viên

Tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT cho gần 600 cán bộ, giáo viên

(LĐTĐ) Chiều 22/6, tại Hội trường Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024 cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024 cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2024.
Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Liên đoàn Lao động huyện (LĐLĐ) Đông Anh đã phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) và Ủy ban nhân dân xã Cổ Loa tổ chức chương trình Ngày hội trồng cây - Vì một Việt Nam xanh và trao tặng công trình phần việc, gắn biển công trình Đường hoa đô thị “Trật tự - An toàn - Văn minh” tại thôn Phố Chợ, xã Cổ Loa.
Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chú trọng phòng ngừa gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Ngày 22/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn coi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Hà Nội chiếm 1/10 tổng số thí sinh dự thi của cả nước, nên các nội dung về quy chế, quy định, chuẩn bị cơ sở vật chất, công tác coi thi, giám sát, phòng ngừa gian lận thi cử được Hội nghị đặc biệt chú trọng.
Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

Quận Tây Hồ tăng cường đấu tranh tội phạm ma túy

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Công an quận Tây Hồ) tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm, tổ chức, chứa chấp trái phép chất ma túy trên địa bàn quận.
Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

Đoàn viên xúc động đón nhận “Mái ấm Công đoàn”

(LĐTĐ) Vui mừng, xúc động là cảm xúc của anh Đỗ Văn Đức - công nhân Tổ đốt lò của công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hoà khi đón nhận hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” từ các cấp Công đoàn Thủ đô.

Tin khác

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, tăng 38,9%, dự kiến áp dụng từ 1/7.
3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024 tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc…
Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương

Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương

Khi Nhà nước áp dụng chế độ tiền lương mới, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội ban hành quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Bố trí cán bộ Công đoàn như thế nào cho phù hợp?

Bố trí cán bộ Công đoàn như thế nào cho phù hợp?

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7. Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận là việc bố trí cán bộ Công đoàn. Theo đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn tỉnh Thanh Hóa), cơ chế cấp ủy địa phương giao biên chế cho tổ chức Công đoàn địa phương trong gói biên chế được cấp trên giao cho khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội đã dẫn đến sự không đồng bộ về biên chế trong cùng một cấp Công đoàn...
Xây dựng bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 dựa trên yếu tố nào?

Xây dựng bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 dựa trên yếu tố nào?

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 sẽ bao gồm việc bãi bỏ mức lương cơ sở, thực hiện hợp đồng lao động theo quy định mới, xác định mức lương tối thiểu, mở rộng quan hệ tiền lương và hoàn thiện chế độ nâng bậc lương.
Năm 2024 tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng thêm bao nhiêu?

Năm 2024 tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng thêm bao nhiêu?

(LĐTĐ) Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Bảng lương mới của công chức, viên chức sẽ có cơ cấu như thế nào?

Bảng lương mới của công chức, viên chức sẽ có cơ cấu như thế nào?

(LĐTĐ) Tù 1/7/2024, toàn bộ bảng lương mới của 2 đối tượng công chức, viên chức (giữ chức vụ lãnh đạo và không giữ chức danh lãnh đạo) sẽ không còn tính theo lương cơ sở và hệ số lương nữa, thay vào đó sẽ quy định mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể và được tính dựa theo cơ cấu tiền lương mới gồm các khoản: Lương cơ bản; các khoản phụ cấp; thưởng (nếu có).
Quyền lợi của người tham gia BHXH khi nghỉ ốm đau dài ngày

Quyền lợi của người tham gia BHXH khi nghỉ ốm đau dài ngày

(LĐTĐ) Thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong 1 năm của người lao động là từ 30 đến 70 ngày làm việc/năm. Riêng trường hợp mắc bệnh cần điều trị ốm đau dài ngày thì có thể nghỉ dài hơn rất nhiều, tối đa 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần).
Hà Nội: Giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm

Hà Nội: Giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội cho biết: Trong tháng 5/2024, BHXH Thành phố đã giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 53.322 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN. Theo đó, lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, ngành đã giải quyết cho 248.262 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN.
Chuyển đổi số vì lợi ích người dân

Chuyển đổi số vì lợi ích người dân

(LĐTĐ) Qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân trên địa bàn Thủ đô, nhất là người cao tuổi đã hiểu rõ hơn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt, đảm bảo chi trả đúng người hưởng, nhanh chóng và kịp thời. Hoạt động cũng góp phần khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số.
Xem thêm
Phiên bản di động