Xử lý nghiêm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH

(LĐTĐ) Đối với những đơn vị chậm đóng, trốn đóng tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động, thành phố Hà Nội kiên quyết không vinh danh, khen thưởng, không xét tham gia đấu thầu và đầu tư dự án. Đối với các đơn vị đang thực hiện các dự án của Thành phố mà chậm đóng, trốn đóng, Hà Nội sẽ triệt để thu hồi khi thanh toán dự án và không giao dự án mới.
Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH Ngăn chặn chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Đẩy mạnh thanh tra, xử phạt các doanh nghiệp vi phạm

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT thành phố Hà Nội: Tổng số tiền thu BHXH, BHYT, BHTN 6 tháng đầu năm trên địa bàn Thành phố là 28.481 tỷ đồng, đạt 47% Kế hoạch. Tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT là 5.253,2 tỷ đồng, chiếm 8,17% tổng số phải thu (giảm 0,37% so với cùng kỳ năm 2022); số tiền chậm đóng BHXH phải tính lãi là 1.752,5 tỷ đồng, chiếm 2,73% tổng số phải thu (giảm 0,64% so với cùng kỳ năm 2022).

Xử lý nghiêm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH
Báo Lao động Thủ đô phối hợp với BHXH Hà Nội và các cấp Công đoàn tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động, người lao động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

Trong đó, số tiền chậm đóng của các đơn vị ngừng giao dịch là 1.654,8 tỷ đồng, chiếm 31,5% tổng số tiền chậm đóng; chậm đóng ngân sách Nhà nước là 50 tỷ đồng, chiếm 0,95% tổng số tiền chậm đóng; chậm đóng dưới 12 tháng là 1.823,2 tỷ đồng, chiếm 34,7% tổng số tiền chậm đóng; chậm đóng từ 12 tháng trở lên là 1.725,2 tỷ đồng, chiếm 32,85% tổng số tiền chậm đóng.

Ông Phan Văn Mến - Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT Thành phố cho biết: Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra được cơ quan BHXH tích cực, chủ động phối hợp với thanh tra ngành Lao động, ngành Y tế, Công an và các đơn vị liên quan đẩy mạnh; phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; kịp thời giải quyết đơn thư, khiếu nại của người dân về chế độ, chính sách BHXH, BHYT.

Cụ thể: BHXH Thành phố đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Thành phố, Cục Thuế Thành phố và các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đã thực hiện 1.801 cuộc thanh tra, kiểm tra. Trong đó: Thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch 1.246 cuộc, đạt 32% Kế hoạch; thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với 555 đơn vị.

Kết quả, sau thanh tra, kiểm tra, số tiền các đơn vị đã nộp để khắc phục nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN là 178,6 tỷ đồng (đạt 79,6%); yêu cầu đóng và truy đóng BHXH, BHYT, BHTN cho 160 lao động chưa tham gia, đóng thiếu thời gian với tổng số tiền đề nghị truy đóng là 3,6 tỷ đồng và 32 lao động đóng thiếu mức quy định với số tiền đề nghị truy đóng là 165,6 triệu đồng; yêu cầu truy giảm BHXH, BHTN cho 10 lao động đóng sai đối tượng, sai thời gian với số tiền đề nghị truy giảm là 192,5 triệu đồng.

Qua công tác thanh tra chuyên ngành, phối hợp thanh tra liên ngành. BHXH Thành phố, các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã đã phát hiện, xử phạt và kiến nghị UBND Thành phố xử phạt hành chính hành vi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN theo thẩm quyền đối với 36 đơn vị đóng trên địa bàn, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 3.590.936.187 đồng.

Về công tác kiến nghị khởi tố, ông Phan Văn Mến cho biết, tính đến nay BHXH Thành phố và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố đã chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra đối với 7 đơn vị với tổng số tiền chậm đóng tại thời điểm kiến nghị khởi tố là 118.612.770.174 đồng; đến nay đã có 5 đơn vị đã khắc phục một phần với tổng số tiền là 13.155.979.572 đồng.

Sẽ kiểm tra đột xuất các địa phương về thực hiện BHXH, BHYT

Báo cáo về kết quả thực hiện công tác BHXH, BHYT 6 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo Thành phố chỉ rõ những hạn chế, đó là tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố vẫn còn tồn tại, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân; một số các đơn vị sử dụng lao động vẫn còn tình trạng cố tình chiếm dụng, không trích đóng, để chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN số tiền lớn, thời gian kéo dài. Tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trên 24 tháng là 3.411 đơn vị, với số tiền 1.449 tỷ đồng, chiếm 27,6% tổng số tiền chậm đóng.

Cùng với đó, hiện vẫn chưa có hướng dẫn xử lý đối với những đơn vị ngừng, dừng giao dịch, phá sản, giải thể. Hiện, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 14.456 đơn vị ngừng, dừng giao dịch, phá sản, giải thể với số tiền chậm đóng là 1.654,8 tỷ đồng, chiếm 31,5% tổng số tiền chậm đóng.

Trao đổi về vấn đề này, bà Hoàng Thu Hương - Đội trưởng Đội 6 (Phòng PC03, Công an thành phố Hà Nội) cho rằng: Tỷ lệ chậm đóng, trốn đóng cũng như số doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH trên địa bàn Hà Nội vẫn còn cao là do việc khởi tố vụ án đối với các tội danh liên quan đến BHXH, BHYT còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trên toàn quốc chưa có địa phương nào khởi tố tội danh theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015.

Trước những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong thực tế, đại diện Công an thành phố Hà Nội kiến nghị cơ quan BHXH đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành và những văn bản hướng dẫn có liên quan đến việc tách số tiền nợ, trốn đóng BHXH trước và sau thời điểm ngày 1/1/2018 để cơ quan điều tra có cơ sở xác định số tiền trốn đóng BHXH của doanh nghiệp. Từ đó, mới xác định được tội danh, xử lý theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015.

Công an thành phố Hà Nội cũng kiến nghị BHXH Việt Nam đề xuất với Chính phủ cần quy định rõ, cụ thể tại Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP về hình thức phạt tiền; cũng như xác định rõ hành vi và số tiền trốn đóng BHXH, BHYT...

Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và tính nghiêm minh của pháp luật, trong 6 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT thành phố Hà Nội đề nghị kiên quyết không vinh danh, khen thưởng, không xét tham gia đấu thầu và đầu tư dự án các đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng, không tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động. Đối với các đơn vị đang thực hiện các dự án của Thành phố mà chậm đóng, trốn đóng BHXH cho người lao động, cần triệt để thu hồi khi thanh toán dự án và không giao dự án mới.

Để hạn chế tình trạng chậm đóng, nợ đóng BHXH, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT Thành phố Vũ Thu Hà yêu cầu các đơn vị liên quan cần đôn đốc thu bằng nhiều giải pháp, trọng tâm tăng cường thanh kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm.

Đối với Ban chỉ đạo của Thành phố, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị cơ quan BHXH phối hợp với các sở ban ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến người sử dụng lao động, người lao động nhằm nâng cao nhận thức, tuân thủ các quy định của pháp luật trong tham gia BHXH bắt buộc.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng nêu rõ trong 6 tháng cuối năm, cụ thể trong 4 tháng cuối năm, Ban Chỉ đạo của Thành phố sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất các địa phương về việc thực hiện kế hoạch các công việc, nội dung liên quan đến BHXH, BHYT. Thành phố sẽ lựa chọn kiểm tra những đơn vị có kết quả chưa cao để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu chung của Thành phố.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

(LĐTĐ) Mới đây, NESCAFÉ tổ chức chuỗi hoạt động thú vị dành cho người tiêu dùng với thông điệp “Khơi mở thế giới của bạn” diễn ra tại 4 thành phố lớn, gồm sự kiện tại TP.HCM vào ngày 14/7 và tại Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng liên tục từ ngày 22/6 đến ngày 24/6.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

(LĐTĐ) Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 9 nhóm điểm mới quan trọng. Trong đó, Luật đã bổ sung chế độ hưu trí xã hội, rút ngắn thời gian đóng để được hưởng lương hưu, tăng tỷ lệ hưởng lương hưu với nam giới có thời gian tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện...
Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Pháp luật quy định tiền lương người lao động (NLĐ) phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng, không thấp hơn lương tối thiểu vùng và phải bình đẳng. Tăng lương cần ký phụ lục hoặc hợp đồng mới, không thể thay thế bằng quyết định tăng lương để tránh tranh chấp.
Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương Nghị định 204/2004/NTĐ-CP tùy theo hạng. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

(LĐTĐ) Từ 1/7/2024, chính sách tiền lương được điều chỉnh, bao gồm tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng và áp dụng chế độ tiền thưởng. Cùng đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục nhận phụ cấp thâm niên nghề.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Những “đặc quyền” của lao động nữ

Những “đặc quyền” của lao động nữ

(LĐTĐ) Lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động sẽ được hưởng nhiều “đặc quyền” như không phải làm thêm giờ, đi công tác xa, không bị xử lý kỷ luật lao động… khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động