Cảm xúc thiêng liêng của cử tri lần đầu tiên đi bỏ phiếu
Việc bỏ phiếu có thể bắt đầu sớm và kết thúc sớm hoặc muộn được không? Không để bất cứ khu vực bỏ phiếu nào thành điểm lây nhiễm dịch trong cộng đồng |
Đối với thế hệ trẻ chúng tôi, ngày nhỏ đã từng theo bố, mẹ, ông, bà… đi bỏ phiếu bầu cử nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được trực tiếp đi bầu cử nên cảm giác chờ đón đến ngày được cầm lá phiếu bầu những đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân thật khó tả.
Có lẽ, ngày bầu cử sẽ là kỷ niệm sâu sắc với tôi khi tuổi 18 trùng với cuộc bầu cử 5 năm mới được tổ chức một lần. Trước đó, tôi đã tích cực tìm hiểu các thông tin về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua mạng Internet, sách báo… để hiểu được tầm quan trọng của mỗi lá phiếu cùng với ý nghĩa, mục đích của cuộc bầu cử.
Bạn Nguyễn Hải Thủy, sinh viên năm thứ nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền, lần đầu tiên được đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp |
Tôi đã được tham gia cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” và gần đây nhất là cùng Ủy ban nhân dân phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, tham gia tìm hiểu về Luật Bầu cử. Qua đó, tôi hiểu hơn về những quy định và quy trình bỏ phiếu.
Được cầm lá phiếu trên tay, tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tôi thấy mình trưởng thành hơn và đặc biệt, khi biết lá phiếu của mình sẽ góp phần làm nên thành công của ngày bầu cử khiến tôi nhận thức rõ hơn về quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân…
Để bảo đảm cho các cử tri đủ 18 tuổi tích cực tham gia cuộc bầu cử, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên phường Dịch Vọng Hậu đã lồng ghép tuyên truyền bầu cử thông qua các buổi sinh hoạt Chi đoàn Tổ dân phố, Chi đoàn các trường học… giúp chúng tôi dễ dàng tiếp cận và nắm bắt các quy định của Luật; phối hợp với đài truyền thanh phường tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyên sâu rộng để mọi người dân, nhất là những người lần đầu đi bỏ phiếu hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình khi cầm trên tay lá phiếu trên tay.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là ngày hội lớn của toàn dân tộc và cũng là ngày để mọi công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Điều này này càng trở nên ý nghĩa hơn, đặc biệt với các bạn trẻ đủ 18 tuổi, lần đầu tiên được đi bầu cử.
Nguyễn Hải Thủy
(Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55