Cà phê tác động đến cơ thể như thế nào?
Làm gì để cứu cơ thể khi “say” cà phê? | |
Những thứ tưởng vô hại nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ | |
Kiểm tra caffeine trong máu có thể giúp chẩn đoán bệnh Parkinson |
Cafein khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Nhưng nó cũng có thể gây mất ngủ, khiến bạn lo lắng hoặc bồn chồn, đặc biệt ở những người nhạy cảm hoặc sử dụng quá nhiều.
Còn thiếu những nghiên cứu phân biệt lợi ích của cà phê với cafein. Nghiên cứu gần đây của Trường Y Keck, Đại học Nam California đã liên hệ cả uống cà phê thường và cà phê khử cafein với giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, ung thư, đột quỵ, tiểu đường và các bệnh về đường hô hấp và thận.
Vậy cafein ảnh hưởng cụ thể đến sức khỏe như thế nào? Các nghiên cứu chỉ ra nhiều lợi ích và một số nguy cơ. Đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh, một liều hàng ngày lên đến 400 mg cafein không gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Lượng này tương đương với khoảng 4 tách cà phê nhỏ (150ml) hoặc trên 10 tách trà.
Nếu bạn đang băn khoăn về thói quen sử dụng caffein của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lợi ích và tác hại của chất kích thích này.
Nó giúp não phản ứng
Cafein có thể thực sự giúp bạn thoát khỏi cơn buồn ngủ. Với liều tới 300mg, các nghiên cứu cho thấy nó làm tăng chú ý, thời gian phản ứng và sự "cảnh giác", nghĩa là bạn có thể kiên trì với những công việc "kéo dài, buồn chán hoặc tẻ nhạt" theo một nghiên cứu về tác động của cafein.
Chưa rõ liệu caffein có ích cho những công việc đòi hỏi phải hoạt động trí óc nhiều hay không. Ví dụ, tác động của chất này đối với việc giải quyết vấn đề và ra quyết định "còn bị tranh cãi".
Nó có thể làm giảm hoặc kích hoạt cơn đau
Cafein giúp giảm cơn đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng nhờ làm co các mạch máu bị sưng trong não. Đó là lý do tại sao một số loại thuốc giảm đau kê đơn và không kê đơn (như Excedrin Migraine) có phối hợp thêm cafein. Nghiên cứu cho thấy cafein có thể làm tăng tới 40% hiệu quả của các thuốc này.
Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng thuốc giảm đau chứa cafein, bạn có thể bị đau đầu khi ngừng dùng thuốc. Không có thuốc, các mạch máu lại giãn ra, dẫn đến đau. Nếu bạn có thói quen sử dụng cafein thường xuyên, việc bỏ đột ngột có thể gây đau đầu dữ dội do hiệu ứng cai cafein.
Nó là cứu cánh cho những em bé đẻ non
Cafeine thường được dùng cho trẻ sơ sinh non tháng ở đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh để kích thích não và phổi của trẻ hít thở.
Nghiên cứu cho thấy chất kích thích tự nhiên này làm giảm những cơn ngừng thở ở trẻ đẻ non, và nhờ đó ngăn chặn sụt giảm oxy trong máu.
Nguy cơ của cafein đối với sức khoẻ xương là rất nhỏ
Cafein làm giảm nhẹ hấp thu canxi. Một số nghiên cứu đã liên hệ caffein với phốt pho trong cocacola (nhưng không phải trong các loại nước giải khát khác) với mất xương.
Chừng nào bạn còn nhận được đủ lượng canxi trong chế độ ăn và khỏe mạnh, thì không có bằng chứng vứng chắc rằng uống đến 400 mg caffeine sẽ làm hại xương. Các nghiên cứu cho đến nay không cho thấy nguy cơ ngã hoặc gãy xương rõ rệt, cũng không làm tăng nguy cơ mất xương ở người lớn khỏe mạnh có đủ lượng canxi.
Một số người cảm thấy khó chịu trong bụng
Cafein không gây loét, nhưng các chuyên gia khuyên nên tránh dùng cafein nếu bạn bị loét đường tiểu hóa. Đó là vì chất kích thích này làm tăng sản sinh a xít dạ dày, có thể làm trầm trọng hơn các vết loét, làm mở các vết loét đôi khi phát triển trên niêm mạc dạ dày, thực quản, hoặc ruột non.
Tương tự, cafein không gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Theo Hội Tiêu hóa Mỹ, không có nghiên cứu nào cho thấy bỏ cafein sẽ cải thiện triệu chứng GERD. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khuyên những người bị ợ nóng tránh uống cà phê vì nó có thể làm triệu chứng nặng thêm.
Nó có thể tăng lượng đường trong máu
Những người uống cà phê có vẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 thấp hơn. Nhưng nếu đã có bệnh, bạn có thể muốn cẩn thận với cafein. Các nghiên cứu cho thấy cafein làm tăng đường huyết và làm giảm sự nhạy cảm với insulin, làm nản lòng các nỗ lực để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Duke đã nghiên cứu tác động của viên uống cafein ở những người bị đái tháo đường týp 2, kết quả cho thấy cafein có thể cản trở chuyển hóa đường hoặc kích hoạt giải phóng adrenalin (hoóc môn stress) làm tăng lượng đường trong máu.
Nó có thể đi qua bánh rau nếu bạn mang thai
Hội Thai nghén Mỹ khuyên nên tránh caffeine càng nhiều càng tốt nếu bạn mang thai. Caffeine có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, gây đi tiểu nhiều có thể dẫn đến mất nước. Và chất này có thể đi qua bánh rau, ảnh hưởng đến cử động và giấc ngủ của em bé.
Một số nghiên cứu đã liên hệ caffeine với sẩy thai, trong khi một số khác thì không.
Tuy nhiên, tiêu thụ caffein vừa phải - ít hơn 200mg/ngày - "dường như không phải là yếu tố chính góp phần gây sẩy thai hoặc đẻ non", Hội Sản phụ khoa Mỹ cho biết.
Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00