Làm gì để cứu cơ thể khi “say” cà phê?
![]() | Những thứ tưởng vô hại nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ |
![]() | Kiểm tra caffeine trong máu có thể giúp chẩn đoán bệnh Parkinson |
Theo thống kê của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), đăng trên Healthline cho biết khoảng 80% người trưởng thành ở Hoa Kỳ sử dụng một loại caffeine mỗi ngày.Và caffeine được tiêu thụ bởi khoảng 90% dân số trên thế giới dưới các hình thức khác nhau, con số được đưa ra bởi Đại học Dịch vụ Y tế Columbia. Trong đó cách tiêu thụ phổ biến chính là thông qua cà phê.
![]() |
Được biết caffeine trong cà phê tác dụng kích thích hoạt động của hệ thần kinh, làm gia tăng các hoạt động thể chất có liên quan đến hệ thần kinh như hoạt động trí não, gia tăng trạng thái thức tỉnh, hoạt động tư duy, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng hoạt động của cơ bắp... Còn nhóm chất axit trong đó cũng vừa gây ra những phản ứng tích cực và không tích cực.
Những người không quen uống cà phê hoặc uống đậm đặc, uống quá nhiều thường dẫn tới tình trạng say như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và đặc biệt là cảm giác nôn nao... những điều này phần lớn là do caffeine gây ra. Ngoài ra, những lúc như thế, cơ thể bạn cũng sẽ bị nóng lên, tim đập nhanh hơn. Khi bị say cà phê, người ta dường như rất khó để bộ não có thể làm việc và tập trung suy.
Vậy làm gì khi bị say cà phê?
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Caffeine bản chất là một chất gây nghiện và là một độc tố, chất kích thích thần kinh...nó có nhiều trong thực phẩm, và đặc biệt là ở cà phê.
Caffeine là chất tan trong nước nên nếu uống nhiều về số lượng và mức độ đậm đặc sẽ gây độc hại cho thần kinh, gây cho con người cảm giác “quá mức hưng phấn”. Thêm vào đó Caffeine ở trong cà phê ngắm vào máu rất nhanh.
Do đó có một giải pháp khá đơn giản, khi say cà phê cần uống nhiều nước lọc, vì chất cafein ngấm vào máu rất nhanh nhưng lại dễ hòa tan trong nước và bài tiết qua nước tiểu. Vì thế, uống nhiều nước sẽ giúp pha loãng cũng như bài tiết nhanh chất độc này.
Ngoài ra chúng ta có thể uống nhiều nước chè (chè tươi) loãng. Mặc dù trong chè cũng chứa caffeine nhưng vì trong bản thân nó có hai hoạt chất theobromin, theophilin có tác dụng kích thích hoạt động của thận, lưu thông của máu nên lợi tiểu do đó giúp quá trình thải lượng caffeine trong cơ thể được nhanh hơn”.
![]() |
Uống nước chè loãng để khắc phục tình trạng "say" cà phê. ẢNH: INTERNET |
Hoặc với những người bị “say” nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi và hít thở đều đặn. Đây là cách giúp cơ thể loại bỏ sự sự mệt mỏi, bồn chồn và những căng thẳng gây ra bởi caffeine.
Một số lưu ý khi uống cà phê
-Theo Healthline, tiêu thụ ít hơn 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương ít hơn 3-4 cốc cà phê, đối với người trưởng thành khỏe mạnh là mức an toàn. Mặc dù lượng caffeine trong các loại đồ uống thường dao động rất nhiều.
- Không uống cà phê khi bụng rỗng
- Không uống cà phê quá đậm đặc
- Phụ nữ có thai và cho con bú không nên uống cà phê.
Theo Nguyên Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát ung thư miễn phí cho 100 lao động nữ

Bắt giữ thanh niên vờ làm khách rồi cướp 2 cây vàng giữa ban ngày

Man United thảm bại 1-4 trước Newcastle: Hàng thủ tan nát, tinh thần rệu rã

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho ý kiến sửa Luật Công đoàn năm 2024

Van Dijk hóa người hùng phút bù giờ, Liverpool tiến sát ngôi vương Premier League

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41