"Cà phê đường tàu” - Mất an toàn, vi phạm pháp luật không thể là "điểm nhấn" của du lịch Hà Nội

Khi nhắc tới Hà Nội, những người con phương xa, du khách đã một lần đến Thủ đô đều nôn nao nhớ về mùa thu Hà Nội nồng nàn hoa sữa; về những con phố rợp bóng cây xanh, về những mặt hồ lăn tăn sóng; về hồn phố cổ; về những di tích lịch sử, văn hóa, ẩm thực… tạo nên hồn cốt Hà Nội chứ không phải “cà phê đường tàu”. Đó là sự thật!
Từ ngày 15-17/9 sẽ thu hồi toàn bộ giấy phép của các hộ kinh doanh cà phê đường tàu Không đánh đổi an toàn của người dân lấy lợi ích kinh tế đối với "cà phê đường tàu"

Đang trong thời điểm ôn tập để chuẩn bị thi lấy bằng lái xe, người viết bài rà soát các câu hỏi liên quan đến đảm bảo an toàn đường sắt thì thấy theo luật, bất kỳ xe nào khi đến điểm giao nhau giữa đường bộ với đường sắt, nếu có tín hiệu đèn báo, barie, nhân viên trực chốt báo hiệu tàu sắp chạy qua đều phải dừng trong phạm vi tối thiểu 5 mét.

Đa số các hộ kinh doanh "cà phê đường tàu" đều vi phạm hành lang an toàn chạy tàu theo quy định, làm ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng cho du khách và hành khách đi tàu nên việc UBND quận Hoàn Kiếm thu hồi giấy phép kinh doanh là cần thiết và đúng quy định của pháp luật. (ảnh: Minh Phương)

Từ quy định của Luật Giao thông đường bộ, đối chiếu với việc kinh doanh hàng quán hai bên đường tàu tại các khu vực thuộc quận Hoàn Kiếm đang gây xôn xao dư luận mấy hôm nay, chúng ta khẳng định, việc kinh doanh đó là vi phạm pháp luật. Nhiều du khách còn đi bộ, checkin trên đường ray, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người dân và gây mất an toàn giao thông.

Trên bình diện kinh doanh, pháp luật nước ta quy định, người dân được phép kinh doanh những loại hình mà luật cho phép, nhưng phải tuân thủ pháp luật. Việc các hộ dân sinh sống hai bên đường tàu thuộc các phường nêu trên tận dụng không gian kinh doanh cà phê, đồ ăn nhanh để có thêm thu nhập, mưu sinh cũng là điều có thể cảm thông. Nhưng xét góc độ luật, đa số các hộ đang vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Cha ông ta xưa có câu “mất bò mới lo làm chuồng”, nếu chính quyền không kiên quyết chấn chỉnh cà phê đường tàu theo luật pháp, để cho một “nhóm nhỏ” tự phát kinh doanh, “chẳng may” trong quá trình vận hành đường sắt xảy ra tai nạn, hệ lụy sẽ như thế nào, ai sẽ chịu trách nhiệm nếu là hậu quả nhân mạng? Do đó, không thể vì lợi ích của thiểu số mà làm ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe, tính mạng của đa số. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc.

Xét về góc độ kinh tế và du lịch, như đã đề cập, "cà phê đường tàu" không phải là “hồn cốt” tạo nên điểm nhấn du lịch Thủ đô; không phải nơi để người đi xa nhớ về Hà Nội. Còn góc độ GDP, so với quy mô về nguồn thu từ du lịch cho ngân sách thành phố Hà Nội nói riêng, góp phần cho tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Thủ đô nói chung, chắc chắn nguồn thu từ "cà phê đường tàu" chỉ là con số rất nhỏ.

Ngay nói về thu ngân sách của quận Hoàn Kiếm, đóng góp từ "cà phê đường tàu" cũng… rất ít. Nói thế không phải là coi nhẹ "miếng bánh nhỏ", mà chỉ muốn khẳng định rằng, cấm "cà phê đường tàu" là “Hà Nội vô tình đánh mất nguồn thu từ du lịch hay đánh mất hình ảnh du lịch Thủ đô” như một số người từng nhận định trên không gian mạng là phiến diện.

Xét góc độ quy hoạch, đành rằng cấm kinh doanh "cà phê đường tàu" có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến việc làm, thu nhập của một số hộ dân nơi đây, nhưng nên nhớ theo quy hoạch đã được Chính phủ thông qua, tới đây Ga Hà Nội sẽ được di dời đi nơi khác, đồng nghĩa với việc đường tàu chạy qua khu vực này chỉ là “hoài niệm”. Khi không còn đường tàu chạy qua, chắc chắn người dân sẽ phải sinh kế theo những hướng khác.

Mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thượng tôn pháp luật luôn là tiêu chí hàng đầu mỗi người dân có bổn phận thực thi. Do vậy, việc UBND quận Hoàn Kiếm tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các hộ hai bên hành lang đường sắt thuộc địa bàn các phường Cửa Đông, Hàng Bông, Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) không chỉ là chính quyền đang thực thi luật pháp mà còn góp phần tạo sự an toàn đối với người dân, du khách và hành khách đi tàu.

Rõ ràng, những hoạt động vi phạm luật giao thông, mất an toàn không thể là "điểm nhấn" của du lịch Hà Nội!

L.H
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Việt Nam sẽ cùng Hoa Kỳ tiến hành đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam sẽ cùng Hoa Kỳ tiến hành đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, Việt Nam sẽ cùng Hoa Kỳ tiến hành đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau nhằm đạt được các giải pháp thỏa đáng hướng đến thương mại công bằng, bền vững và đáp ứng lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai nước.
Khởi động Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X: Sẵn sàng cho mùa giải bùng nổ

Khởi động Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X: Sẵn sàng cho mùa giải bùng nổ

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X năm 2025 chính thức khởi tranh từ ngày mai (11/4) với sự góp mặt của 17 đội bóng đến từ các cấp Công đoàn. Được tổ chức tại sân vận động Hoàng Mai, mùa giải năm nay hứa hẹn mang đến những trận bóng kịch tính, lan tỏa tinh thần thể thao đoàn kết, rèn luyện sức khỏe trong CNVCLĐ Thủ đô. Hãy cùng theo chân phóng viên Lao động Thủ đô tìm hiểu quá trình chuẩn bị nghiêm túc, chuyên nghiệp và khí thế của các đội bóng trước ngày ra quân.
Sinh lời trên tài khoản MSB: Lợi suất hấp dẫn, chuyển nhượng linh hoạt

Sinh lời trên tài khoản MSB: Lợi suất hấp dẫn, chuyển nhượng linh hoạt

Lợi suất hấp dẫn, tài khoản không ngừng gia tăng số dư, đồng thời dễ dàng chuyển nhượng theo nhu cầu, tính năng sinh lời trên tài khoản MSB đang ngày càng được nâng cấp, giúp tối ưu dòng tiền cho khách hàng.
Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại một số khu vực có đường sắt đi qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng đã và đang nỗ lực đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị (TTĐT) tại địa phương.
Địa chỉ đỏ không thể bỏ qua sau khi xem diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh dịp 30/4

Địa chỉ đỏ không thể bỏ qua sau khi xem diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh dịp 30/4

Loạt sự kiện quy mô chưa từng có nhằm hướng về 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được tổ chức tại Nam bộ. Sau Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Tây Ninh là điểm đến không thể bỏ lỡ trong dịp 30/4 năm nay.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Sẵn sàng cho Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X năm 2025

Sẵn sàng cho Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X năm 2025

Không khí chuẩn bị cho Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X năm 2025 đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ Ban Tổ chức, các đội bóng và đội ngũ trọng tài chuyên nghiệp, hứa hẹn mùa giải năm nay sẽ có nhiều trận bóng hấp dẫn, là món ăn tinh thần tuyệt vời cho quý vị khán giả.

Tin khác

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Kết quả là thước đo công việc (xét cả phương diện lãnh đạo, quản lý). Nên năm 2024 lần đầu tiên thành phố Hà Nội thu ngân sách dẫn đầu cả nước đạt gần 512 ngàn tỷ đồng là minh chứng sinh động về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố đứng đầu là Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và sự điều hành năng động của các cấp chính quyền cũng như quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị.
GDP và đời sống nhân dân

GDP và đời sống nhân dân

GDP tăng thì đời sống nhân dân phải tăng. Đó là nguyên lý của kinh tế chính trị học và cũng là quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xem thêm
Phiên bản di động