Bước tiến lớn trong tháo gỡ các “điểm nghẽn” về đô thị

(LĐTĐ) Mới đây, Hà Nội công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) tại các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Đây được đánh giá là bước tiến lớn trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị tại Hà Nội, thể hiện sự minh bạch hóa thông tin trong câu chuyện quy hoạch. Đặc biệt là quyết tâm tháo gỡ các “điểm nghẽn” như giải phóng mặt bằng, mở đường theo quy hoạch, tái thiết đô thị; di dời các cơ sở công nghiệp, trường đại học, bệnh viện...
Cần quản lý chặt để tránh những hệ lụy Hà Nội sắp hoàn tất quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng Sớm hoàn thiện Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Những “bài toán” chưa có lời giải?

Hà Nội từ lâu luôn hướng đến mục tiêu trở thành thành phố “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế. Trong đó, chú trọng đến các yếu tố phát triển bền vững như có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.

Phát triển hài hòa giữa văn hóa, bảo tồn di sản, di tích lịch sử, với phát triển kinh tế, trong đó chú trọng kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh theo hướng liên kết vùng, quốc gia, quốc tế…

Bước tiến lớn trong tháo gỡ các “điểm nghẽn” về đô thị
Việc giãn dân tại các quận nội thành được cho là biện pháp cần thiết trong thời gian tới. Ảnh: K.Tiến

Tuy nhiên, từ thực tế có thể thấy để thực hiện tốt những định hướng này Hà Nội cần giải quyết những “bài toán” khó như: Ngăn sự gia tăng dân số cơ học; tăng quỹ đất cho cây xanh, công cộng; di dời một số trường học, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, bệnh viện ra khỏi nội đô; hạn chế xây cao tầng ở nội đô…

Lấy ví dụ về câu chuyện tăng quỹ đất cho cây xanh, công cộng, theo Kiến trúc sư Đinh Đăng Hải (Chuyên gia dự án thành phố Sống Tốt, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam) hiện nay, diện tích không gian công cộng ở Hà Nội rất hạn chế. Theo tính toán, trung bình người dân Hà Nội chỉ có 3m2 diện tích không gian công cộng/người. Đáng ngại là, khi so sánh về không gian xanh của Hà Nội với các thành phố trên thế giới hoặc tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị thì đều quá thấp.

Tương tự, ở câu chuyện di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội đô, khảo sát thực địa của Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) tại 39 nhà máy thuộc diện di dời nằm trong danh sách kèm theo công văn số QHKT/8/2011 của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội ở hai quận Hai Bà Trưng và Thanh Xuân cho thấy, trong số 21 nhà máy đã di dời khỏi khu vực nội thành Hà Nội có 19 nhà máy được chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây chung cư hoặc biệt thự liền kề.

Chỉ có 2 nhà máy được thay thế bằng mục đích sử dụng khác như đường trên cao và đại học tư nhân. Điều này cho thấy việc sử dụng đất đai được thu hồi sau khi di dời các nhà máy vào mục đích phát triển không gian công cộng cho người dân còn rất hạn chế. Đồng thời chưa phù hợp với chủ trương chung đó là ưu tiên sử dụng quỹ đất tại một số khu vực nội thành Hà Nội sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, cơ quan đơn vị để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị, không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành...

Đặt lợi ích người dân và Thủ đô lên hàng đầu

Trở lại câu chuyện Hà Nội công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị, theo kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội) vẽ ra quy hoạch thì dễ nhưng để thực hiện quy hoạch là rất khó. “Thực tế quy hoạch phân khu đã có từ lâu nhưng việc Thành phố công bố cũng thể hiện quyết tâm thực hiện. Tuy nhiên, như tôi vẫn nói, vẽ quy hoạch thì dễ nhưng thực hiện mới là quan trọng” - kiến trúc sư Trần Huy Ánh chia sẻ.

Bước tiến lớn trong tháo gỡ các “điểm nghẽn” về đô thị
Quy hoạch để các quận nội đô không còn ngột ngạt. Ảnh: Giang Nam

Ở góc nhìn của người dân trong phạm vi quy hoạch, bà Trần Ngân Hoa - Tổ dân phố số 1, phường Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) cho biết, nhìn về tổng quát quy hoạch cá nhân bà thấy chủ trương này là đúng đắn, hợp lý và cũng được nhiều người ủng hộ. Theo bà Hoa, khu phố cổ Hà Nội hiện là nơi có mật độ dân cư cao nhất Thành phố.

Nhiều người không xa lạ với cảnh một số hộ gia đình phải sống trong cảnh “chen chúc”. Cũng vì mật độ dân số đông, hạ tầng không phát triển đã khiến cho cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. “Trước đây cũng có thời gian phường có đợt khảo sát, đăng ký những người xin giãn dân. Tôi thấy cũng có rất nhiều người đến đăng ký với mong muốn được chuyển ra nơi ở mới rộng rãi hơn” – bà Hoa nói.

Ông Cao Văn Ngạc, Tổ trưởng Tổ dân phố, Bí thư chi bộ Khu dân cư 12, phường Trung Liệt (quận Đống Đa) cho biết, việc thành phố Hà Nội công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng cá nhân ông cũng được nghe thông tin trên báo, đài.

Theo ông Ngạc, việc ban hành các Đồ án này là cơ sở để Thành phố triển khai việc cải tạo, chỉnh trang đô thị nhằm tạo cho bộ mặt Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại hơn. Tuy nhiên, để triển khai được các Quy hoạch phân khu, cá nhân ông thấy Hà Nội phải có những biện pháp thu hút dân số dịch chuyển ra ngoại thành.

“Về việc giãn dân, di chuyển bớt người dân ra khỏi các khu vực nội đô, tôi cho rằng việc làm này là cần thiết. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng cần phải thận trọng, cụ thể và đặc biệt phải có sự đồng lòng của người dân. Thực ra, từ trước đến nay, người dân luôn mong muốn cuộc sống tốt lên.

Tôi lấy ví dụ, trước đây các quận nội thành, nhất là quận Hoàn Kiếm (tập trung ở khu vực phố cổ) thì tình trạng dân đông đúc, cuộc sống rất khó khăn. Cũng đã có những đề án về giãn dân song để thực hiện được thì vẫn là một “bài toán” nan giải”, ông Ngạc chia sẻ.

Do vậy, đứng ở khía cạnh người dân, ông Ngạc cho rằng cần tuyên truyền cho người dân hiểu và chấp hành. Quan trọng, các chính sách đưa ra cũng cần phù hợp với người dân, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nếu thực hiện giãn dân, giải tỏa đến khu rộng rãi hơn, thuận tiện hơn thì chắc chắn người dân sẽ đồng ý với các quy hoạch. Nhưng nếu đến nơi mới, điều kiện về cơ sở vật chất, trường học, bệnh viện, hoặc không phù hợp để làm ăn, phát triển kinh tế thì rất khó để người dân đi.

Rõ ràng, việc Hà Nội phê duyệt quy hoạch các đô thị phân khu tại 4 quận nội đô lịch sử là nhằm triển khai định hướng Quy hoạch xây dựng chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để xác định các dự án đầu tư xây dựng và triển khai tổ chức lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phục vụ kiểm soát phát triển, quản lý đô thị, bảo tồn và phát huy giá trị khu vực phổ cổ, phố cũ và làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Quá trình triển khai quy hoạch trong thời gian tới sẽ gặp nhiều thách thức, tuy nhiên nếu đặt lợi ích người dân và Thủ đô lên hàng đầu thì tin chắc định hướng sẽ thành hiện thực./.

Sáng 22/3, tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị công bố các đồ án quy hoạch phân khu đô thị: H1-1A, H1-1B, H1-1C, H1-2, H1-3, H1-4, tỉ lệ 1/2000 tại các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Về tổng thể, quy hoạch gồm 6 đồ án phân khu đô thị nội đô lịch sử H1-1A, H1-1B, H1-1C, H1-2, H1-3, H1-4; có quy mô nghiên cứu trên 2.700ha với yêu cầu chính là kiểm soát dân số, giảm từ 1,2 triệu dân (năm 2009) xuống dự kiến còn 672.000 người dân (dân số hiện nay hơn 887.000 người), đồng thời cải thiện hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Một trong những mục tiêu quan trọng của các bản quy hoạch lần này là từng bước thực hiện lộ trình giãn dân khu vực đô thị lõi theo định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về lâu dài trong giai đoạn đến năm 2030, khi Thành phố triển khai đồng bộ các dự án di dân, giải phóng mặt bằng để mở đường theo quy hoạch, tái thiết đô thị; di dời các cơ sở công nghiệp, trường đại học, bệnh viện, trụ sở Bộ ngành. Đặc biệt, việc phát triển đường sắt đô thị tại khu vực Nội đô lịch sử, hình thành thêm các chuỗi đô thị Bắc sông Hồng, phía Đông đường Vành đai 4 và các khu đô thị vệ tinh cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh sẽ dần hút dân số khu vực nội đô lịch sử và nội đô mở rộng chuyển ra ngoại thành, khi đó quyết tâm kiểm soát quy mô dân số tại các khu vực theo đúng Quy hoạch phân khu đô thị được duyệt. Đồng thời bổ sung, hoàn thiện đầy đủ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và hạn chế phát triển nhà cao tầng tại khu vực này.

Giang Nam – Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp thuận bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, tính đến 19h ngày 13/10, đã có 155/160 hộ dân ký biên bản bàn giao mặt bằng.
Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi gần 2.500m2 đất mở rộng phố Nguyễn Tuân

Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi gần 2.500m2 đất mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Theo dự kiến, trong 2 ngày 14 - 15/10, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức cưỡng chế, thu hồi 2.479,64m2 đất và công trình trên đất đối với 84 hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân.
Xem thêm
Phiên bản di động