Bức tranh giao thông kết nối đang dần hoàn thiện
Tạo đột phá từ các dự án giao thông kết nối Mảnh ghép cuối cùng cung đường phía Tây Thủ đô |
Tín hiệu tích cực
Tại Hà Nội, có một thực tế là số lượng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn Thủ đô tăng mạnh nhưng tỷ lệ đất dành cho giao thông còn thấp, tình trạng ùn tắc còn diễn biến tương đối phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, theo Sở Giao thông Hà Nội (GTVT) Hà Nội, thành phố Hà Nội sẽ chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó tập trung đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai, ưu tiên triển khai Vành đai 4 để mở rộng không gian phát triển của thành phố; các tuyến trục chính hướng tâm như Quốc lộ 1, Quốc lộ 6; trục Tây Thăng Long và các tuyến đường có tính kết nối, các cầu qua sông để tăng tính kết nối giao thông giữa các khu vực; đồng thời, tăng cường duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người và phương tiện…
Hà Nội đang nỗ lực giảm ùn tắc giao thông bằng cách liên kết các loại hình vận tải công cộng, giúp tiết kiệm thời gian và giảm áp lực giao thông. Ảnh: Đinh Luyện |
Đặc biệt, thành phố Hà Nội sẽ chú trọng tới việc hiện đại hóa và phát triển hệ thống giao thông công cộng đồng bộ có sức chở lớn. Thực tế, chủ trương của Hà Nội về phát triển giao thông là hết sức đúng đắn. Không khó để thấy, nếu được đầu tư, phát triển thì các loại hình vận tải hành khách công cộng sẽ không bị “lép vế” trước phương tiện cá nhân. Dễ thấy nhất, tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao khi chính thức vận hành thương mại đã thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân Thủ đô.
Theo đó, tuyến Metro, đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy đi qua 11 trường đại học: Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Thương mại; Đại học Sư phạm Hà Nội; Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học Giao thông vận tải và 6 trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội là Đại học Ngoại ngữ; Đại học Kinh tế; Đại học Y dược; Đại học Giáo dục; Đại học Luật… được kỳ vọng sẽ giảm áp lực cho đô thị, kéo giảm ùn tắc trong khu vực.
TS Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Hanoi Metro cho biết: Metro ngày càng được người dân quan tâm và tin tưởng sử dụng. Nếu tính bình quân lượng khách tại một nhà ga, lúc cao điểm nhất, tuyến Nhổn - Cầu Giấy tiếp đón khoảng 12.500 khách, bình quân mỗi chuyến tàu đạt 320,5 khách và vận hành an toàn.
Theo thống kê của Hanoi Metro, lượng khách ngày 8/8 là trên 34.000 người; ngày 9/8 là trên 52.000 người; ngày 10/8 trên 66.000 người. Và đỉnh điểm là ngày 11/8, đoạn tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Cầu Giấy đã đón trên 100.000 lượt khách; riêng trong ngày đi làm đầu tuần (12/8), Metro Nhổn - ga Hà Nội đã đón 50.000 lượt hành khách. Đây là một con số khả quan cho thấy bên cạnh mục đích trải nghiệm, nhiều hành khách đã sử dụng tàu điện làm phương tiện để đi học, đi làm.
Tương tự, một loại hình vận tải hành khách công cộng chủ lực khác của Thủ đô là xe buýt hiện cũng là lựa chọn của đông đảo người dân. Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, qua đánh giá 6 tháng đầu năm, tổng hành khách vận chuyển của Transerco ước đạt khoảng 118 triệu lượt, chiếm 60% sản lượng vận chuyển toàn Thành phố. Ngoài ra, tỷ lệ khách bình quân/lượt của 2 tuyến buýt kết nối trung tâm thành phố với Sân bay Nội Bài là tuyến 68 (Hà Đông - Sân bay Nội Bài) và 86 (Ga Hà Nội - Sân bay Nội Bài) lần lượt là 8,7 và 18,2 khách/lượt xe. Tuyến buýt Hà Nội Citytour đã vận hành 4.661 lượt xe, sản lượng bình quân đạt 20,9 khách/lượt, tiếp tục thu hút được đông đảo du khách và người dân tham gia trải nghiệm.
Với hoạt động bến xe, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng bởi các loại hình xe “dù”, bến “cóc”, xe khách trá hình, xe dịch vụ khác, song trong 6 tháng đầu năm, các bến xe của Transeco vẫn phục vụ hơn 326.000 lượt xe liên tỉnh, đạt 88% kế hoạch, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng tính kết nối
Ông Nguyễn Tiến Trường (62 tuổi) trú tại huyện Phú Xuyên cho biết, bản thân đã sử dụng loại hình phương tiện công cộng là xe buýt được hơn 20 năm. Trước đây, ông Trường dùng xe buýt làm phương tiện chính để đi làm, giờ khi về hưu, hàng tuần cá nhân ông vẫn sử dụng xe buýt để lên thăm con, thăm cháu…
Theo cảm quan của một hành khách sử dụng dịch vụ lâu năm, ông Trường chia sẻ, hiện chất lượng phục vụ cũng như phương tiện của loại hình xe buýt đã thay đổi rõ rệt, mang lại sự thuận tiện, thoải mái. Nhiều tuyến xe buýt có chất lượng phục vụ tốt; tài xế dừng đỗ đúng điểm dừng, chờ khách ổn định vị trí mới di chuyển. Phụ xe ân cần giúp đỡ người dân, tạo sự yên tâm cho hành khách, nhất là người già và trẻ em.
Một điểm nhấn đáng chú ý nữa là thời gian qua việc điều chỉnh lộ trình, tần suất, hợp lý hóa mạng lưới tuyến buýt trên địa bàn Thủ đô đã đem lại những kết quả tích cực trong việc kéo người dân lại gần hơn với phương tiện vận tải hành khách công cộng. Chẳng hạn, theo Transerco, đơn vị đã phối hợp với Sở GTVT Hà Nội rà soát biểu đồ chạy xe và thực hiện điều chỉnh giảm dịch vụ giai đoạn 1 cho 25 tuyến, nhánh tuyến từ ngày 1/1/2024; giai đoạn 2 dừng hoạt động 3 tuyến buýt từ ngày 1/4/2024. Chủ động rà soát, tham mưu, đề xuất Sở GTVT Hà Nội điều chỉnh lộ trình 5 tuyến buýt nhằm thuận tiện cho công tác vận hành, tăng cường kết nối mạng lưới xe buýt, mở rộng vùng phục vụ; điều chỉnh biểu đồ 34 tuyến buýt phục vụ tổ chức giao thông của Thành phố. Theo ghi nhận, sau điều chỉnh, tỷ lệ hành khách /lượt xe tăng khoảng 11,2% so với cùng kỳ năm trước (không bao gồm khách sử dụng vé miễn phí).
Thực tế cho thấy, nếu các loại hình phương tiện giao thông công cộng tại Hà Nội có tính liên kết, người dân sẽ sẵn sàng từ bỏ phương tiện cá nhân để tham gia, từ đó kéo giảm ùn tắc. Không khó để thấy, hiện các tuyến buýt kết nối với Metro Nhổn - Ga Hà Nội đã được đồng bộ. Theo đó, dọc tuyến có 36 tuyến buýt đang hoạt động kết nối. Trong đó, có 33 tuyến trợ giá gồm: Tuyến số 05, 07, 09A, 09B, 13, 16, 20A, 20B, 24, 26, 27, 28, 29, 32, 34, 38, 39, 49, 51, 55A, 55B, 57, 90, 92, 105, 117, 146, 161, 162, 163, E05, 56A, 96 và 3 tuyến không trợ giá: Tuyến số 70A, 70B, 70C.
Theo ghi nhận, khi Metro Nhổn - Ga Hà Nội vận hành thương mại đoạn trên cao, hệ thống các tuyến buýt kết nối và nhà chờ xe buýt đều đã kết nối thuận tiện với các ga dọc đường tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội. Nhờ mạng lưới này người dân dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm đoạn trên cao. Ngoài ra, mạng lưới tuyến xe buýt cơ bản tạo được sự kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, thuận tiện cho hành khách trung chuyển giữa 2 tuyến đường sắt đô thị bằng hệ thống xe buýt. Hai tuyến đường sắt đô thị được kết nối với nhau bởi một số tuyến buýt như: Tuyến số 29, 49, 57, 05, 27, 38, 90, 105, 09B.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34