Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ khó khăn của ngành Công Thương

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 4/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn trước Quốc hội về các vấn đề liên quan lĩnh vực công thương.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nói về việc khai thác và sử dụng cát biển Đại biểu Quốc hội chất vấn việc “hồi sinh các dòng sông chết” Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, những năm qua, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có như đứt gãy nguồn cung, suy giảm tổng cầu do dịch bệnh, xung đột vũ trang, chiến tranh thương mại và cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ khó khăn của ngành Công thương
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn

Nhiều tồn tại, lũy kế của ngành chưa thể giải quyết triệt để, đặc biệt là liên tục thiếu lãnh đạo Bộ và nhân lực có kinh nghiệm của ngành, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự ủng hộ, phối hợp và giúp đỡ của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân cả nước, ngành Công Thương đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt công tác, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Nổi bật là sản xuất công nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn sau đại dịch, từng bước phục hồi, phát triển, có sự bứt phá từ quý 3 năm trước đến nay, duy trì vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.

Thương mại trong nước tăng trưởng khá mạnh, vượt mục tiêu đề ra và là trụ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn, thách thức. Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, xuất nhập khẩu tám năm liền đạt được kỷ lục mới về kim ngạch và thặng dư thương mại...

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử vẫn còn các tồn tại, hạn chế và thách thức rất lớn như trong báo cáo mà Bộ đã gửi các đại biểu Quốc hội. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng.

Để thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang chỉ đạo Bộ Công Thương cùng các ngành, các địa phương đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu thông qua việc đàm phán, ký kết và khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Đến nay, Việt Nam có 16 hiệp định thương mại tự do đã được đưa vào thực thi với hơn 60 đối tác, hầu hết là những nền kinh tế lớn phủ rộng khắp các châu lục, chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa nước ta trở thành một trong 20 quốc gia dẫn đầu thế giới về quy mô thương mại quốc tế với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và liên tục đạt kỷ lục về xuất siêu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ khó khăn của ngành Công thương
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Để đạt được kết quả đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, ngành Công Thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các cam kết quốc tế trong các FTA và Việt Nam là thành viên; đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp, người sản xuất tập trung khai thác các thị trường trọng điểm nhiều tiềm năng; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa và phát huy vai trò của các công cụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, các quy định, chính sách mới của nước sở tại giúp doanh nghiệp, người sản xuất và cơ quan quản lý Nhà nước có những phản ứng chính sách phù hợp.

Việc khai thác hiệu quả FTA thời gian qua đã giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa nước ta tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, hiệu quả khai thác các ưu đãi từ FTA chưa như kỳ vọng. Xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta vẫn phụ thuộc nhiều vào một số thị trường lớn. Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp nước ta còn thấp so với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là những vấn đề mà Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương cần quan tâm, tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và cơ khí phục vụ nông nghiệp, những năm qua, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành Công Thương đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển các ngành công nghiệp này theo quy định của Nhà nước. Kịp thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, đồng thời tích cực kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia.

Với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí của nước ta đã có bước phát triển đáng kể, tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành, giữ vị trí dẫn dắt đầu tàu tăng trưởng của ngành công nghiệp, góp phần nâng cao thực hiện nội địa hóa và giá trị gia tăng trong nước, đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thặng dư thương mại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân và tăng trưởng chung của đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ khó khăn của ngành Công thương
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tin rằng, vẫn còn những hạn chế mà ngành Công Thương cần nỗ lực tập trung khắc phục để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước, sự mong muốn của cử tri và nhân dân cả nước.

Với tinh thần trách nhiệm cao, thẳng thắn và cầu thị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết sẽ lắng nghe và tiếp thu, sẵn sàng giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội xoay quanh nhóm vấn đề mà Quốc hội yêu cầu.

Tham gia trả lời cùng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Ngoại giao.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do cơn bão số 3; trong đó đã hỗ trợ ngay cho các huyện là 220 tỷ đồng và đưa vào các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới khoảng 2.346 tỷ đồng.
Hoàn thành các nội dung diễn tập thực binh phòng thủ dân sự năm 2024

Hoàn thành các nội dung diễn tập thực binh phòng thủ dân sự năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/9, thành phố Hà Nội tiến hành diễn tập thực binh phòng thủ dân sự trong diễn tập Khu vực phòng thủ năm 2024 (HN-24). Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị về con người và cơ sở vật chất; phối hợp, hiệp đồng trong luyện tập, các lực lượng tham gia diễn tập đã vận hành, thao tác, xử lý những tình huống diễn tập sát thực tế, đúng yêu cầu, nhiệm vụ và ý định diễn tập của Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ Thành phố.
Trường Đại học Điện lực: Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Trường Đại học Điện lực: Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong sinh viên

(LĐTĐ) Trường Đại học Điện lực (EPU) vừa tổ chức “Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học ngành công nghệ thông tin năm 2024”.
Hà Nội công nhận 3 công trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội công nhận 3 công trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành các Quyết định về việc công nhận công trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện công trình.
Cháy xưởng tái chế nhựa ở Hoài Đức, một người tử vong

Cháy xưởng tái chế nhựa ở Hoài Đức, một người tử vong

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào rạng sáng nay (28/9), tại xưởng tái chế nhựa (diện tích khoảng 500m2) khu chùa Rừng, Miền Bãi, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy, phát sinh khói khí độc, khiến công tác chữa cháy hết sức khó khăn. Vụ cháy làm 1 người tử vong và thiệt hại một phần xưởng tái chế nhựa...
Nghệ An: Sôi nổi Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm trong KCN WHA và Nam Cấm

Nghệ An: Sôi nổi Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm trong KCN WHA và Nam Cấm

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An phối hợp cùng UBND huyện Nghi Lộc tổ chức Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc và người lao động trong huyện và các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai: Liên tiếp bắt hai nhóm buôn bán ma túy

Đồng Nai: Liên tiếp bắt hai nhóm buôn bán ma túy

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đang thụ lý điều tra vụ án liên quan đến vận chuyển trái phép chất ma túy xảy ra trên địa bàn.

Tin khác

Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua 28 Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội

Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua 28 Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã bế mạc và thông qua 28 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác tại New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 Philemon Yang, Tổng Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner và Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF) Catherine Russel.
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Điểm lại lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng đây là một quá trình hiếm có và là hình mẫu trong quan hệ quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh.
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"

"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"

Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định nhân loại đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào kỷ nguyên tốt đẹp hơn.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Theo Báo Nhân dân, ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.
Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã gặp và làm việc với Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thủ đô Viêng Chăn Anouphap Tounalom và Ủy viên Trung ương Đảng, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Athsaphangthong Siphandone.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã tới Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, từ ngày 10 - 13/9/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động