Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước

(LĐTĐ) Tham gia trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Chúng ta cũng cần có “tuyên ngôn” với bà con nông dân cả nước rằng, chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, do vậy, cần có cách tiếp cận ngắn hạn, vừa dài hạn, vừa có chiến lược tổng thể để chuyển đổi trạng thái nông nghiệp, từ tưới tràn, tưới xả sang tưới nhỏ giọt…”
Quốc hội bắt đầu chất vấn Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu “hỏi nhanh, đáp gọn” trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nói về việc khai thác và sử dụng cát biển

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV, sáng 4/6, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp cho các vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn và đảm bảo an ninh nguồn nước.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về tài nguyên nước
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) nêu câu hỏi chất vấn.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết giải pháp trong việc thực hiện để người dân đồng bằng sông Cửu Long yên tâm có nước ngọt.

Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Thu Phước (Đoàn tỉnh Kon Tum) cho rằng, tình trạng hạn hán trong nhiều năm tới sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp, và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ giải pháp cho vấn đề này.

Đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn tỉnh Đắk Nông) cũng cho rằng, với việc gia tăng tình trạng hạn hán, suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn ở Việt Nam, vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước cho sinh hoạt, đặc biệt là vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo là thách thức lớn. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước cho sinh hoạt trong thời gian tới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về tài nguyên nước
Đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn tỉnh Đắk Nông) nêu câu hỏi chất vấn.

Về các câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh khẳng định, biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn đến Việt Nam.

“Nước ta là 1 trong 6 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề về biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đó cũng tác động đến nguồn nước, nên chúng ta phải có những giải pháp sớm để đảm bảo được an ninh nguồn nước. Việc đảm bảo an ninh nguồn nước thì đầu tiên chúng ta phải đảm bảo được nguồn nước nội sinh. Theo đó, chúng ta phải tiếp tục bảo vệ rừng, trồng thêm rừng và sử dụng hiệu quả nguồn nước”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng, phải chủ động thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách triển khai hiệu quả Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và hoàn thành các quy hoạch khu vực sông, điều hòa điều phối nước hợp lý; đảm bảo sử dụng tối ưu nước, dự báo, cảnh báo sớm cho người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương để phòng chống hạn hán.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về tài nguyên nước
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Tham gia trả lời về giải pháp cho tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ với những khó khăn của người dân ở khu vực này.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho biết, tình trạng sạt lở đang diễn ra, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có chuyến thị sát và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình đề án tổng thể về vấn đề này, dự kiến đến tháng 9 tới, Bộ sẽ trình đề án, trong đó tiếp cận một cách tổng thể hơn, chiến lược hơn về vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức diễn đàn do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, gặp gỡ lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nghe thêm ý kiến của chuyên gia về vấn đề này.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về tài nguyên nước
Các đại biểu dự phiên chất vấn.

Về tài nguyên nước, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, trên thế giới đang đánh giá chúng ta đang ở trong kỷ nguyên khô hạn mang tính chất toàn cầu, trong đó Việt Nam lại là quốc gia bị tổn thương nhất.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, tiếp cận vấn đề nước chúng ta phải tiếp cận ba chủ thể: Số lượng nước, chất lượng nước và cách thức chúng ta sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, cách thức sử dụng nguồn nước sẽ tác động tới số lượng nước và chất lượng nước.

“Chúng ta chưa bao giờ xem nước là tài nguyên, xem nước là vô hạn, nhưng đứng trước thách thức biến đổi khí hậu, cách thức chúng ta khai thác, sử dụng, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận với nguồn nước. Chúng ta cũng cần có “tuyên ngôn” với bà con nông dân cả nước rằng, chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, do vậy, cần có cách tiếp cận ngắn hạn, vừa dài hạn, vừa có chiến lược tổng thể để chuyển đổi trạng thái nông nghiệp, từ tưới tràn, tưới xả sang tưới nhỏ giọt…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về tài nguyên nước
Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Nhấn mạnh, tiết kiệm nước còn liên quan đến phát thải khí nhà kính, trong đó Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh, tiết kiệm nước hơn sẽ làm giảm phát thải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn Quốc hội ủng hộ Đề án đã được Chính phủ phê duyệt.

Về các giải pháp trước mắt hạn chế xâm nhập mặn, trữ ngọt, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề nghị Chính phủ ưu tiên đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các công trình có độ phủ rộng, nhiều người dân hưởng lợi.

Về hồ chứa, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, các địa phương cần phải xem xét thận trọng, bởi không phải dễ để sử dụng diện tích lớn làm hồ trữ nước của một địa phương để phục vụ cho địa phương khác, nhất là địa hình bằng phẳng, không có độ dốc.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương nên tham khảo kinh nghiệm của tỉnh Trà Vinh trong tiếp cận nguồn nước, các giải pháp tiết kiệm nước, ngăn chặn xâm nhập mặn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về tài nguyên nước
Quang cảnh phiên chất vấn.

Về hồ thủy lợi, theo phân cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trực tiếp quản lý 5 hồ lớn và 25 hồ liên quan nhiều tỉnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp cho các địa phương quản lý. Đến thời điểm này, các hồ an toàn, đang được thường xuyên theo dõi, quản lý. Đối với 900 hồ lớn, vừa, nhỏ đã phân cấp các địa phương quản lý, nguồn lực đầu tư theo luật ngân sách của địa phương.

Tuy nhiên, đối với một số địa phương nguồn lực hạn chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ có giải pháp cụ thể hơn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, đề xuất duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn hồ đập do địa phương quản lý…

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng gợi ý về việc các địa phương có thể khai thác nguồn lợi từ cảnh quan, du lịch ở các khu vực hồ chứa, đa dạng hóa nguồn thu, đa dạng hóa sinh kế cho người dân trong khu vực.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội biểu dương 48 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội biểu dương 48 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 27/6, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương "Gia đình công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu" năm 2024 và khen thưởng con của CNVCLĐ đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2023-2024.
Chặt chẽ, đúng quy trình, tạo thuận lợi cho thí sinh

Chặt chẽ, đúng quy trình, tạo thuận lợi cho thí sinh

(LĐTĐ) Ngày 27/6, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn và Toán của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Trong đó, thành phố Hà Nội có số thí sinh chiếm 1/10, cũng là địa phương có số lượng thí sinh nhiều nhất. Toàn hệ thống chính trị của Thành phố và người dân đã chung sức nỗ lực bảo đảm an toàn và hỗ trợ các điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.
EVNNPC: Gắn biển công trình TBA 110kV Yên Lạc, Vĩnh Phúc

EVNNPC: Gắn biển công trình TBA 110kV Yên Lạc, Vĩnh Phúc

(LĐTĐ) Ngày 27/6, tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Yên Lạc.
LĐLĐ quận Đống Đa biểu dương 121 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

LĐLĐ quận Đống Đa biểu dương 121 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 27/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) 6 tháng đầu năm, đồng thời triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; biểu dương gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2024, tặng quà cho con CNVCLĐ đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi năm học 2023-2024; tổng kết Hội khỏe CNVCLĐ quận năm 2024.
Đề xuất tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

(LĐTĐ) Mức chuẩn trợ giúp xã hội được đề xuất tăng lên 500.000 đồng/tháng, tương đương mức tăng 38,9%. Ước tính, nguồn kinh phí thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2024 tăng thêm hơn 4.700 tỷ để trợ cấp xã hội cho hơn 3,3 triệu đối tượng bảo trợ xã hội và 349.000 đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Nỗ lực thực hiện hiệu quả phúc lợi cho đoàn viên huyện Hoài Đức

Nỗ lực thực hiện hiệu quả phúc lợi cho đoàn viên huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Ngay sau hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ huyện Hoài Đức lần thứ 6, nhiệm kỳ 2023-2028, LĐLĐ huyện đã tổ chức ký kết chương trình phúc lợi với Công ty cổ phần đầu tư PA “Gạo Vian”.
Xử phạt tài xế xe chở phế liệu chất cao gần chạm nóc hầm chui Thanh Xuân

Xử phạt tài xế xe chở phế liệu chất cao gần chạm nóc hầm chui Thanh Xuân

(LĐTĐ) Chiều 27/6, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử phạt tài xế điều khiển xe chở phế liệu quá khổ di chuyển trên đường Nguyễn Trãi, Trần Phú. Đáng nói, tài xế còn ngang nhiên vượt đèn đỏ, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác.

Tin khác

Bố trí nền đất tái định cư dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Bố trí nền đất tái định cư dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đang chuẩn bị các thủ tục để 140 hộ dân đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Biên Hòa - Vùng Tàu tiến hành bốc thăm nhận vị trí đất tái định cư tại khu tái định xã Long Đức và xã Long Phước, huyện Long Thành.
Bảng lương y, bác sĩ khi tăng lương cơ sở từ 1/7

Bảng lương y, bác sĩ khi tăng lương cơ sở từ 1/7

(LĐTĐ) Nếu mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 1/7 tới, thì lương các y, bác sĩ đang làm việc trong các cơ sở y tế công lập đạt hơn 18 triệu đồng/tháng.
Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 24/6, với 459/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Thủ tướng đề nghị Nghệ An và các địa phương, bộ ngành đẩy nhanh tiến độ dự án 500kV mạch 3

Thủ tướng đề nghị Nghệ An và các địa phương, bộ ngành đẩy nhanh tiến độ dự án 500kV mạch 3

(LĐTĐ) Sáng 23/6, tại UBND tỉnh Nghệ An, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia và lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh về tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3.
“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

(LĐTĐ) Nghề báo chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với những phóng viên trẻ khi mới chập chững bước chân vào nghề bởi nếu không thật sự nỗ lực, cố gắng, họ sẽ rất dễ bỏ cuộc trước những thách thức của nghề.
Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song, vừa là đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp nhưng báo chí kinh doanh là để làm báo, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Từ ngày 12 - 16/7, Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ chính thức diễn ra tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, ngõ 612 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ. Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức Lễ hội Sen với nhiều hoạt động đặc sắc.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố” của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, ngày 19/6, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đào tạo nghề và giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, từ đó bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

(LĐTĐ) Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII có 165 tác phẩm vào Chung khảo, Hội đồng đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C và 41 giải Khuyến khích để trao Giải. Lễ trao Giải được tổ chức tối ngày 21/6, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Việc ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.
Xem thêm
Phiên bản di động