Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, về nội dung mới trong cải cách chính sách tiền lương lần này, Nghị quyết 27 nêu rất rõ có 6 vấn đề mới.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách tiền lương mới rất tiến bộ, công bằng Tiết kiệm chi thường xuyên để tăng lương theo lộ trình Đại biểu Quốc hội đề xuất lương giáo viên cao nhất khối hành chính sự nghiệp

6 vấn đề mới trong cải cách tiền lương

Ngày 7/11, Quốc hội tiếp tục dành cả ngày để chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.

Vấn đề cải cách tiền lương, xây dựng vị trí việc làm, xếp lương cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học... được nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn tỉnh Đắk Nông) cho biết, vấn đề tiền lương đã và đang được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm công ăn lương hết sức quan tâm. Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ, toàn diện theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn tỉnh Đắk Nông) chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Cho rằng việc xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nói chung và trong cơ quan tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp nói riêng rất quan trọng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện, đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn tỉnh Đắk Nông) đề nghị Bộ trưởng cho biết, giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong thời gian tới?

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, về nội dung mới trong cải cách chính sách tiền lương lần này, Nghị quyết 27 nêu rất rõ có 6 vấn đề mới: Một là xây dựng một hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm, theo chức danh, chức vụ lãnh đạo.

Thứ hai là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất của khu vực doanh nghiệp.

Thứ ba là mở rộng quan hệ tiền lương. Thứ tư là cơ cấu lại giữa lương cơ bản 70%, phụ cấp 30% và thêm 10% nữa để cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp thưởng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc xây dựng vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương nói riêng cũng như vị trí việc làm để quản lý, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, cũng là để thực hiện việc xác định chức nghiệp công vụ là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.

“Đến thời điểm này đã hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm. Đối với cơ quan, tổ chức hành chính có 866 vị trí; đơn vị sự nghiệp là 615 vị trí và cán bộ, công chức cấp xã 17 vị trí. Đặc biệt, trong các chức danh, vị trí lãnh đạo thì đến nay đã có Kết luận số 35 của Bộ Chính trị. Tổng số lượng chức danh, chức vụ lãnh đạo là 232 vị trí từ Trung ương đến cấp xã. Có thể nói chúng ta đã làm được bước đầu”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, từ năm 2016 đến nay, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế của Bộ Chính trị thì cơ bản, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc xây dựng vị trí việc làm. Tuy nhiên, chưa hoàn thiện và chưa đảm bảo thật đầy đủ, khoa học và căn cơ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương
Các đại biểu tại phiên chất vấn. Ảnh: Quốc hội

Vừa qua, thực hiện Nghị định số 62 cũng như Nghị định 106 của Chính phủ, hiện nay còn 2 bộ, 1-2 ngày nữa thì 2 bộ này sẽ hoàn thành nội dung này để đảm bảo triển khai một cách đồng bộ, toàn diện trong hệ thống hành chính nhà nước. Tuy nhiên, đối với các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, Bộ Nội vụ đề nghị Ban Tổ chức có chỉ đạo để đảm bảo được đồng bộ trong cả hệ thống trị.

Đối với các cơ quan Quốc hội thì Ban Công tác đại biểu sẽ triển khai việc này để toàn bộ nội dung liên quan đến việc xây dựng vị trí việc làm, thực hiện việc trả lương theo vị trí việc làm, đáp ứng được tinh thần triển khai cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

“Chúng tôi đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương để chúng ta triển khai kịp thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Mặt khác, chúng tôi sẽ tiếp tục báo cáo với Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế để tổ chức một cuộc họp triển khai đồng bộ vấn đề này, đảm bảo thống nhất đồng bộ nhất quán”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng sẽ tham mưu với Chính phủ để tham mưu cho Ban Chỉ đạo về vị trí việc làm trong hệ thống hành chính nhà nước, triển khai kịp thời trong thời gian tới để các địa phương, các bộ, ngành hoàn tất được vị trí việc làm trong thời gian sớm nhất để có thể thực hiện được lộ trình cải cách tiền lương mà Quốc hội sẽ quyết định trong kỳ họp này.

Cần quan tâm chất lượng của vị trí việc làm

Tranh luận với Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên quan đến vị trí việc làm, đại biểu Đồng Ngọc Ba (Đoàn tỉnh Bình Định) cho rằng, những giải trình của Bộ trưởng đối với các câu hỏi của đại biểu Quốc hội mới chỉ nói về vấn đề là tiến độ thực hiện vị trí việc làm. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là chất lượng của vị trí việc làm mà các cơ quan, đơn vị chưa hoàn thành.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương
Đại biểu Đồng Ngọc Ba (Đoàn tỉnh Bình Định). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu cho rằng, theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống vị trí việc làm cơ bản là chưa đảm bảo chất lượng. Cho nên dẫn đến là khi tinh giảm biên chế thì không đảm bảo là nâng cao về chất lượng của bộ máy. Cái gốc gác của việc xác định vị trí việc làm là phải xác định được chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc đó. Đặc biệt là phải có phương pháp đo lường được thời gian cần phải có để hoàn thành được nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Theo đại biểu Đồng Ngọc Ba, hiện nay, cách thức chúng ta làm thể hiện trong Nghị định 62 cũng như Nghị định 106 chưa rõ ràng về cơ sở nào để xác định biên chế. Nếu vị trí việc làm không phù hợp, không thể xác định biên chế phù hợp được và tạo tiền đề cho cải cách tiền lương cũng không không đảm bảo.

Đại biểu Đồng Ngọc Ba đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ rà soát, đánh giá những cơ quan, đơn vị đã có hệ thống vị trí việc làm được phê duyệt và rà soát kỹ Nghị định 62 và Nghị định 106 để quy định phù hợp, nếu chưa thấy yên tâm về chất lượng của hệ thống vị trí việc làm thì chưa thực hiện được cải cách tiền lương. “Tôi thấy rằng hiện nay hệ thống vị trí việc làm đã được phê duyệt là chưa đảm bảo chất lượng, cơ bản là như vậy’, đại biểu nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang được chú trọng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Xây dựng Hà Nội; nhằm mục tiêu khỏe, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, khỏe để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức vừa tổ chức Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện năm 2024 với sự tham gia của 1.125 vận động viên đến từ 164 Công đoàn cơ sở.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng ngày 4/5/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn vệ sinh lao động - Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Chiều nay (3/5): VFF dự kiến công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

Chiều nay (3/5): VFF dự kiến công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) dự kiến sẽ công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam, U23 Việt Nam vào ngày chiều nay (3/5).
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Tin khác

TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 20 (có hiệu lực từ ngày 12/5/2024) quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, thay thế cho hàng loạt quy định trước đây.
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tên gọi Việt Nam - Điện Biên Phủ, tên gọi Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử nhân loại.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách “Điện Biên Phủ” với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ. Khác với công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử, bộ sách có nội dung tuyển chọn, trình bày hiện đại rõ ràng, bìa mềm, độ dày vừa phải, hướng đến bạn đọc trẻ và các tủ sách cơ quan, doanh nghiệp.
Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn Thái

Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn Thái

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Những đợt tấn công oanh liệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Những đợt tấn công oanh liệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử được chia làm 3 đợt tấn công, trong đó đợt tấn công thứ 2 và thứ 3 diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt.
Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5) - kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). Đây được coi là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là dịp để tôn vinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần

(LĐTĐ) Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn mới về chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động