Bỏ nghề kỹ sư về quê dựng nghề truyền thống
Tiếp sức cho làng nghề truyền thống | |
Cô giáo người H’Mông giữ nghề truyền thống |
Lo lắng làng nghề bị mai một
Sinh ra trong một gia đình có nghề làm giày da truyền thống đã hơn 30 năm, ngay từ khi còn nhỏ, chàng trai Trần Hữu Phương đã được học hỏi kinh nghiệm từ cha mẹ về các khâu sản xuất giày da. Cũng như các bạn cùng trang lứa, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Hữu Phương thi đỗ vào Học viện Bưu chính viễn thông chuyên ngành công nghệ thông tin, với ước mơ tìm cho mình một công việc để phụ giúp kinh tế cho gia đình.
Trần Hữu Phương tại cơ sở sản xuất đồ da Lạc Hồng |
Thế nhưng, sau khi tốt nghiệp, trải qua một số vị trí việc làm với thu nhập hấp dẫn, anh vẫn luôn trăn trở với nghề làm giày da của quê hương bởi nghề truyền thống nếu không có thế hệ tiếp bước sẽ bị mai một dần. Đưa trăn trở này nói với gia đình, bố mẹ của Phương không những không phản đối mà còn động viên con trai cố gắng để đứng vững trên con đường mà anh đã chọn.
Ấn tượng đầu tiên để lại trong tôi về Hữu Phương là một người có đôi mắt tràn đầy nhiệt huyết. Có lẽ phải lăn lội nhiều trong việc kinh doanh của gia đình nên anh nhìn có vẻ trưởng thành hơn so với những người đồng trang lứa. Chúng tôi tới nhà Hữu Phương vào một trưa hè nắng nóng gay gắt, đã tới giờ các gia đình bắt đầu dọn bữa trưa nhưng vẫn thấy anh đang miệt mài bên những bản thiết kế các sản phẩm đồ da.
Chia sẻ với chúng tôi về cái duyên trở về với nghề truyền thống, chàng trai trẻ vừa cười vừa tâm sự: “Đôi khi không phải mình chọn nghề mà nghề chọn mình. Trước đây, mình muốn ra ngoài đi học để khẳng định bản thân, không muốn ở mãi trong lũy tre làng. Thế nhưng trong quá trình học tập, sau một vài lần trở về quê thăm bố mẹ, mình nhận thấy lớp trẻ tầm tuổi thanh niên không quá mặn mà với nghề truyền thống, phần lớn họ đều đi học và đi làm các ngành nghề khác. Trong khi đó, lực lượng làm chính chỉ có tầm tuổi bố mẹ mình. Nguy cơ mai một làng nghề là rất lớn.”
Xa quê trong một thời gian dài, những đổi thay trong lĩnh vực sản xuất đồ da, giày da khiến Hữu Phương gặp khá nhiều khó khăn. Là người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất giày da nên anh phải học hỏi rất nhiều. Không quản mưa nắng, ngày nào anh cũng có mặt ở xưởng giày từ sớm để nghiên cứu các mẫu hàng mới. Càng tiếp xúc nhiều với nghề, anh càng tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm. Cứ như vậy, từ những sản phẩm đầu tiên còn nhiều sơ suất, thậm chí bị hỏng, đến nay anh đã chinh phục được nhiều khách hàng khó tính trong ngành đồ da bởi chất lượng sản phẩm của mình.
Bên cạnh những khó khăn do chưa có kinh nghiệm sản xuất, chàng trai trẻ còn gặp một số vấn đề khác mà bất cứ người kinh doanh nào cũng gặp phải. Trong đó, khó khăn lớn nhất mà anh kể tới đó là vốn và nguồn hàng. Để khắc phục những vấn đề trên, Hữu Phương đã phải đi vay mượn anh em bạn bè thân thiết để mua máy móc, nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất.
Trong quá trình làm việc, tiêu chí chất lượng luôn được anh đặt lên hàng đầu. Anh bảo rằng, làm nghề sản xuất giày da cũng như làm dâu trăm họ, mỗi người có một ý thích, sở thích riêng. Hôm nay, xưởng sản xuất có thể đáp ứng được khách này nhưng với khách hàng khác thì sản phẩm chưa chắc đã đạt yêu cầu, do đó phải cố gắng để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng khi tới xưởng.
Sẽ còn nhiều gian nan phía trước
Phát triển và gắn bó với nghề giày da tới nay đã tròn 6 năm, thế nhưng, với chàng trai trẻ Trần Hữu Phương, con đường phát triển nghề truyền thống phía trước còn rất nhiều chông gai và thử thách. Cơ sở sản xuất đồ da Lạc Hồng của Hữu Phương sản xuất đa dạng các loại mẫu mã hàng hóa, tuy nhiên, càng hiện đại thì yêu cầu về sản phẩm càng cao, giá cả hợp lý, chất lượng phải tăng hơn. Do đó, việc bắt kịp với xu hướng hiện tại là điều làm Phương phải trăn trở, suy nghĩ rất nhiều.
Bật mí với chúng tôi, Hữu Phương còn cho biết, với những người làm trong nghề, nếu chú ý quan sát, sẽ khá dễ dàng trong việc nhận biết nhu cầu thực sự của khách hàng. Người lớn rất muốn làm đẹp cho các con, người lớn đi thế nào thì trẻ con đi như vậy nên mình càng phải bắt kịp xu hướng, nếu không nắm bắt kịp thời thì sản xuất của mình sẽ bị chậm lại, tụt hậu so với thị trường.
“Thời điểm trước, khi thị trường chưa định hình được phân khúc, tình hình sản xuất tại các xưởng đều sản xuất thuận lợi, thế nhưng, hiện tại nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi từng ngày, do đó việc làm thế nào để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình là một điều khó khăn. Tuy nhiên,càng khó khăn thì mình càng phải cố gắng hơn để tự khẳng định mình, sản phẩm của mình mới được khách hàng chấp nhận.”- Phương cho hay.
Ghé thăm xưởng gia công của Hữu Phương cách nhà khoảng chừng 2km, chàng trai trẻ giới thiệu với chúng tôi về các công đoạn tạo ra các sản phẩm đồ da. Theo Hữu Phương, mất khá nhiều thời gian và công sức để hoàn thành một đôi giày da truyền thống. Công đoạn đầu tiên phải làm là làm mũi giày, tiếp đến làm dát đế. Trong công đoạn làm mũi giày, có công đoạn nhỏ lẻ cần tới rất nhiều lao động. Công đoạn dát giày cũng tương tự, từ chiếc mũ để lên thành một đôi giày cần phải nguyên vật liệu như đế, người thợ sẽ xử lí phần mũ giày sao cho bám được vào giày, đi chắc chắn, bền bỉ.
Dù được mọi người biết tới là làng nghề truyền thống về giày da, thế nhưng, những năm qua việc xây dựng thương hiệu giày da Phú Yên vẫn chưa thực sự được chú trọng. Theo người dân xã Phú Yên, tại đây có rất ít gia đình làm thương hiệu, chỉ có thương hiệu chung là giày da Phú Yên. Bên cạnh đó, làng nghề phần lớn vẫn chưa bắt kịp với xu hướng thời trang hiện đại nên phần lớn các xưởng sản xuất tại đây chỉ nhận gia công thương hiệu cho các nhà sản xuất. Từ đó dẫn tới tình trạng các hộ sản xuất chỉ nhận gia công chứ không quan tâm tới việc phát triển thương hiệu cho chính mình.
Khó khăn về việc xây dựng thương hiệu của các gia đình ở đây cũng là khó khăn lớn nhất đối với xưởng sản xuất đồ da Lạc Hồng của Hữu Phương. Dù đã cố gắng để xây dựng thương hiệu riêng, khẳng định vị thế giày da Phú Yên trên thị trường, thế nhưng do có quá ít xưởng chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu, mối hàng nhỏ lẻ nên muốn khách nhận biết thương hiệu sản phẩm cũng rất khó. Không những vậy, thời gian gần đây, phần lớn các xưởng sản xuất tại Phú Yên đang chạy theo việc làm số lượng, chưa quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm, bởi vậy thương hiệu giày da Phú Yên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để hướng tới sản xuất lâu dài, đưa ra những sản phẩm an toàn hơn cho người sử dụng, chàng trai trẻ Trần Hữu Phương cũng đã đẩy mạnh khoa học kĩ thuật vào sản xuất, giảm bớt các công đoạn thủ công nhưng vẫn không làm mất đi chất lượng da giày truyền thống của làng nghề Phú Yên vốn đã tồn tại lâu đời.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31