Cô giáo người H’Mông giữ nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống “co mình” để tạo sức bật | |
Làm giàu từ làng nghề truyền thống | |
Nơi tôn vinh làng nghề truyền thống Thủ đô |
Trăn trở giữ nghề
Là người con của dân tộc H’Mông từ xa xưa đã gắn bó với nghề dệt lanh, chị Sùng Y Xía từ nhỏ đã được làm quen với cây lanh, học cách trồng lanh, được bà và mẹ dạy lại những kỹ thuật cơ bản của nghề dệt thổ cẩm như thêu hoa văn, vẽ sáp ong, chắp vải.
Chị Sùng Y Xía trong một lần giới thiệu sản phẩm tại hội chợ (Ảnh: Mạnh Tiến) |
Chị chia sẻ: “Để may một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ H’Mông cần rất nhiều thời gian và công sức. Lâu nhất là khâu cắt vải, khâu thành những hình họa tiết trang trí cho bộ trang phục. Người phụ nữ phải khéo tay và kiên trì mới khâu đẹp được. Thông thường một bộ trang phục phải mất từ 2-3 tháng mới có thể hoàn thiện, với những bộ cầu kỳ để dành đi lễ, đi hội thì phải cần đến 5 tháng mới có thể làm xong. Từ khâu dệt vải lanh, nhuộm vải, cắt may, khâu, thêu họa tiết đều được làm thủ công nên giá trị của sản phẩm vì thế có giá thành cao, khoảng từ 3 đến 10 triệu đồng”.
Cũng bởi sự trau chuốt, kỳ công trong từng công đoạn nên đôi bàn tay của những người phụ nữ H’Mông vô cùng khéo léo, được ví như những nghệ sĩ của những khung vải. Họ thường thêu bằng sợi tơ tằm để sản phẩm có độ bền cao và giữ được màu. Hoa văn thêu trên các bộ trang phục và phụ kiện đi kèm thường không theo mẫu cố định nào mà được những người “nghệ sĩ” thêu tùy hứng, thổi hồn riêng vào mỗi đường kim mũi chỉ.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, nét truyền thống của nghề dệt lanh, nhất là công đoạn vẽ hoa văn bằng sáp ong trên trang phục của người H’Mông đang dần bị mai một. Đồng bào H’Mông không còn dành nhiều thời gian cho việc may vá, mà đã chuyển sang dùng nhiều quần áo may sẵn hoặc chọn mua những loại vải có chất liệu rẻ tiền cắt sẵn để may.
“Người trồng cây lanh ngày càng ít đi. Những người phụ nữ cũng quên dần cách nhuộm chàm, vẽ sáp ong. Số người tự tay thêu thùa, may váy áo truyền thống dần dần không còn nữa, vậy nên những trang phục thổ cẩm truyền thống mang bản sắc riêng của người H’Mông đang đứng trước nguy cơ bị lãng quên. Tôi sợ rằng đến một ngày nào đó tất cả những giá trị đó sẽ biến mất, không còn ai nhớ tới”, chị Xía cho biết.
Tiếc nuối trước sự mai một của thổ cẩm truyền thống, chị Xía ngoài giờ lên lớp vẫn dành thời gian tự tay nhuộm vải, thêu, vẽ họa tiết bằng sáp ong, may trang phục truyền thống cho riêng mình. Chị tâm sự: “Tôi không muốn bị mất gốc nên tìm mọi cách để giữ nghề truyền thống của tổ tiên. Tôi đặt ra quyết tâm không chỉ dệt vải may mặc cho bản thân, mà còn làm nhiều sản phẩm bán ra thị trường để mọi người biết rằng Pà Cò vẫn còn có thổ cẩm truyền thống đẹp mắt, chứ không chỉ là điểm nóng về hoạt động của tội phạm ma túy”.
Tìm hướng đi mới
Để bảo tồn nghề truyền thống, đầu tiên, Sùng Y Xía tập hợp chị em phụ nữ trong vùng cùng phát triển nghề truyền thống, cũng như phát triển du lịch, cải thiện kinh tế địa phương. Là nghệ nhân có tay nghề, chị Sùng Y Xía dạy nghề cho phụ nữ địa phương, nhất là dạy cách phác hoạ hoa văn để vẽ sáp ong trên vải lanh, thêu hoa văn truyền thống, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, giúp tăng thu nhập.
Không chỉ dừng lại ở những bộ trang phục sặc sỡ, Xía còn hướng dẫn chị em sản xuất các sản phẩm thủ công từ thổ cẩm lanh của người H’Mông như túi xách, túi khoác, ba lô, tranh treo tường… Để tìm đầu ra cho sản phẩm, chị tích cực tham gia các diễn đàn khởi nghiệp, các triển lãm nghề thủ công trên toàn quốc, đồng thời đẩy mạnh việc quảng bá trên mạng xã hội để nhiều người biết đến.
Để bảo tồn nghề truyền thống, đầu tiên, Sùng Y Xía tập hợp chị em phụ nữ trong vùng cùng phát triển nghề truyền thống, cũng như phát triển du lịch, cải thiện kinh tế địa phương. Là nghệ nhân có tay nghề, chị Sùng Y Xía dạy nghề cho phụ nữ địa phương, nhất là dạy cách phác hoạ hoa văn để vẽ sáp ong trên vải lanh, thêu hoa văn truyền thống, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, giúp tăng thu nhập. Không chỉ dừng lại ở những bộ trang phục sặc sỡ, Xía còn hướng dẫn chị em sản xuất các sản phẩm thủ công từ thổ cẩm lanh của người H’Mông như túi xách, túi khoác, ba lô, tranh treo tường… Để tìm đầu ra cho sản phẩm, chị tích cực tham gia các diễn đàn khởi nghiệp, các triển lãm nghề thủ công trên toàn quốc, đồng thời đẩy mạnh việc quảng bá trên mạng xã hội để nhiều người biết đến. |
Ngoài ra, chị chọn lồng ghép việc giới thiệu sản phẩm vào các điểm du lịch tại địa phương. Chị Sùng Y Xía cho biết: “Du lịch là ngành mũi nhọn ở Hoà Bình, nên tôi sẽ dựa vào đó để giúp bà con phát triển kinh tế. Đầu tiên là xây dựng nhà truyền thống dân tộc H’Mông, sau đó tạo ra những hoạt động văn hoá như tổ chức đội văn nghệ có sử dụng trang phục truyền thống, thêm cả dịch vụ cho khách du lịch thuê trang phục để chụp ảnh”.
Bản thân chị Xía sẽ trực tiếp tham gia vào các khâu kết nối, tìm cách tập huấn và kêu gọi một số hộ tham gia mô hình nhà ở Home stay, đào tạo thuyết minh viên, tiếp tân, hướng dẫn viên du lịch. Theo chị, đây là cách hiệu quả để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm lưu niệm đặc trưng của dân tộc mình. Nhờ đó mà ngày càng có nhiều người biết tới sản phẩm thổ cẩm của chị và tự tìm đến để đặt hàng. Các đơn hàng cũng ngày một nhiều hơn, thậm chí có thời điểm cung không đủ cầu, khách hàng muốn mua phải đặt hàng và chờ khá lâu.
Trước đây, chị thường tranh thủ thời gian rảnh sau những giờ dạy để may vá thêu thùa, nhưng đợt này vì dịch bệnh, học sinh không đến trường nữa, hằng ngày chị phải lên từng bản, đến từng nhà học sinh để giao bài tập và hướng dẫn các em học. Hơn nữa, cũng vì dịch bệnh nên dịp này không có khách du lịch đến tham quan. Vì thế, chị ít nhận được các đơn hàng mới mà chỉ cố gắng hoàn thiện các đơn khách đã đặt. Nhóm sản xuất của chị cũng không tập trung cùng làm nữa mà chuyển sang làm tại nhà, mỗi người sẽ phụ trách một công đoạn để hoàn thiện sản phẩm.
Chị cho biết, sắp tới sau khi đợt dịch qua đi chị sẽ mở rộng quy mô sản xuất, huy động thêm nhiều chị em phụ nữ trong xã tham gia vào các công đoạn sản xuất. Ban đầu, chị sẽ dạy cho những người mới từng công đoạn nhỏ, sau đó tiến tới sản xuất được một sản phẩm hoàn chỉnh. Có như thế, thu nhập của bà con trong vùng mới được cải thiện, nghề dệt cũng vì thế mà có thể giữ gìn và phát triển.
Cao Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39