Bộ Giáo dục và Đào tạo "chốt" Lịch sử là môn học bắt buộc cấp Trung học phổ thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Kế hoạch số 770/KH-BGDĐT thực hiện môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, môn Lịch sử sẽ được chuyển thành môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Để kịp thời triển khai thực hiện trong năm học 2022-2023 ở lớp 10 cấp THPT, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, thẩm định chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy bắt buộc cho tất cả học sinh.
![]() |
Môn Lịch sử sẽ được chuyển thành môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh minh họa) |
Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ GD&ĐT yêu cầu Vụ Giáo dục Trung học thành lập và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng biên soạn tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện nội dung Lịch sử bắt buộc (thời gian hoàn thành trước ngày 12/8); tổ chức Hội thảo xin ý kiến các nhà khoa học, giáo viên về chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc (thời gian hoàn thành trước ngày 14/8).
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu Vụ Giáo dục Trung học thành lập và tổ chức thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc đối với lớp 10, lớp 11, lớp 12 (thời gian hoàn thành trước ngày 15/8); thành lập Ban phát triển chương trình Lịch sử cấp THPT và thực hiện nhiệm vụ xây dựng, rà soát, điều chỉnh chương trình Lịch sử cấp THPT, biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình (thời gian hoàn thành trước ngày 25/8); tổ chức các đợt tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình Lịch sử bắt buộc đảm bảo theo kế hoạch (thời gian hoàn thành trước ngày 20/9).
Thay đổi trên được đưa ra trong bối cảnh, ngày 27/6, Quốc hội yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiên cứu thiết kế lại môn Lịch sử bậc THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2022-2023 gồm cả hai phần tự chọn và bắt buộc.
Theo đó, Bộ GD&ĐT thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo giáo dục truyền thống…
Cụ thể, Nghị quyết yêu cầu, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại học; triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai chương trình này; Đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học Lịch sử.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia làm hai giai đoạn gồm giáo dục cơ bản (lớp 1 đến 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến 12).
Lịch sử là môn bắt buộc trong giai đoạn cơ bản, cung cấp kiến thức phổ thông, cốt lõi về toàn bộ lịch sử thế giới và Việt Nam.
Đến giai đoạn định hướng nghề nghiệp (cấp THPT), chương trình chỉ yêu cầu học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Lịch sử là môn lựa chọn, học sinh được tùy chọn học hay không theo sở thích và định hướng nghề nghiệp.
Được thông qua từ năm 2018 nhưng khi đưa vào triển khai, bắt đầu với lớp 10 từ năm học 2022-2023, chương trình vấp phải nhiều tranh cãi liên quan đến môn Lịch sử. Các ý kiến phản đối xuất phát từ lo ngại rằng, đưa Lịch sử thành môn tự chọn ở cấp THPT sẽ khiến học sinh quên kiến thức lịch sử, ảnh hưởng đến nhận thức và lòng yêu nước của các thế hệ tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh
Tin khác

Giúp học sinh định hướng rõ ràng hơn cho chặng đường lập thân, lập nghiệp
Xã hội 12/04/2025 16:20

Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025
Giáo dục 12/04/2025 13:08

Quản lý Nhà nước về giáo dục khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Giáo dục 11/04/2025 22:25

Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại 30 Sở GD&ĐT
Giáo dục 11/04/2025 20:49

Học sinh Hà Nội được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5
Giáo dục 11/04/2025 20:41

29 Trung tâm GDNN - GDTX được giao 12.080 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Giáo dục 11/04/2025 19:20

Hà Nội: Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập, công lập tự chủ năm học 2025 - 2026
Giáo dục 11/04/2025 17:58

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 11/04/2025 12:09

Việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển phải bảo đảm yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi
Giáo dục 10/04/2025 14:32

Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11, 12 thấp hơn năm trước
Giáo dục 09/04/2025 16:00