Bộ GD&ĐT thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2022
PV: Trong công bố của Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ do địa phương tổ chức trong khung thời gian quy định. Như vậy, có thể hiểu sẽ không còn kỳ thi chung đợt trên toàn quốc mà sẽ do địa phương chủ động quyết định trong khung thời gian cụ thể phải không? Khung thời gian tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ được Bộ GD&ĐT xây dựng trên nguyên tắc nào?
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT. |
Ông Mai Văn Trinh: Bộ GD&ĐT sẽ xác định một đợt thi thống nhất trên toàn quốc cho tất cả các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong điều kiện bình thường.
Nếu dịch bệnh còn diễn biến bất thường thì Bộ GD&ĐT sẽ xem xét tình hình thực tế và trên cơ sở đề nghị của các địa phương để điều chỉnh thời gian tổ chức thêm đợt thi cho các địa phương chưa hoàn thành tổ chức thi trong đợt thi chung. Thời gian thi này sẽ nằm trong khung thời gian phù hợp với triển khai nhiệm vụ năm học. Việc này đã được áp dụng cho năm 2021.
PV: Kỳ thi năm 2022, Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ các địa phương trong việc ra đề. Vậy, Bộ có chịu trách nhiệm ra đề thi, quản lý đề và phân đề về các địa phương như các năm trước hay chỉ cung cấp ngân hàng câu hỏi và các địa phương tự ra đề khi mà có thể tổ chức thi nhiều đợt?
Ông Mai Văn Trinh: Phương án thi đã nói rõ về công tác đề thi. Theo đó, Bộ GD&ĐT xây dựng cấu trúc, định dạng đề thi; ban hành đề thi tham khảo; hoàn thiện một bước ngân hàng câu hỏi thi để từ ngân hàng câu hỏi đó sử dụng phần mềm chuyên dụng tổ hợp thành đề thi theo cấu trúc, đáp ứng yêu cầu kỳ thi và cung cấp cho các địa phương sử dụng tổ chức thi. Như vậy, công tác ra đề thi vẫn do Bộ GD&ĐT đảm nhiệm.
PV: Phương án thi vừa công bố nhấn mạnh từ khóa “ổn định” và chủ trương phân cấp để các tỉnh/thành phố chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương theo khung thời gian tổ chức thi do Bộ GD&ĐT quy định. Xin Bộ GD&ĐT làm rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương trong công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022?
Ông Mai Văn Trinh: Về phương thức tổ chức thi năm 2022 cơ bản ổn định như năm 2021, nhất là về trách nhiệm của các địa phương với vai trò chủ trì, chịu trách nhiệm toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương mình.
Đối với các em học sinh, phương án thi năm 2022 hầu như không có thay đổi đáng kể so với năm 2021. Do vậy, các nhà trường, giáo viên, học sinh yên tâm khắc phục khó khăn về điều kiện học tập trong dịch bệnh để hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ năm học 2021-2022 và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Quy chế thi; cung cấp đề thi, phần mềm chấm thi; tổ chức thanh tra, kiểm tra để cùng các địa phương tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, công bằng.
PV: Với những thay đổi về thời gian, đề thi, Bộ GD&ĐT có cập nhật dữ liệu điểm thi của thí sinh cả nước lên hệ thống quản lý thi như các năm đã qua nữa không?
Ông Mai Văn Trinh: Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục duy trì phương thức quản trị cơ sở dữ liệu thi tốt nghiệp THPT như nhiều năm qua.
PV: Tuy phân cấp mạnh hơn, nhưng Bộ GD&ĐT vẫn cho phép các cơ sở đào tạo sử dụng kết quả thi để tuyển sinh. Như vậy liệu có đảm bảo công bằng không khi mỗi địa phương thi theo đề thi khác nhau? Bộ GD&ĐT có tiếp tục duy trì các biện pháp đảm bảo chống gian lận, tiêu cực thi cử như đã thực hiện các năm qua?
Ông Mai Văn Trinh: Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện ngân hàng câu hỏi, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu xây dựng ngân hàng câu hỏi và đề thi. Bộ GD&ĐT tổ chức xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương. Đề thi là tổ hợp từ một ngân hàng câu hỏi đủ lớn và được cân bằng về độ khó. Nếu thêm đợt thi, đề vẫn được tổ hợp từ ngân hàng đó.
Phòng, chống gian lận thi cử là một trong những yêu cầu đặt ra hàng đầu trong mỗi kỳ thi. Trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ phát triển như hiện nay, việc chống gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tới đây sẽ tiếp tục được đặt ra với yêu cầu cao hơn, quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn của tất cả các bên tham gia, ở tất cả các khâu của kỳ thi.
PV: Mới đây, Bộ GD&ĐT có nhắc đến đổi mới thi, tuyển sinh giai đoạn 2022-2025, nhưng công bố mới lại là giai đoạn 2023-2025. Đâu là lý do để đưa ra giai đoạn như vậy?
Ông Mai Văn Trinh: Đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm đã được thực hiện theo lộ trình từ 2015 đến nay và ngày càng đi vào ổn định, đáp ứng mục tiêu của kỳ thi, công tác tuyển sinh, ngày càng gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. |
Ngành Giáo dục đang chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT từ năm học 2022-2023. Do đó, công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm cần được tính toán nhằm bảo đảm việc chuyển tiếp kỳ thi giữa 2 chương trình phù hợp với mục đích, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Sự đổi mới, một mặt vẫn kế thừa các thành tựu của quá trình đổi mới thi, tuyển sinh thời gian qua; mặt khác phải tăng cường ứng dụng công nghệ và tiếp thu kinh nghiệm tốt về công tác khảo thí, tuyển sinh của các nước tiên tiến.
Phương án thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm giai đoạn 2023-2025 sẽ được hoàn thiện, lấy ý kiến rộng rãi các bên liên quan và công bố vào quý I/2022.
PV: Bộ GD&ĐT khuyến cáo các trường đại học tổ chức sát hạch, tuyển chọn trong tuyển sinh ĐH, CĐ được hiểu như thế nào?
Ông Mai Văn Trinh: Thực tế cho thấy, kết quả kỳ thi THPT quốc gia và tốt nghiệp THPT những năm qua đã làm cơ sở tin cậy cho công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, với tinh thần tăng cường tự chủ đại học và yêu cầu đổi mới giáo dục đại học thì việc đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh là yêu cầu cần thiết.
Với các ngành/trường có tính cạnh tranh cao, Bộ GD&ĐT khuyến cáo nên xem xét mức độ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh. Theo đó, kết quả thi tốt nghiệp THPT như là bước sàng lọc, sơ tuyển và cần có thêm các hình thức sát hạch, tuyển chọn để phân loại tốt hơn đối tượng tuyển sinh, đảm bảo số lượng, chất lượng và công bằng trong tuyển sinh.
Việc này chỉ triển khai nếu các trường chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, công bố sớm, rộng rãi trong Đề án tuyển sinh. Đây không phải yêu cầu bắt buộc đối với các trường. Do vậy, các trường cần chuẩn bị chu đáo trước khi triển khai nhằm bảo đảm quyền lợi của thí sinh.
Bộ GD&ĐT khuyến khích các đại học quốc gia, đại học vùng, các trường đại học/nhóm trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tổ chức các kỳ thi đánh giá để làm căn cứ xét tuyển ĐH, CĐ và chia sẻ, hỗ trợ các trường khác có nhu cầu.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vun đắp quan hệ hợp tác giữa hai thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào
Tuyên án tử hình kẻ hiếp dâm, sát hại nữ quản lý phòng trọ ở Hà Nội
Cấm phương tiên lưu thông trên Quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây do úng ngập
Thanh Trì: Khen thưởng nhiều cá nhân, tập thể hết lòng ứng phó với bão lũ
Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung Thu cho trẻ em mọi miền
Bão số 3 gây thiệt hại ước tính trên 50.000 tỷ đồng
Tin khác
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3
Giáo dục 18/09/2024 06:05
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp
Giáo dục 17/09/2024 14:46
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt
Giáo dục 16/09/2024 21:29
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ
Giáo dục 16/09/2024 14:07
Hà Nội: 61 trường học chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp
Xã hội 16/09/2024 12:58
Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường
Giáo dục 14/09/2024 16:44
153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp
Giáo dục 13/09/2024 16:29
Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời
Giáo dục 13/09/2024 06:05
Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi
Giáo dục 12/09/2024 10:37
Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí
Giáo dục 11/09/2024 22:48