Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới

(LĐTĐ) Chiều 27/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức họp báo công bố chương trình giáo dục phổ thông mới. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì họp báo.
bo gddt cong bo chuong trinh giao duc pho thong moi Sẽ có quy định mới về chuẩn chính tả
bo gddt cong bo chuong trinh giao duc pho thong moi Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo lớp học quá tải, cô - trò đều khổ
bo gddt cong bo chuong trinh giao duc pho thong moi Chương trình môn Vật lý trong chương trình giáo dục phổ thông có gì mới?
bo gddt cong bo chuong trinh giao duc pho thong moi Chương trình giáo dục mới: Bỏ kiến thức thừa, xóa nội dung lắt léo

Giảm tải ở số tiết, số môn, nội dung và phương pháp

Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 88/2014/QH13, Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm) và 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2)). Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).

bo gddt cong bo chuong trinh giao duc pho thong moi
Họp báo công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: P.T)

Nội dung giáo dục cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương) và 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2). Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).

Nội dung giáo dục cấp Trung học phổ thông gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương); 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2) và 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học): Nhóm môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học); Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).

Được biết, chương trình giáo dục phổ thông mới đã đáp ứng nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW là "Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn".

Thực hiện mục tiêu "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn", đối với mỗi môn học, việc lựa chọn, sắp xếp nội dung giáo dục bảo đảm sự tinh giản, gắn với thực tiễn, tạo thuận lợi cho việc thực thi các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Thực hiện mục tiêu "phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng", nội dung giáo dục được xây dựng theo hướng tích hợp ở các cấp học dưới và phân hóa theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học trên để tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, qua đó phát triển năng lực học sinh.

Tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên

Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở kết quả xây dựng chương trình, tình hình chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở vật chất để triển khai thực hiện đổi mới, Bộ GD&ĐT thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới như sau: Năm học 2020 - 2021 đối với lớp 1; năm học 2021 - 2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023 - 2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024 - 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

bo gddt cong bo chuong trinh giao duc pho thong moi
GS.Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới) giới thiệu về chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: P.T)

Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện.

Trên cơ sở Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, ngày 06/02/2017, Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định số 5857-VN tài trợ cho "Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông" (Chương trình ETEP).

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm thông qua bộ chỉ số đánh giá năng lực đào tạo của các trường sư phạm do Chương trình ETEP đang hoàn thiện; tổ chức nhiều cuộc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo hướng tiếp cận với những nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Các trường sư phạm trọng điểm, chủ chốt phối hợp với các trường sư phạm khác và Chương trình ETEP tiến hành nghiên cứu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nội dung đào tạo để xây dựng mới chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng đã xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương đề xuất danh mục và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để giao vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2017 - 2020; tổ chức rà soát quy định hiện hành về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tiêu chuẩn bàn ghế học sinh phổ thông.

Sẵn sàng cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

bo gddt cong bo chuong trinh giao duc pho thong moi
Ông Hoàng Đức Minh (Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trả lời các câu hỏi liên quan đến việc chuẩn vị đội ngũ giáo viên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: P.T)

Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục chủ trì tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tổ chức thẩm định, phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa (bao gồm bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn và sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân) kịp thời triển khai chương trình mới bắt đầu đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021.

Đồng thời tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình mới theo lộ trình, ưu tiên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học.

Bên cạnh đó, tổ chức và chỉ đạo các địa phương bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm thông qua đó thực hiện chương trình tăng cường năng lực của các trường sư phạm trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình mới.

Ban hành các văn bản phục vụ triển khai chương trình mới: Hướng dẫn các địa phương triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; hướng dẫn xây dựng nội dung giáo dục địa phương; hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa; sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Điều lệ trường phổ thông; quy định về đánh giá học sinh… đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình mới

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phát động Tháng Công nhân và Ngày Môi trường thế giới

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phát động Tháng Công nhân và Ngày Môi trường thế giới

(LĐTĐ) Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Tháng Công nhân và Ngày Môi trường thế giới năm 2024.
Xúc động khi được chuyên môn, công đoàn thăm hỏi, hỗ trợ

Xúc động khi được chuyên môn, công đoàn thăm hỏi, hỗ trợ

(LĐTĐ) Đó là chia sẻ của những người lao động có hoàn cảnh khó khăn và tập thể các đơn vị đường sắt khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình khi được lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) và Công đoàn ĐSVN đến thăm hỏi, động viên, trao quà…
Thành lập 10 Công đoàn cơ sở, phát triển 2.247 đoàn viên trong Tháng Công nhân

Thành lập 10 Công đoàn cơ sở, phát triển 2.247 đoàn viên trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 17/5, Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Lễ ra mắt các Công đoàn cơ sở Tháng 5
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội khen thưởng công tác ATVSLĐ năm 2023

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội khen thưởng công tác ATVSLĐ năm 2023

(LĐTĐ) Vừa qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức tổng kết công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2023 và tập huấn công tác ATVSLĐ năm 2024 cho hơn 300 mạng lưới An toàn vệ sinh viên trong toàn ngành.
Sơn Tây: Tổ chức khám sức khỏe cho hơn 100 đoàn viên

Sơn Tây: Tổ chức khám sức khỏe cho hơn 100 đoàn viên

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng “Tháng công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động”, ngày 16/5, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát, phát hiện sớm ung thư miễn phí cho hơn 100 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn.
Quận Long Biên: Ra mắt mô hình điểm “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Trường Tiểu học Đoàn Khuê

Quận Long Biên: Ra mắt mô hình điểm “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Trường Tiểu học Đoàn Khuê

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng nay (17/5), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức ra mắt mô hình điểm “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Trường Tiểu học Đoàn Khuê.
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 277 đảng viên lão thành

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 277 đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Quận ủy Bắc Từ Liêm đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 tặng 277 đảng viên lão thành.

Tin khác

Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập: Áp lực khi tỷ lệ “chọi” tăng cao

Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập: Áp lực khi tỷ lệ “chọi” tăng cao

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường. Trong đó, một số trường khu vực nội thành có tỷ lệ chọi tăng cao khiến nhiều học sinh, phụ huynh lo lắng.
Quận Ba Đình: Hơn 3.500 học sinh lớp 9 tham gia khảo sát chất lượng

Quận Ba Đình: Hơn 3.500 học sinh lớp 9 tham gia khảo sát chất lượng

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 15 - 16/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh theo đề chung toàn quận.
Hà Nội cử gần 900 vận động viên tham dự Hội khỏe Phù Đổng cấp khu vực, toàn quốc

Hà Nội cử gần 900 vận động viên tham dự Hội khỏe Phù Đổng cấp khu vực, toàn quốc

(LĐTĐ) Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X năm 2024 đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Căn cứ vào kết quả thi đấu cấp Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội lựa chọn 892 vận động viên xuất sắc nhất tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng cấp khu vực và toàn quốc.
HĐND Thành phố tán thành kéo dài thời gian thực hiện quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời

HĐND Thành phố tán thành kéo dài thời gian thực hiện quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời

(LĐTĐ) Ngày 15/5, tại kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua việc ban hành Nghị quyết "Kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND Thành phố quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội".
TP.HCM: Công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập

TP.HCM: Công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập

(LĐTĐ) Ngày 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) công bố số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Tổ chức tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo công bằng, khách quan

Tổ chức tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo công bằng, khách quan

Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 vừa ban hành Kế hoạch số 150/KH-BCĐ tổ chức thi, tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo thi tuyển chức danh Trưởng phòng Giáo dục Mầm non

Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo thi tuyển chức danh Trưởng phòng Giáo dục Mầm non

(LĐTĐ) Ngày 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội thông báo thi tuyển chức danh Trưởng phòng Giáo dục Mầm non thuộc Sở năm 2024.
Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

(LĐTĐ) Các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024; triển khai, nhân rộng các phong trào, mô hình, sáng kiến chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Trường học thông minh: Bước tiến mới cho ngành Giáo dục Ba Đình

Trường học thông minh: Bước tiến mới cho ngành Giáo dục Ba Đình

(LĐTĐ) Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình, giai đoạn 2023 - 2025, một số trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn quận sẽ được đầu tư xây dựng trường học thông minh với camera kết hợp AI nhận diện khuôn mặt và chỉ số cảm xúc, màn hình tương tác, bài giảng số…
Hơn 106.000 học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 công lập không chuyên

Hơn 106.000 học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 công lập không chuyên

(LĐTĐ) Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, toàn Thành phố có hơn 106.000 học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động