Sẽ có quy định mới về chuẩn chính tả
Những điểm mới môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể | |
Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng thể |
Bộ GD&ĐT vừa tổ chức hội thảo về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. GS Thuyết cho rằng, hiện nay học sinh học ngoại ngữ từ lớp 3, đặc biệt trong thời kì hội nhập quốc tế, cần thiết phải có một số thay đổi để phù hợp hơn.
Thay đổi cách viết tên riêng nước ngoài
Theo GS Thuyết, dự thảo quy định mới về chính tả chỉ có 3 nội dung chính: Đó là quy định về cách viết tên riêng, quy định về cách viết thuật ngữ và một số quy định khác.
Tên riêng ở đây gồm tên người; tên địa lý; tên các tổ chức, đơn vị, danh hiệu, giải thưởng, lễ tết… Cách viết tên riêng Việt Nam không thay đổi so với quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT,.
Về tên riêng nước ngoài, có một số quy định sau: Những tên nước ngoài được dịch nghĩa hoặc phiên âm qua âm Hán Việt đã phổ biến, quen thuộc thì giữ nguyên và viết hoa giống như cách viết tên riêng tiếng Việt, ví dụ: Hắc Hải, Đại Tây Dương; Mỹ, Anh, Bắc Kinh, Thượng Hải; Đỗ Phủ, Lý Bạch,…
Đối với các trường hợp còn lại, có 3 cách viết. Thứ nhất, viết nguyên dạng, nếu đó là tên viết bằng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Einstein, Paris,...
Thứ hai, đối với những chữ viết khó viết nguyên dạng thì chuyển các kí hiệu của chữ viết đó sang chữ Latin, ví dụ: Volga, Moskva, Sankt Peteburg,...
Trong trường hợp không chuyển tự được thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Tokyo, Nile, Cleopatra,..
Đối với những tên riêng liên quan đến nhiều nước thì dùng tên gọi phổ biến nhất hoặc một tên gọi phù hợp với ngữ cảnh cụ thể. Trường hợp tên riêng đã quen sử dụng theo một hình thức phổ biến có tính quốc tế thì giữ cách viết thông dụng, không viết như nguyên ngữ. Ví dụ, viết tên nước có thủ đô Budapest là Hungary, không viết là Magyarország.
Những quy định này giống quy định trong Quyết định 240/QĐ (năm 1984) về chính tả và thuật ngữ tiếng Việt trong SGK của Bộ Giáo dục. Cũng theo GS Thuyết, việc áp dụng quy định này có lợi so với cách phiên âm có gạch nối, tạo điều kiện tiện để học sinh tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài. Quy định này cũng phù hợp với một thực tế là theo chương trình giáo dục mới, học sinh sẽ được học ngoại ngữ từ lớp 3.
Sách giáo khoa ba lớp đầu cấp tiểu học (lớp 1, 2 và 3) sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết trong cùng một bộ phận tạo thành tên. |
Quy định về cách viết thuật ngữ
Theo dự kiến của Ban soạn thảo quy định về chính tả, đối với những thuật ngữ mà tiếng Việt sẵn có hoặc dịch sang tiếng Việt dễ hiểu thì sử dụng các thuật ngữ này, ví dụ: các chất vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, nhôm; các hình tam giác, bình hành, chữ nhật,…
Đối với những thuật ngữ có tính hệ thống, có tính sản sinh cao (tạo ra nhiều thuật ngữ cùng gốc) thì viết theo tên nguyên dạng và phổ biến trong ngành khoa học đó. “Viết như thế cũng là để người đọc tiện tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài. Hãy tưởng tượng, nếu học sinh Việt Nam chỉ quen với tên các chất hóa học dưới hình thức phiên âm thì khi tham dự các kì thi quốc tế về khoa học, các em sẽ lúng túng như thế nào”, GS Thuyết phân tích.
Tuy nhiên, dự thảo có quy định riêng đối với sách giáo khoa cấp tiểu học. SGK ba lớp đầu cấp tiểu học (lớp 1, 2 và 3) sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết trong cùng một bộ phận tạo thành tên; ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn, Mát-xcơ-va, Tô-ky-ô…
Đối với SGK lớp 4 và lớp 5, bên cạnh tên riêng được phiên âm có tên nguyên dạng hoặc chuyển tự đặt trong ngoặc đơn; ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn (Thomas Edison), Mát-xcơ-va (Moskva), Pa-ri (Paris), Tô-ky-ô (Tokyo), để chuẩn bị cho học sinh lên lớp trên quen với cách viết nguyên dạng tiếng nước ngoài.
Ngoài ra, dự thảo có một số quy định cá biệt:
Thứ nhất, quy định về viết chữ “i” hay “y” sau các phụ âm: h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối, ví dụ: “bác sĩ” hay “bác sỹ”, “tỉ lệ” hay “tỷ lệ”… Trường hợp này, dự thảo quy định mới vẫn theo quy định đã có từ năm 1980 của Bộ GD&ĐT, để tránh làm xáo trộn một thói quen đã hình thành sau gần 40 năm áp dụng.
Thứ 2 là vị trí đặt dấu thanh. Dự thảo quy định đặt dấu thanh vào âm chính. Điều này phù hợp với kết quả phân tích ngôn ngữ học: Trong tiếng Việt, thanh điệu bao giờ cũng rơi vào âm chính.
Trong trường hợp âm chính được thể hiện bằng một chữ cái, dấu thanh được đặt trên hoặc dưới chữ cái đó, ví dụ: nhà, vịt, hoà (trong tiếng “hòa”, dấu thanh đặt trên âm chính “a” vì “o” chỉ là âm đệm).
Trong trường hợp âm chính được thể hiện bằng hai chữ cái, thì: a) Đối với các kí hiệu ia, ua, ưa, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ nhất. Ví dụ: bìa, lụa, lửa,...; b) Đối với các kí hiệu iê, yê, uô, ươ, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ hai. Ví dụ: biển, thuyền, nhuộm, được,...
Theo Mỹ Hà/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12