Bệnh viện Bạch Mai: Chứng nhân của “những ngày bão lửa” vươn mình

(LĐTĐ) Cùng với phố Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa điểm bị B52 của không lực Hoa Kỳ bắn phá ác liệt nhất và cũng bị tổn thất, đau thương nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ năm 1972. 50 năm đã qua đi, những ngày này các cấp, ngành, người dân, các thế hệ cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện lại tập trung tại khuôn viên nơi có tượng đài khắc ghi chứng tích chiến tranh để tưởng nhớ những “chiến sĩ” áo trắng đã nằm xuống dưới những làn bom B52.
Ký ức Khâm Thiên gửi thông điệp hòa bình Xúc động những câu chuyện của “Hà Nội 12 ngày đêm”

Những ký ức không thể nào quên

Trong những ngày “bão lửa” mùa đông năm 1972, Bệnh viện Bạch Mai là một trong những nơi bị oanh tạc cơ B52 của không lực Hoa Kỳ ném bom khốc liệt nhất. Nhưng bi thương và nặng nề nhất là trận ném bom ngày 22/12/1972. Bom B52 đã rải thảm trúng Bệnh viện khi tại đây có hơn 300 bệnh nhân đang nằm điều trị dưới hầm. Khiến nhiều khu nhà làm việc, phòng khám bị sập, nhiều bệnh nhân, bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện đã bị thương, tử nạn vì bom đạn của Mỹ.

Bệnh viện Bạch Mai: Chứng nhân của “những ngày bão lửa” vươn mình
Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đỗ Doãn Đại thắp hương tại Đài tưởng niệm liệt sĩ trong khuôn viên Bệnh viện.

Là một trong những chứng nhân của lịch sử, ông Đỗ Thọ, nguyên Phó trưởng Phòng Hành chính quản trị, người đã đồng hành cùng Bệnh viện Bạch Mai trong cuộc chiến 12 ngày đêm lịch sử chia sẻ: “Sáng 23/12/1972, khi tôi đến bệnh viện thì không còn hình dáng bệnh viện nữa. Lúc đó, chúng tôi tập trung quay vào cứu sập, cứu nạn, cứu đồng đội trong đống đổ nát. Chỗ sập lớn nhất là khu nhà B1. Chỗ đó bị kẹp giữa tảng bê tông. Một chị điều dưỡng đã mất, bị kẹp ở giữa, bên trong vẫn còn người sống. Để mở đường cứu đồng đội phía trong, chúng tôi buộc phải mời một bác sĩ ngoại khoa xuống để tháo khớp chị điều dưỡng đã mất, mới đưa được thi thể nạn nhân ra ngoài, mở lối vào bên trong cứu đồng đội còn sống. Cảnh tượng vô cùng thương tâm”.

Cũng giống như ông Thọ, 50 năm đã trôi qua, những câu chuyện chiến đấu bảo vệ bệnh viện, cứu chữa bệnh nhân và đồng đội trong giờ phút kinh hoàng khi máy bay B52 của giặc Mỹ ném bom vào Bệnh viện vẫn còn nguyên trong ký ức bà Nguyễn Thị Cúc (sinh năm 1947) - nguyên là Đội phó Đội tự vệ Bệnh viện Bạch Mai.

Nhớ lại thời khắc kinh hoàng, bà Nguyễn Thị Cúc chia sẻ với phóng viên: “Vào lúc 4 giờ ngày 22/12/1972, chúng tôi đang ngủ ở khu tập thể của Bệnh viện thì một loạt bom ném xuống, nhà cửa rung chuyển và đổ sập, gạch ngói, cây cối ngổn ngang. Sau ít phút bàng hoàng, chúng tôi gọi nhau và biết mình còn sống. Ngay sau đó, chúng tôi được biết bom đã đánh sập 2 hầm lớn của Khoa Nội và Khoa Da liễu. Lúc đó, Giám đốc Bệnh viện Đỗ Doãn Đại đã ra lệnh khẩn cấp đào bới trong đống đổ nát để cứu người. Mặc cho trời tối, rét buốt và máy bay địch vẫn còn ầm ầm ném bom ở các vùng lân cận, chúng tôi lao vào tìm kiếm nạn nhân”.

Khi biết trong hầm Khoa Nội và Khoa Da liễu đang có nhiều bác sĩ, nhân viên và bệnh nhân trú ẩn, những người còn lại đã thay nhau dùng tay, cuốc, xẻng để đào bới. Qua những khe nhỏ trên đống đổ nát, họ nghe được những tiếng kêu cứu đến xé lòng. Sau đó, các y bác sĩ, chiến sĩ tự vệ đã thả xuống hầm rất nhiều ống khí oxy để cung cấp không khí cho mọi người, động viên mọi người cố gắng chịu đựng, chờ đợi. Chỗ hầm nào không có khe hở, họ đã phải dùng búa, xà beng, đục bê tông lấy chỗ cho nạn nhân thở.

Cũng theo bà Cúc, trong trận ném bom tàn khốc ngày 22/12/1972, Bệnh viện Bạch Mai đã có nhiều người chết và bị thương. Trong đó, đau thương nhất là sự ra đi của 3 nữ y tá đều còn rất trẻ. Khi hi sinh trên tay họ vẫn còn cầm ống nghe và ống đo nhiệt độ. “Chúng tôi òa khóc khi nhìn thấy thi thể chị Nguyễn Thị Diên đang mang trong mình hài nhi 3 tháng tuổi. Bên cạnh những đau thương mất mát ấy, chúng tôi cũng đã cấp cứu mang lại sự sống cho nhiều người, đó là Giáo sư Lê Kinh Duệ, các bác sĩ Ngô Thị Ninh, Nguyễn Sỹ Hồi, y tá Nguyễn Thị Hạnh và 3 em nhỏ…”, bà Nguyễn Thị Cúc xúc động nhớ lại.

28 nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai đã ngã xuống trong ngày định mệnh đó. Tượng đài tưởng niệm tưởng nhớ 28 nhân viên y tế hy sinh đã được lập lên ngay khu nhà bị sập. Hàng năm, cứ đến dịp lễ lớn, lễ kỷ niệm các ngày trọng đại... các thế hệ hậu bối lại đến thắp hương tưởng nhớ.

Tiếp nối truyền thống anh hùng

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944 - 2022); 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (1989 - 2022); 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (1972 - 2022), do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức sáng 21/12, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện cho biết: Ngày bệnh viện bị ném bom, tôi còn chưa ra đời, nhưng qua lời kể của các thế hệ tiền bối, tôi được biết ngày 22/12/1972, bom B52 đã rải thảm xuống Bệnh viện Bạch Mai, gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, chỉ sau 5 ngày khắc phục hậu quả, cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp tục công tác cứu người, đặc biệt là những nạn nhân bị thương nặng do bom B52 rải thảm xuống Khâm Thiên và một số khu vực khác trên địa bàn Hà Nội.

50 năm qua đi, lịch sử đã sang trang mới, lớp lớp các thế hệ cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai từ trong đổ nát của chiến tranh đã từng bước xây dựng lại bệnh viện. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong cả nước được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt. Theo Giám đốc Đào Xuân Cơ tự hào chia sẻ: Trong thời gian qua, các thế hệ cán bộ, nhân viên bệnh viện vẫn luôn tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của bệnh viện.

Đặc biệt là trong đại dịch Covid-19, từng đoàn quân áo trắng với hàng nghìn cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện đã lên đường hỗ trợ miền Nam chống dịch. Có thể nói, trong thời bình, các chiến sĩ áo trắng của Bạch Mai đã tiếp nối truyền thống cha ông, cũng xẻ dọc đất nước, tham gia trên mọi trận tuyến để chiến đấu với kẻ thù vô hình - giặc Covid-19. Bên cạnh đó, trước những khó khăn trong thực hiện các cơ chế chính sách, thiếu thốn trang thiết bị, vật tư y tế, tập thể cán bộ, nhân viên bệnh viện vẫn luôn cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhất là người dân trên địa bàn Thủ đô.

Tại lễ kỷ niệm, ghi nhận những nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai, đồng thời chia sẻ những khó khăn mà bệnh viện đang phải đối mặt, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình mong muốn thời gian tới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống cho cán bộ hưu trí, những nhân chứng sống của lịch sử trong trận ném bom năm 1972. Qua đó gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng của Bệnh viện, cũng như ý nghĩa to lớn của chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đồng thời, lãnh đạo Công đoàn Y tế Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn Bệnh viện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyên môn, ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân./.

Nhân kỷ niệm Lễ kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944 - 2022); 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (1989 - 2022); 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (1972 - 2022), Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thắp hương tưởng niệm tại Đài tượng niệm liệt sĩ trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai, đồng thời trao 288 triệu đồng cho đại diện cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai - chứng nhân lịch sử trận “Hà Nội - Điện Biên phủ trên không”.
Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn công tác của các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an thành phố Hà Nội đã giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh Hà Giang
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.

Tin khác

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Xem thêm
Phiên bản di động