“Bên dòng Long Khốt”: Vở cải lương xuất sắc về đề tài chiến tranh biên giới

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Liên hoan Cải lương toàn quốc, vở cải lương “Bên dòng Long Khốt” về đề tài chiến tranh biên giới đã đạt giải xuất sắc. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Toàn Thắng, tác giả kịch bản “Bên dòng Long Khốt”, để hỏi về những chuyện hậu trường…
Vở diễn "Cây gậy thần" - Sự kết hợp đầy mới mẻ giữa nghệ thuật cải lương và nghệ thuật xiếc Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV: Thiếu vắng kịch bản mới NSƯT Kim Tử Long làm show “Tiếng trống Mê Linh” tại Hà Nội

Xin chia vui với nhà văn. Cảm xúc của ông như thế nào khi đứa con tinh thần của mình đạt giải cao nhất trong liên hoan sân khấu chuyên nghiệp?

- Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Tôi vui, nhưng để nói thật lòng, thì chỉ một phần nhỏ là do vở diễn đạt giải. Phần lớn niềm vui của tôi là ở chỗ, tôi đã làm được một điều gì đó cho các chú, các anh, những người đã quên thân mình cho Tổ quốc, bằng khả năng còn hạn chế của mình. Bởi vì, như một nhà thơ người Pháp đã viết, Tổ quốc được dựng lên bằng xương máu tiền nhân.

Xin chia sẻ cảm xúc này với nhà văn. Ông đã xây dựng kịch bản này như thế nào? Bởi theo như chúng tôi được biết, đây rõ ràng là một đề tài rất khó?

“Bên dòng Long Khốt”: Vở cải lương xuất sắc về đề tài chiến tranh biên giới
“Bên dòng Long Khốt” là đề tài hiếm hoi về chiến tranh biên giới, đã đạt giải xuất sắc.

- Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Trước đó ít tháng, đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Triệu Trung Kiên có đặt vấn đề về kịch bản này, cũng nói rõ đây là chủ trương của Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An. Đạo diễn cũng nói đây là đề tài khó, nên muốn tôi viết kịch bản. Chúng tôi cũng đã hợp tác với nhau nhiều năm, nên hoàn toàn hiểu ý nhau. Đạo diễn cũng nói thêm rằng, phải khai thác làm sao cho vừa đủ độ. Vừa nói được tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước, sự dũng cảm cũng như tình người của bộ đội tình nguyện Việt Nam.

Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với nhau, việc của tôi là đem tất cả những ý đồ đó thành kịch bản văn học. Tôi nói với đạo diễn Triệu Trung Kiên rằng sẽ cố gắng hết sức, bắt đầu từ một câu chuyện thật. Là khi người dân Campuchia bị dồn ép đến bước đường cùng, bắt buộc phải chạy trốn sang phía Việt Nam, có một đoàn người đem theo một con voi. Câu chuyện này tôi đọc ở đâu đó, nhưng lại rất ấn tượng. Bởi nó nói được sự thiện lương của người dân. Và tôi bắt đầu kịch bản từ câu chuyện đó. Lại càng làm cho kịch bản này khác hẳn với những kịch bản mà tôi đã từng viết.

Cũng rất vui, vì sau đó hai diễn viên đảm nhiệm nhân vật con voi con đạt giải thể hiện hình tượng xuất sắc. Đó là một giải đột xuất của Liên hoan, nhằm tôn vinh những sáng tạo của diễn viên. Và khi giải quyết xong nút thắt này, tôi không gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng kịch bản.

Được biết là nhà văn đã vào Long An để cùng làm việc với đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Triệu Trung Kiên. Có phải do ông quá lo lắng cho vở diễn này?

- Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Đúng vậy. Thật ra nỗi lo ấy của đạo diễn nhiều hơn. Triệu Trung Kiên có nói với tôi là rất lo, bởi lần này Long An là chủ nhà, nếu vở diễn không tốt thì quả thật cũng không ổn lắm. Bởi lần này, Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An chủ trương giao vai cho dàn diễn viên trẻ. Họ rất tài năng, nhưng rõ ràng là chưa được cọ xát với những liên hoan tầm cỡ toàn quốc. Nên ngay khi thu xếp xong việc, tôi vào Long An, cùng làm việc với đạo diễn. Nhưng ngay buổi đầu tiên theo dõi đạo diễn làm việc, tôi gần như không lo lắng gì nữa.

Triệu Trung Kiên có cách làm việc rất khoa học. Anh phân tích tâm lý nhân vật cho diễn viên rất kỹ, để họ sống với nhân vật, để nhân vật chính là mình. Còn tôi, với vốn hiểu biết còn hạn hẹp của mình, thì giúp đạo diễn trong việc đẩy những câu thoại lên một tầm mới. Chúng tôi làm việc với nhau ăn ý. Tôi gần như không quan tâm đến việc dàn dựng, bởi đó là chuyên môn của đạo diễn, mà chỉ xem với tư cách người khán giả đầu tiên. Chỗ nào thấy gờn gợn, sau buổi tập, tôi góp ý thẳng với đạo diễn.

“Bên dòng Long Khốt”: Vở cải lương xuất sắc về đề tài chiến tranh biên giới
Từ trái qua phải: Phó đạo diễn Mai Thắm, nhà văn Nguyễn Toàn Thắng và đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Triệu Trung Kiên, nhưng người góp phần làm nên "chiến thắng" của vở diễn.

Tất nhiên là có tranh cãi, thậm chí còn gay gắt, nhưng tất cả chỉ để cho vở diễn ngày một tốt hơn. Và cho đến khi đạo diễn hoàn thành xong đường dây vở diễn, tôi bắt đầu thấy yên tâm gần như hoàn toàn.

Cũng có ý kiến cho rằng “Bên dòng Long Khốt” không mạnh mẽ, quyết liệt như điều người ta mong muốn về một vở diễn về đề tài chiến tranh? Là tác giả kịch bản, ông nghĩ sao về ý kiến này?

- Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Thú thật là tôi ít khi quan tâm đến những ý kiến về những tác phẩm của mình. Bởi đối với tôi, khi đã là vở diễn, người ta có quyền nhận xét. Tôi chỉ biết làm tốt nhất công việc của mình. Nhưng nếu để trả lời một cách đầy đủ nhất, thì tôi phần nào đồng ý. Bởi vì, bản thân chiến tranh đã quá tàn khốc, nên ngày hôm nay, việc đem hết những sự tàn khốc ấy lên sân khấu là điều tôi không muốn làm.

Điều tôi muốn nói, là chiến tranh lại là cái cớ để tình người được nở rộ như hoa đúng mùa. Những lúc cam go nhất, con người ta lại đoàn kết với nhau, yêu thương nhau. Nhất là lại là nhân dân hai nước, cách nhau chỉ một dòng sông Long Khốt. Nếu không có chiến tranh, dòng sông ấy lại là nơi nhân dân hai bên gặp gỡ, như câu hát mà tôi viết cho anh bộ đội Việt Nam đóng quân ở đồn biên phòng Long Khốt: “Anh bên này Long Khốt/ Em bên kia Long Khốt/ Anh thiệt tình rất dốt/ Không dám tới ngỏ lời”.

Còn nếu xem kỹ, thì vở diễn này khốc liệt lắm đấy. Có hy sinh của bộ đội tình nguyện, có sự ra đi của cô gái Khme trong trẻo vô ngần, có nạn diệt chủng. Và có cả cái chết của chú voi con Xô Van. Nhiều người khi xem xong nói với tôi, cảnh con voi bị quân Khme Đỏ giết làm họ dâng cảm xúc lên đến tận cùng. Có điều, tôi và đạo diễn Triệu Trung Kiên thống nhất với nhau rằng đây là một vở kịch hát, nên cách gì cũng phải làm cho thật lãng mạn. Sự lãng mạn vượt lên trên cái khốc liệt của chiến tranh, để khán giả thấm thía được cái giá của hòa bình.

Cảm ơn nhà văn Nguyễn Toàn Thắng. Chúc nhà văn ngày càng có nhiều tác phẩm sân khấu xuất sắc hơn nữa.

Bảo Thoa (thực hiện).

Nên xem

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 26/4, Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C.
Cụ ông tự nguyện giao nộp kỷ vật thiêng liêng, làm tròn trách nhiệm công dân

Cụ ông tự nguyện giao nộp kỷ vật thiêng liêng, làm tròn trách nhiệm công dân

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5), Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức vận động người dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thời tiết bất thường, cả nước đều nắng nóng gay gắt

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thời tiết bất thường, cả nước đều nắng nóng gay gắt

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay có thời tiết tương đối đặc biệt. Thống kê cho thấy, trong 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền Bắc, Trung, Nam cùng xảy ra nắng nóng diện rộng trong dịp nghỉ lễ như năm nay.

Tin khác

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động