Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV: Thiếu vắng kịch bản mới

(LĐTĐ) Liên hoan sân khấu Thủ đô vừa bế mạc sau 8 ngày diễn ra tại Hà Nội, qua các tác phẩm cho thấy sự thiếu vắng kịch bản mới, đa phần là những tác phẩm đã được dàn dựng lại.
Liên hoan Sân khấu Thủ đô năm 2018 từ 4-9/10/2018 Hà Nội: Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ 8 năm 2018
Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV: Thiếu vắng kịch bản mới
Vở chèo “Trinh nguyên” của Nhà hát Chèo Việt Nam

Khởi động từ ngày 26/9, “Liên hoan sân khấu Thủ đô” lần thứ IV đã mang tới 13 vở diễn từ nhiều loại hình kịch nói, chèo, cải lương của các đơn vị nghệ thuật ở Thủ đô và một số tỉnh, thành tham gia với 13 vở diễn gồm: “Trương Chi – Mị Nương của Nhà hát Kịch Hà Nội, “Những người ở lại” của trường Đại học Sân khấu và điện ảnh Hà Nội, “Huyền thoại Hà Nội” của trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội, “Trinh nguyên” của Nhà hát Chèo Việt Nam, “Hoàng thúc Lý Long Tường” của Nhà hát Chèo Bắc Giang, “Người đi tìm minh chủ” của Nhà hát Cải lương Việt Nam, “Bạch đàn liễu” của Sân khấu Lucteam, “Huyền thoại Thánh Mẫu” của Nhà hát Cải lương Hà Nội, “Cánh chim trắng trong đêm” của Hội sân khấu tỉnh Bạc Liêu, “Người tốt nhà số 5” của Nhà hát Kịch Việt Nam, “Chuyện thành Cổ Loa” của Hội sân khấu thành phố Hồ Chí Minh, “Đợi đến mùa xuân” của Nhà hát Tuổi trẻ; “Tình sử Thăng Long” của Nhà hát Chèo Hà Nội.

Vở kịch “Trương Chi – Mị Nương” của đạo diễn Phùng Tiến Minh là tác phẩm mở màn cho kỳ Liên hoan sân khấu Thủ đô năm 2020. Dựa trên tích truyện dân gian Việt Nam về chàng Trương Chi và quận chúa Mị Nương, đạo diễn Phùng Tiến Minh đã lồng ghép nhiều yếu tố kịch thử nghiệm với sự kết hợp ca múa nhạc hiện đại trong một câu chuyện cổ tích. Sau tác phẩm mở màn, khán giả Thủ đô tiếp tục được thưởng thức vở kịch “Những người ở lại” của Đại học Sân khấu và điện ảnh Hà Nội. Vở kịch có đề tài về những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô, nhà tri thức cách mạng trong ngày đầu kháng chiến. “Những người ở lại” từng được Đoàn kịch Bắc Trung ương dàn dựng, biểu diễn và gây hiệu ứng chính trị trước ngày giải phóng.

Hai vở diễn “Chuyện thành Cổ Loa” của Hội sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh và “Tình sử Thăng Long” của Nhà hát Chèo Hà Nội tuy được khán giả trông đợi nhưng cũng là những vở kịch mang nội dung không mới. Hai tác phẩm đều khai thác câu chuyện đời về những vị vua lịch sử. Nếu vở chèo “Tình sử Thăng Long” là mối tình của Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh – hai vị vua cuối thời Lý và đầu thời Trần thì “Chuyện thành Cổ Loa” là câu chuyện tái hiện lịch sử. Tuy nhiên, đây cũng là 2 trong số 13 tác phẩm có chủ đề về Hà Nội, một năm đầy ý nghĩa với Thủ đô khi Thăng Long – Hà Nội tròn 1010 năm tuổi.

Nhìn vào hạng mục các vở diễn tham dự liên hoan năm nay cho thấy một sức trẻ đang trỗi dậy ở lĩnh vực sân khấu, với rất nhiều tìm tòi, sáng tạo. Ví dụ như vở diễn “Bạch đàn liễu” của Sân khấu Lucteam, Nghệ sĩ ưu tú Trần Lực cùng ê kíp sáng tạo đã dựng lại theo một phiên bản mới. Một “Bạch đàn liễu” biến ảo trên sân khấu đã chứng minh cho tài năng, tâm huyết và con đường mà Nghệ sĩ ưu tú Trần Lực theo đuổi trong nhiều năm qua. Ê kíp sáng tạo của Sân khấu Lucteam với tinh thần đương đại đã làm nên thành công cho vở diễn theo phong cách ước lệ của sân khấu truyền thống. Sân khấu được đan cài nhiều yếu tố khái quát và hài hước, hiện đại và truyền thống chèo…Có thể nói, “Bạch đàn liễu” đã mang đến cho sân khấu Hà Nội một không khí mới, chắc chắn sẽ thu hút khán giả trong thời gian tới khi ra rạp.

Vở nhạc kịch “Trại hoa vàng” của Nhà hát Tuổi trẻ cũng là một vở hấp dẫn và sinh động đã thu hút khán giả trở lại sân khấu sau 3 đêm diễn thành công. Sự xuất hiện của “Trại hoa vàng” với một sắc màu mới, trẻ trung cho thấy sức hút của sân khấu chưa bao giờ nguội, điều quan trọng là sân khấu có dám đổi mới, để hấp dẫn khán giả hay không.Nghệ sĩ ưu tú Ánh Tuyết, đạo diễn “Trại hoa vàng” cho biết, vở nhạc kịch bám theo cốt truyện với hệ thống nhân vật của truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh nhưng đưa thêm câu chuyện hướng nghiệp, sự lựa chọn tương lai của người trẻ. Vở nhạc kịch sử dụng các ca khúc được các bạn trẻ yêu thích chứ không sáng tác mới, như các ca khúc “Và thế là hết” (Soobin Hoàng Sơn), “Thật bất ngờ” (Mew Amazing - Lê Đức Hùng), “Con đường tôi” (Trọng Hiếu), Bohemian Rhapsody (ban nhạc Queen ma), đó cũng là một cách thu hút đông đảo khán giả trẻ.

Kỳ liên hoan còn là sự ghi nhận nỗ lực của nhiều đơn vị nghệ thuật Thủ đô trong thời “hậu Covid-19”. Trong đó, Nhà hát Kịch Hà Nội tập trung hiện đại hóa bằng sân khấu quay, mở sân khấu Quảng Lạc ở khu vực phố cổ để thu hút khán giả. Còn Nhà hát Chèo Hà Nội đã tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho nghệ sĩ trẻ, nhằm đem đến sức sống mới cho các vở công diễn dịp này, giữ “lửa nghề” cho các diễn viên trẻ.

Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV: Thiếu vắng kịch bản mới
Vở cải lương “Người đi tìm minh chủ” của Nhà hát Cải lương Việt Nam

Phát biểu tại lễ bế mạc, Nghệ sĩ ưu tú Lê Chức cho biết: “13 tác phẩm sân khấu tại Liên hoan đã đem đến cho khán giả các món ăn tinh thần thuộc nhiều loại hình nghệ thuật như Chèo, Cải lương, Kịch nói với nội dung kể về những câu chuyện lịch sử, dã sử, dân gian, hiện đại. Trong đó có nhiều tác phẩm đề cao tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nhân cách, phẩm chất con người Việt Nam trong chiến lược đổi mới phát triển đất nước”.

Kết thúc liên hoan, 2 vở diễn được tặng Huy chương vàng: “Bạch đàn liễu” (LucTeam) và “Người tốt nhà số 5” (Nhà hát Kịch Việt Nam); Huy chương bạc thuộc về các vở: “Tình sử Thăng Long” (Nhà hát Chèo Hà Nội), “Truyền tích Cổ Loa xưa” (Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh), “Trương Chi - Mị Nương” (Nhà hát Kịch Hà Nội); Đạo diễn xuất sắc thuộc về Nghệ sĩ ưu tú Trần Lực và Nghệ sĩ ưu tú Tạ Tuấn Minh; Ngoài ra còn có 21 Huy chương vàng và 31 Huy chương bạc được trao cho các diễn viên.

Mặc dù Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV đã có sức lan tỏa và thu hút được nhiều tác phẩm phản ánh chân thực, hấp dẫn cuộc sống, cuộc đấu tranh của người Hà Nội xưa và nay. Nhiều kịch bản cũ được dàn dựng với tư duy mới, nhiều đạo diễn trẻ tiềm năng xuất hiện và có thể thấy một lớp diễn viên trẻ tài năng đã sẵn sàng thay thế lớp trước. Tuy nhiên, theo Nghệ sĩ nhân dân Hoàng Dũng - Chủ tịch Hội đồng giám khảo, thì Liên hoan còn thiếu vắng kịch bản mới, đa phần là những tác phẩm đã được dàn dựng lại. Thiếu bóng dáng của những vở diễn phản ánh cuộc sống ngày hôm nay một cách chân thực và sâu sắc.

Tính chân thực lịch sử trong các vở diễn chưa được đề cao. Đồng thời, nhiều vở diễn trên sân khấu xã hội hóa được đầu tư công phu hơn so với nhiều đoàn trong biên chế Nhà nước. Nhiều vở tính tổng quát chưa cao, thông điệp vở diễn không rõ, còn đang mải với những trò diễn. Về phần âm nhạc, âm nhạc chọn vẫn chiếm số lượng lớn, thiếu nhạc được sáng tác mới cho vở diễn nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các vở diễn, dàn nhạc và nhạc thu sẵn phối hợp không hài hòa, nhiều khi làm ngắt mạch cảm xúc của khán giả. Mặt khác, thiết kế mỹ thuật sân khấu ít những sáng tạo góp phần vào thành công của vở diễn, đa phần là minh họa, chắp vá, không góp phần đồng sáng tạo với vở diễn./.

Bảo Thoa

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Xem thêm
Phiên bản di động