Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt- May Hà Nội:

Bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động

Vừa qua, CĐ ngành Dệt-May Hà Nội và Hội Dệt-May thành phố Hà Nội đã ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) cấp ngành với nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động.  Đây là kết quả sau một quá trình thảo luận, thương lượng với tất cả sự cố gắng, nỗ lực của cả hai bên nhằm xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. 
bao ve tot hon quyen loi cua nguoi lao dong 58714 Phấn đấu có từ 65 - 70% doanh nghiệp có Thoả ước lao động tập thể
bao ve tot hon quyen loi cua nguoi lao dong 58714 Gần 70% đơn vị tổ chức hội nghị CBCCVC, hội nghị NLĐ

Công đoàn và chuyên môn hợp lực

Ông Đinh Văn Viện, Chủ tịch CĐ ngành Dệt- May Hà Nội cho biết, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội hiện đang quản lý 73 CĐCS với tổng số 19.594 CNVCLĐ và 15.768 đoàn viên CĐ. Với sự quan tâm chăm lo của tổ chức CĐ và các doanh nghiệp, thời gian qua, việc làm, thu nhập của CNLĐ, trong đó có đoàn viên CĐ ngành Dệt- May Hà Nội từng bước được cải thiện.

bao ve tot hon quyen loi cua nguoi lao dong 58714
Đại diện CĐ ngành Dệt- May Hà Nội và Hội Dệt may Thành phố ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt- May Hà Nội

Tuy nhiên, thu nhập của người lao động ngành Dệt- May Hà Nội chưa cao, chế độ, chính sách đối với người lao động có lúc, có nơi vẫn còn bị vi phạm. Trước tình hình này, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội xác định phải thực hiện thật tốt công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, một trong những giải pháp hữu hiệu là thực hiện tốt quy chế dân chủ và thực hiện hiệu quả Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện hiệu quả TƯLĐTT”.

CĐ ngành đã chỉ đạo các CĐCS phối hợp với chuyên môn tổ chức tốt hội nghị cán bộ công chức, viên chức; hội nghị người lao động để thúc đẩy việc ký kết TƯLĐTT tại các đơn vị. Đồng thời thường xuyên tổng hợp thông tin, lưu trữ, đánh giá chất lượng TƯLĐTT và hướng dẫn CĐCS sửa đổi, ký mới, ký lại TƯLĐTT chưa đúng quy định, hết hạn. Nhờ đó, chất lượng TƯLĐTT cấp doanh nghiệp đã được nâng lên với nhiều nội dung có lợi cho người lao động. Đặc biệt, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội đã nỗ lực và quyết tâm ký kết được TƯLĐTT cấp ngành.

CĐ ngành Dệt- May Hà Nội xác định phải thực hiện thật tốt công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, một trong những giải pháp hữu hiệu là thực hiện tốt quy chế dân chủ và thực hiện hiệu quả Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện hiệu quả TƯLĐTT”.

CĐ ngành đã chỉ đạo các CĐCS phối hợp với chuyên môn tổ chức tốt hội nghị cán bộ công chức, viên chức; hội nghị người lao động để thúc đẩy việc ký kết TƯLĐTT tại các đơn vị.

Theo ông Đinh Văn Viện, để có được bản TƯLĐTT cấp ngành với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội và Hội Dệt may thành phố Hà Nội đã cùng trải qua quá trình với nhiều bước chặt chẽ, đồng thời tiến hành nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến các bên và đàm phán, thảo luận, thương lượng trước khi tiến hành ký kết.

Cụ thể, trong quá trình triển khai thực hiện, trước hết, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội tổng hợp, nghiên cứu kỹ các TƯLĐTT đã xây dựng và được thực hiện tại các đơn vị trong ngành đồng thời tìm hiểu, tham khảo TƯLĐTT ngành Dệt-May tỉnh Bình Dương, Thỏa ước Công đoàn Dệt May Việt Nam.

Tiếp đó, CĐ ngành Dệt-May và Hội Dệt may thành phố Hà Nội đã xây dựng, ký kết chương trình công tác giai đoạn 2016 – 2020, trong đó tập trung vào các nội dung về chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CNLĐ; tổ chức quán triệt, triển khai chương trình tới toàn thể BCH Hội dệt may Thành phố và BCH Công đoàn ngành, Chủ tịch CĐCS để thực hiện chương trình phối hợp hiệu quả.

Căn cứ các văn bản quy định của luật hiện hành và tính khả thi của các doanh nghiệp và CĐCS trực thuộc Hội Dệt may Thành phố, CĐ ngành Dệt -May Hà Nội, hai bên đã xây dựng dự thảo TƯLĐTT gửi hội viên Hội Dệt may Thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp và CĐCS trực thuộc CĐ ngành để nghiên cứu tham gia.

CĐ ngành và Hội Dệt may Thành phố cũng đã chọn cử doanh nghiệp thí điểm tổ chức thương lượng lấy ý kiến giữa người sử dụng lao động, BCH CĐCS, người lao động về các nội dung dự thảo thỏa ước đồng thời tổ chức 2 hội thảo chuyên đề lấy ý kiến tham gia vào nội dung Dự thảo TƯLĐTT ngành Dệt- May Hà Nội. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến tham gia tại hội thảo CĐ ngành Dệt- May Hà Nội và Hội Dệt- May thành phố Hà Nội đã thống nhất được nội dung dự thảo thỏa ước cần được thực hiện ký kết.

Bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động

Sau một thời gian nghiên cứu và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng TƯLĐTT ngành Dệt - May Hà Nội, kết quả đã có 27 lãnh đạo doanh nghiệp và BCH CĐCS nhất trí tham gia TƯLĐTT, ủy quyền Hội Dệt may Thành phố và CĐ ngành Dệt-May Hà Nội ký kết TƯLĐTT cấp ngành lần thứ nhất. Mới đây, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội và Hội Dệt may Thành phố đã chính thức ký kết TƯLĐTT cấp ngành lần thứ nhất.

TƯLĐTT ngành Dệt- May Hà Nội lần thứ nhất gồm 15 điều với những nội dung có lợi hơn cho người lao động như: Về thu nhập, phụ cấp lương, tiền thưởng, ăn ca và một số thoả thuận khác trong quan hệ lao động.

Chẳng hạn về tiền thưởng, Điều 7 của Thỏa ước quy định, hàng năm căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh người sử dụng lao động có trách nhiệm thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo các hình thức như: Tháng lương thứ 13; thưởng vào dịp lễ, tết (Tết âm lịch; Tết dương lịch; ngày Giỗ Tổ hùng vương; ngày 30/4 và 1/5; ngày 2/9...); thưởng cho người lao động có nhiều thành tích đóng góp cho doanh nghiệp; thưởng cho người lao động có thành tích trong các phong trào thi đua do doanh nghiệp, Công đoàn phát động và các hình thức thưởng khác...

Người sử dụng lao động, sau khi tham khảo ý kiến BCH CĐCS, ban hành quy chế thưởng và công bố công khai trong doanh nghiệp. Trong quy chế xác định rõ các hình thức thưởng, mức thưởng, đối tượng và tiêu chuẩn, điều kiện xét thưởng.

Về chế độ ăn ca, Điều 8 của Thỏa ước quy định: Các doanh nghiệp, tùy theo điều kiện hoạt động sản xuất và kinh doanh, mức giá sinh hoạt tại địa bàn hoạt động, áp dụng chế độ ăn giữa ca (kể cả ca làm thêm) tương ứng với các vùng được Nhà nước quy định về mức lương tối thiểu vùng với mức thấp nhất là: 15.000 đồng/người/ca (chỉ tính định lượng lương thực, thực phẩm ).

Hàng năm, căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tình hình giá cả sinh hoạt, khuyến khích người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với BCH CĐCS điều chỉnh mức tiền ăn giữa ca tăng phù hợp v.v...

Ngoài ra, Thỏa ước còn quy định hàng năm, người sử dụng lao động, sau khi thống nhất với BCH CĐCS có trách nhiệm chi hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp trong các trường hợp như chi đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi mừng người lao động kết hôn; chi phúng viếng cha, mẹ (cả bên vợ và bên chồng), vợ hoặc chồng, con của người lao động mất; người lao động mất; chi tặng quà lao động nữ vào ngày 8 tháng 3 và ngày 20 tháng 10 hàng năm; chi hỗ trợ người lao động, gia đình người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn, chi cho các hoạt động phong trào chi tham quan, nghỉ mát v.v...

Ông Đinh Văn Viện bày tỏ: Sau khi ký kết, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội và Hội Dệt may thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục có những biện pháp để triển khai áp dụng hiệu quả TƯLĐTT cấp ngành lần thứ nhất tại các doanh nghiệp, qua đó sẽ tạo sự đồng thuận, mối quan hệ lao động hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động, giúp doanh nghiệp và tổ chức CĐ ổn định, phát triển để tiếp tục nâng cao số lượng đơn vị tham gia thỏa ước trong thời gian tới.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mở thêm chi nhánh tại Quảng Ninh, HDBank tăng đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc

Mở thêm chi nhánh tại Quảng Ninh, HDBank tăng đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc

(LĐTĐ) Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ cán bộ, nhân viên (CBNV) nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
SHB: Lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB: Lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

(LĐTĐ) Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Vụ giết người, phân xác phi tang tại Đồng Nai: Công an đang làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án

Vụ giết người, phân xác phi tang tại Đồng Nai: Công an đang làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ án “bắt giữ đối tượng giết người, phân xác phi tang” tại tỉnh Đồng Nai mà Báo Lao động Thủ đô đã thông tin, đến chiều 28/4, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh này tiếp tục điều tra làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Hòa chung với công cuộc đổi mới của đất nước, những năm qua đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây luôn phát huy truyền thống yêu nước, tích cực thi đua lao động sản xuất và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị - kinh tế xã hội của từng đơn vị và toàn thị xã.
Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội trong việc bố trí lực lượng đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ duy trì 112 vị trí chốt trực trong giờ cao điểm sáng, chiều; huy động 224 lượt người/ca trực.
Người dân muôn phương về quê Bác trong những ngày nghỉ lễ

Người dân muôn phương về quê Bác trong những ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong hai ngày đầu dịp nghĩ lễ 30/4-1/5, rất đông người dân từ khắp mọi miền đất nước và nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức đã về với Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên - về với quê nội, quê ngoại của Bác.
Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

(LĐTĐ) Những ngày đầu mùa hè, nền nhiệt độ ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là tại Hà Nội đã xuất hiện nền nhiệt độ nắng nóng kéo dài. Trong đó, nhiều khu vực nhiệt độ đã lên tới hơn 40 độ C. Do vậy, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu tìm đến cửa hàng điện máy để mua sắm thêm các thiết bị điện máy để làm mát, khiến thị trường thiết bị làm mát đầu hè trở nên sôi động hơn.

Tin khác

Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

(LĐTĐ) Sự có mặt của 151 thí sinh đến từ 115 Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, trong trang phục áo dài truyền thống thướt tha, duyên dáng, đã đem đến cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và người dân trên địa bàn quận màn trình diễn ấn tượng, mãn nhãn với nhiều cung bậc cảm xúc.
Để luôn là Tháng Công nhân

Để luôn là Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Tháng Công nhân năm 2024 được xác định là tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên, người lao động; phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở; đồng thời triển khai hoạt động tôn vinh công nhân lao động tiêu biểu.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

(LĐTĐ) Việc tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 đã lan toả tới Công đoàn cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.
Tháng Công nhân năm 2024: Chú trọng sự thiết thực, hiệu quả vì người lao động

Tháng Công nhân năm 2024: Chú trọng sự thiết thực, hiệu quả vì người lao động

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai đa dạng các hoạt động với phương châm thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở, trực tiếp phục vụ đoàn viên, người lao động. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về những nội dung liên quan đến Tháng Công nhân năm 2024.
Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Gia Lâm: Phấn đấu giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, các cấp Công đoàn huyện Gia Lâm sẽ chủ động tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động rà soát, bổ sung và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

Mời bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, động viên lao động nữ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(LĐTĐ) Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” được duy trì liên tục, rộng khắp đã thực sự là động lực thúc đẩy, động viên nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì tích cực tham gia, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của địa phương và đơn vị.
Xem thêm
Phiên bản di động